17/06/2022 17:04
1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam
- Ngày 15/6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Australia Robyn Mudie đến chào từ biệt kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Australia tiếp tục ủng hộ quan điểm của Việt Nam là duy trì hòa bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, giải quyết bất đồng bằng những biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.[1]
- Ngày 15/6, trong buổi tiếp Đại sứ Ai Cập tại Việt Nam Amal Abdel Kader Elmorsi Salama và Đại sứ Mông Cổ tại Việt Nam Jigjee Sereejav, về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị hai nước ủng hộ lập trường của Việt Nam và ASEAN về Biển Đông, giải quyết mọi tranh chấp, khác biệt bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.[2] Về phần mình, Đại sứ Ai Cập khẳng định tôn trọng quan điểm của ASEAN và Việt Nam về việc bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông, giải quyết hòa bình mọi tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.[3]
- Ngày 13/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng thứ nhất Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman. Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman khẳng định Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN – Mỹ vừa qua đã đem lại những hiệu ứng tích cực cả về hợp tác song phương và đa phương, cho biết Mỹ mong muốn đẩy mạnh hợp tác với các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh các vấn đề quốc tế cùng quan tâm, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman đã trao đổi về một số biện pháp thúc đẩy hợp tác giữa hai nước.[4] Cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có buổi làm việc với Thứ trưởng thứ nhất Wendy Sherman; về vấn đề Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ các quốc gia, cũng như việc đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các khuôn khổ hợp tác khu vực, nhất là các cơ chế của ASEAN và hợp tác tiểu vùng Mê Công.[5]
- Ngày 14/6 (giờ địa phương), tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (New York, Mỹ) đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho các nước thành viên Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thông qua Công ước. Thay mặt cho 12 nước sáng lập Nhóm, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc bày tỏ cảm ơn tới các nước thành viên đã ủng hộ và tham gia tích cực vào hoạt động của Nhóm, thể hiện cam kết của các nước đối với mục tiêu chung là đề cao vai trò của UNCLOS 1982; mong muốn Nhóm bạn bè sẽ tiếp tục phát triển, đóng góp hơn nữa vào các nỗ lực chung của quốc tế nhằm ứng phó với thách thức chung về biển, đại dương.[6]
2. Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ
Ngày 16/6, tại New Delhi (Ấn Độ), Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị và phát biểu đánh giá cao Ấn Độ ủng hộ lập trường của ASEAN về Biển Đông, đề nghị Ấn Độ ủng hộ các nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực cho hoà bình, an ninh và phát triển thịnh vượng trong khu vực và thế giới.[7]
3. Hội nghị các quốc gia thành viên của UNCLOS lần thứ 32 (16/6)
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Đặng Hoàng Giang tái khẳng định Công ước với vai trò là "Hiến pháp của biển và đại dương", là cơ sở và khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển. Liên quan đến tình hình Biển Đông, Đại sứ Đặng Hoàng Giang nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm duy trì hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông đối với khu vực và quốc tế; đề cao vai trò của việc thực thi đầy đủ và toàn diện DOC, giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương của Liên hợp quốc và UNCLOS 1982, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đồng thời, thông tin về bước tiến đạt được trong đàm phán COC.[8]
[1] TTXVN (16/6), <https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-nguyen-xuan-phuc-tiep-dai-su-australia-chao-tu-biet/798108.vnp>
[2] VTV (15/6),
<https://vtv.vn/chinh-tri/thu-tuong-tiep-dai-su-ai-cap-va-dai-su-mong-co-20220615193539174.htm
[3] ĐCSVN (15/6), < https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-dai-su-ai-cap-va-dai-su-mong-co-tai-viet-nam-612225.html>
[4] Báo TG&VN (14/6), <https://baoquocte.vn/viet-nam-coi-hoa-ky-la-mot-trong-nhung-doi-tac-quan-trong-hang-dau-187122.html>
[5] TTXVN (14/6), <https://www.vietnamplus.vn/bo-truong-bo-ngoai-giao-tiep-thu-truong-thu-nhat-bo-ngoai-giao-hoa-ky/797723.vnp>
[6] Báo TG&VN (15/6), < https://baoquocte.vn/nhom-ban-be-cong-uoc-lien-hop-quoc-ve-luat-bien-nam-1982-nhan-manh-unclos-la-hien-phap-cua-dai-duong-187239.html>
[7] TTXVN (16/6), <https://baotintuc.vn/the-gioi/hoi-nghi-dac-biet-bo-truong-ngoai-giao-asean-an-do-20220616230418842.htm>
[8] VOV (17/6), <https://vov.vn/chinh-tri/dai-su-dang-hoang-giang-phat-bieu-ve-bien-dong-tai-hoi-nghi-cua-lien-hop-quoc-post>
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05