13/03/2024 15:52
1. Sự kiện nổi bật
Vấn đề Biển Đông được thảo luận trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN -Australia - Ảnh: Baochinhphu.vn
Kết thúc Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Australia tại Melbourne, Australia, sau 03 ngày làm việc, ngày 06/3, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố về Tầm nhìn giữa các nhà lãnh đạo – Đối tác vì hòa bình và thịnh vượng” và “Tuyên bố Melbourne – Đối tác vì tương lai”. Về vấn đề Biển Đông, các bên tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa và sự cần thiết tăng cường lòng tin và sự tin cậy, tự kiềm chế khi tiến hành các hoạt động và tránh những hành động có thể làm tăng nguy cơ va chạm, tính toán sai lầm làm phức tạp tình hình; tái khẳng định sự cần thiết của việc tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, và tuân thủ các tiêu chuẩn liên quan cũng như các thông lệ được khuyến nghị của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế (ICAO), Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO); cho biết các bên đang tiếp tục theo dõi chặt chẽ những diễn biến ở Biển Đông; ủng hộ việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, tiếp tục duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc đàm phán COC ở Biển Đông.[1]
Bên lề Hội nghị
- Australia– Malaysia
Ngày 04/3, tại Melbourne (Australia), Hội nghị Lãnh đạo thường niên Australia–Malaysia ra Tuyên bố chung khẳng định về Biển Đông: (i) bày tỏ những quan ngại sâu sắc về diễn biến căng thẳng trong điểm nóng này; (ii) nhấn mạnh tự do hàng hải, hàng không phải phù hợp với luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS 1982; (iii) đề cao vai trò của việc thúc đẩy đối thoại nhằm ngăn chặn các xung đột trong khu vực.[2]
- Australia – Brunei
Ngày 05/3, các nhà lãnh đạoAustraliavà Brunei đã có cuộc gặp song phương trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Australia. Tuyên bố chung khẳng định: i) cam kết thúc đẩy an ninh khu vực, được củng cố bởi luật pháp quốc tế, gồm UNCLOS; ii) nhấn mạnh việc cần phải triển khai các biện pháp thiết thực nằm trong Tuyên bố chung về Quan hệ đối tác toàn diện, trong đó có lĩnh vực hàng hải.[3]
- Australia – Singapore
Ngày 05/3, Hội nghị Lãnh đạo thường niên Singapore-Australia lần thứ 9 đã diễn ra tại Melbourne. Tuyên bố chung Hội nghị khẳng định: i) Hai bên sẽ thúc đẩy an ninh và ổn định ở Biển Đông, ủng hộ sự phát triển của tự do hàng hải dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982; ii) Ghi nhận nỗ lực hướng COC và nhấn mạnh tầm quan trọng của nó; iii) Cam kết duy trì tính trung tâm của ASEAN nhằm giảm nguy cơ xung đột trong khu vực.[4]
- Singapore
Ngày 04/3,phát biểu tại Hội nghị cấp cao đặc biệtAustralia-ASEAN, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng việc đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về COC sẽ cần thời gian vì các vấn đề không dễ giải quyết, rất khó để có câu trả lời về kết quả cuối cùng.[5]
-Philippines
Ngày 04/3, phát biểu tại một diễn đàn về hợp tác hàng hải bên lề hội nghị cấp cao các nhà lãnh đạo ASEAN và Australia tại Melbourne, Australia, Ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo đã kêu gọi các nước láng giềng trong khu vực cùng nhau mạnh mẽ hơn trong việc duy trì thượng tôn pháp luật ở Biển Đông; khẳng địnhPhilippines theo đuổi vụ kiện Trọng tài Biển Đông là để duy trì thượng tôn pháp luật và thúc đẩy giải quyết hòa bình các tranh chấp tương tự. Đồng thời, ông Enrique Manalo cũng kêu gọi các nước láng giềng trong khu vực duy trì hợp tác trước sự đối đầu và ngoại giao trước việc đe dọa sử dụng vũ lực để Biển Đông, các vùng biển và đại dương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trở nên hòa bình, ổn định và thịnh vượng.[6]
2. Một số hoạt động đối ngoại của ta liên quan tới Biển Đông
- Trong khuôn khổ chuyến thăm tới Australiatừ 07 – 09/3, tại cuộc hội đàm ngày07/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng AustraliaAnthony Albanese công bố nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Trong Tuyên bố chung, hai bên cam kết tăng cường hợp tác hàng hải, bao gồm hợp tác về quản lý tài nguyên biển bền vững và chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Hai bên bày tỏ quan ngại trước những diễn biến tại Biển Đông; tái khẳng định cam kết đối với hòa bình, an ninh, ổn định, tự do hàng hải, hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý cũng như giải quyết tranh chấp, bao gồm các tranh chấp tại Biển Đông, bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Hai bên kêu gọi thực hiện đầy đủ DOC và thúc đẩyCOC thực chất, hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, cũng như không làm phương hại đến quyền lợi của quốc gia khác theo luật pháp quốc tế.[7]
- Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Ireland, ngày 29/02, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Ireland Micheál Martin.Về vấn đề Biển Đông, hai bên chia sẻ lập trường về bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, hợp tác và phát triển ở khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng UNCLOS 1982. Phía Ireland khẳng định sẽ ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hàng thủy sản Việt Nam.[8]
3. Phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
- Ngày 29/2, về việc Trung Quốc điều tàu hải cảnh hoạt động trong khu vực Bãi Tư Chính của Việt Nam gần đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định lại bãi ngầm Tư Chính là một phần của thềm lục địa Việt Nam, được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982; Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; đang và sẽ kiên trì bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp và chính đáng trên biển của mình bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.[9]
- Ngày 09/3, vềsự kiện Bãi Cỏ Mây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu Việt Nam rất quan ngại về căng thẳng gần đây ở Biển Ðông, có thể ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Ðông; mọi hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia được xác lập phù hợp với UNCLOS, không có hành động làm phức tạp tình hình, gia tăng căng thẳng, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, thực hiện nghiêm túc DOC, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông.[10]
[1] https://asean.org/wp-content/uploads/2024/03/ASEAN-AU-agreed-Melbourne-Declaration_FINAL.pdf
[2]https://www.pm.gov.au/media/joint-statement-2nd-Australia-Malaysia-annual-leaders-meeting
[3]https://www.pm.gov.au/media/joint-statement-Ô-xtrây-li-a-brunei-darussalam-bilateral-meeting-during-2024-asean-Ô-xtrây-li-a
[4]https://www.pm.gov.au/media/joint-statement-9th-Xinh-ga-po-Ô-xtrây-li-a-annual-leaders-meeting
[5]https://abcnews.go.com/International/wireStory/Xinh-ga-pos-prime-minister-south-china-sea-code-conduct-107799703
[6]https://www.asahi.com/ajw/articles/15186882
[7]https://thutuong.chinhphu.vn/viet-nam-Ô-xtrây-li-a-nang-cap-quan-he-len-doi-tac-chien-luoc-toan-dien-109240307222346845.htm
[8]https://baoquocte.vn/ireland-ung-ho-ec-som-go-bo-the-vang-iuu-doi-voi-hang-thuy-san-viet-nam-262557.html
[9]https://baoquocte.vn/bo-ngoai-giao-thong-tin-ve-viec-trung-quoc-dieu-tau-hai-canh-hoat-dong-trong-khu-vuc-bai-tu-chinh-cua-viet-nam-262499.html
[10]https://baoquocte.vn/viet-nam-len-tieng-ve-cang-thang-giua-trung-quoc-va-Phi-líp-pin-o-khu-vuc-bai-co-may-263495.html
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...
11/10/2024 16:02
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...
26/09/2024 16:32
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34