23/01/2024 16:59
1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao
- Ngày 12/01, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông; cùng phối hợp duy trì duy trì đoàn kết và lập trường chung của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; thực hiện đầy đủ, hiệu quả DOC, nỗ lực thúc đẩy đàm phán để đạt được một COC thực chất, hiệu lực, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982.[1]
Cùng ngày, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống Joko Widodo. Hai bên khẳng định tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực quan tọng như quốc phòng, an ninh, hợp tác biển, phối hợp giải quyết các thách thức an ninh chung trên biển, hợp tác tủy sản và nghề cá, phối hợp hạn chế hoạt động khai thác trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU)…[2]
- Nhân dịp tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), ngày 16/01, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp với Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch WEF Klaus Schwab, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo, Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky và Thủ tướng Vương quốc Bỉ Alexander De Croo. Tại các cuộc gặp, Thủ tướng Phạm Minh Chính và lãnh đạo các nước đã trao đổi về vấn đề Biển Đông, nhất trí tiếp tục ủng hộ việc tôn trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, trong đó có việc không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, giải quyết hoà bình tất cả tranh chấp, bảo đảm hoà bình, ổn định, an ninh an toàn và tự do hàng hải ở các vùng biển, trong đó có Biển Đông.[3]
- Nhân chuyến thăm chính thức Hungary, ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Thủ tướng đề nghị Hungary ủng hộ lập trường và vai trò trung tâm của ASEAN trong vấn đề Biển Đông; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982; đảm bảo an ninh, an toàn, tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông; ủng hộ thực hiện hiệu quả DOC và tiến trình đàm phán COC thực chất, hiệu quả.[4]
- Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không liên kết lần thứ 19 tại Kampala (Uganda), ngày 20/1, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã hội kiến Tổng thống Uganda Yoweri Museveni. Phó Chủ tịch nước đề nghị Uganda ủng hộ lập trường chung của ASEAN về giải quyết các tranh chấp trong vấn đề Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế.[5]
2. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao
- Tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 11/01, về Tuyên bố Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ngày 30/12/2023 về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, việc các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ra Tuyên bố đã thể hiện sự coi trọng không gian biển tại khu vực, sự đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm và quyết tâm của ASEAN trong bảo vệ hòa bình, ổn định, xây dựng các vùng biển, trong đó có Biển Đông thành không gian hợp tác và phát triển, tái khẳng định lập trường nguyên tắc trong xây dựng lòng tin, kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Tuyên bố cũng truyền tải thông điệp của ASEAN là mong muốn các đối tác ủng hộ, đóng góp, xây dựng để cùng Hiệp hội hiện thực hóa quyết tâm trên. Bà khẳng định, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của ASEAN, Việt Nam luôn sẵn sàng chung tay cùng các nước thành viên ASEAN và các đối tác trong nỗ lực này.[6]
- Ngày 20/01, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam về việc Trung Quốc chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng cho biết rõ: Như đã nhiều lần nêu rõ, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, trong đó, chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa được xác lập ít nhất từ thế kỷ XVII, phù hợp với luật pháp quốc tế và được các nhà nước kế tiếp nhau của Việt Nam thực hiện một cách hòa bình, liên tục, công khai. Mọi hành động sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trong quan hệ giữa các quốc gia là hoàn toàn đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, không thể tạo ra danh nghĩa chủ quyền, cũng như không thể làm thay đổi sự thật chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam.[7]
3. Thông tin quốc tế
Trung Quốc – Philippines
- Ngày 17/01, tại Thượng Hải, Trung Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Theresa Lazaro và Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Nông Dung đã đồng chủ trì Cuộc họp về Cơ chế tham vấn song phương giữa hai nước lần thứ 8. Tại cuộc họp, hai bên đã có những trao đổi “thẳng thắn và hiệu quả” nhằm giảm căng thẳng đối với tình hình Biển Đông, nhất trí cho rằng việc đối thoại là rất quan trọng nhằm gìn giữ hòa bình và ổn định trên biển. Hai bên cũng nêu quan điểm của mình về Bãi Cỏ Mây và khẳng định cam kết chung tránh leo thang căng thẳng. Philippines và Trung Quốc nhất trí cải thiện cơ chế liên lạc trên biển, bao gồm các cơ chế thông tin giữa Bộ Ngoại giao và Cảnh sát biển hai nước, đồng thời nhất trí đối thoại về khả năng trao đổi thông tin về nghiên cứu khoa học biển giữa các nhà khoa học của hai nước.[8]
- Ngày 19/01, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Hoàng Khê Liên trên trang Facebook cá nhân cho biết Trung Quốc và Philippines đã đồng ý rằng “hòa bình và ổn định” ở khu vực Biển Đông để phục vụ lợi ích chung của hai nước và khu vực; hai bên tái khẳng định rằng tranh chấp Biển Đông không phải là toàn bộ mối quan hệ song phương và tin rằng việc duy trì liên lạc và đối thoại là điều cần thiết để duy trì hòa bình và ổn định trên biển. Ông Hoàng Khê Liên cho biết thêm, hai nước cũng đã thảo luận về tình hình ở Bãi Cỏ Mây, thúc đẩy hợp tác hàng hải trong khu vực.[9]
[1] https://baochinhphu.vn/chu-tich-nuoc-vo-van-thuong-hoi-dam-voi-tong-thong-indonesia-joko-widodo-102240112134925524.htm
[2] https://vov.vn/chinh-tri/thu-tuong-chinh-phu-pham-minh-chinh-tiep-tong-thong-indonesia-joko-widodo-post 1071368.vov
[3] https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-gap-lanh-dao-cac-nuoc-to-chuc-quoc-te-20240117102311607.htm
[4] https://baotintuc.vn/thoi-su/thu-tuong-pham-minh-chinh-hoi-dam-voi-thu-tuong-hungary-viktor-orban-20240118233248686.htm
[5] https://baotintuc.vn/thoi-su/pho-c-tiep-xuc-song-phuong-nhan-dip-tham-du-hoi-nghi-cap-cao-phong-trao-khong-lien-ket-20240121174807442.htm
[6] https://vov.vn/chinh-tri/viet-nam-san-sang-cung-asean-duy-tri-va-thuc-day-on-dinh-o-bien-dong-post1071043.vov
[7] https://baoquocte.vn/nguoi-phat-ngon-bo-ngoai-giao-neu-quan-diem-cua-viet-nam-ve-viec-trung-quoc-chiem-doat-hoang-sa-nam-1974-258107.html
[8]https://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/wjbxw/202401/t20240119_11229115.html?fbclid=IwAR0_SpUQwzFcye5bhSA-K1cCJgXgvhMsGTrb0k3HGzeQcO9IlSoQNPNLmTY
[9] https://globalnation.inquirer.net/225558/peace-stability-in-south-china-sea-serves-common-interests-of-ph-china-envoy
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05
Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...
11/10/2024 16:05
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...
11/10/2024 16:03
Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...
11/10/2024 16:02
Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...
26/09/2024 16:32
Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...
17/09/2024 16:34