Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 21-31/10/2023

31/10/2023 16:57

1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao

- Ngày 26/10, nhân dịp tham dự Diễn đàn Cửa ngõ toàn cầu tại Bỉ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã gặp làm việc với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) - Đại diện cấp cao EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell. Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch EC ghi nhận tích cực nỗ lực của Việt Nam về IUU trong thời gian qua và đề nghị Việt Nam phối hợp chặt chẽ, thực thi đầy đủ các khuyến nghị của EC để có thể sớm gỡ bỏ thẻ vàng. Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về các vấn đề quốc tế và khu vực, nhất trí duy trì hòa bình, ổn định, tự do, an toàn hàng không, hàng hải, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[1]

- Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Parnpree Bahiddha-Nukara đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/10/2023. Ngày 26/10, hai bên đã tiến hành hội đàm tại Nhà khách Chính phủ. Tại hội đàm, hai bên khẳng định phối hợp chặt chẽ với nhau tại các cơ chế đa phương và khu vực; phối hợp với các nước ASEAN khác nhằm củng cố đoàn kết, thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN; tăng cường hợp tác phát triển tiểu vùng Mê Công, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước sông Mê Công; khẳng định tầm quan trọng của việc giữ gìn hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải và hàng không ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. [2]

- Ngày 26/10, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Mông Cổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mông Cổ Gursediin Saikhanbayar đã chủ trì hội đàm với Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng cùng đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức Mông Cổ từ ngày 25-27/10. Hai bên chia sẻ đánh giá về tình hình thế giới, khu vực và các vấn đề cùng quan tâm, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển trên Biển Đông, không chỉ đối với các quốc gia có biển, mà cả các quốc gia không có biển.[3]

- Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 10, ngày 28/10, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng hội đàm với Thượng tướng Hà Vệ Đông, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc. Về vấn đề Biển Đông, hai bên cho rằng cần trao đổi một cách chân thành, thẳng thắn, kiểm soát tốt bất đồng, cùng tìm biện pháp xử lý thỏa đáng, phù hợp nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước; thực hiện đầy đủ DOC và sớm hoàn thành việc xây dựng COC hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế.[4]

- Ngày 27/10/2023, tại Trụ sở Cơ quan Đối ngoại (EEAS) của Liên minh Châu Âu (EU), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và bà Paola Pampaloni, Quyền Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Châu Á – Thái Bình Dương của EEAS đã đồng chủ trì Phiên họp lần 4 Ủy ban hỗn hợp Việt Nam – EU triển khai Hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU. Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhất trí thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và vai trò của Liên hợp quốc; khẳng định các tranh chấp phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc; bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.[5]

2. Thông tin quốc tế

Việt Nam

Từ ngày 25-26/10, Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 15 với chủ đề “Thu hẹp vùng biển xám, mở rộng vùng biển xanh” do Học viện Ngoại giao và các cơ quan đối tác phối hợp tổ chức đã diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh với 8 phiên thảo luận về các chủ đề như: Các nước lớn và những trách nhiệm lớn – hợp tác và cùng chung sống trong bối cảnh cạnh tranh gia tăng, cách tiếp cận đa phương về Biển Đông; khuôn khổ pháp lý cho đấu tranh pháp lý; vai trò của cảnh sát biển trong tăng cường hợp tác ở Biển Đông… Bên lề Hội thảo, nhiều đại biểu đã đánh giá cao về ý nghĩa và tầm quan trọng của Hội thảo đối với nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững cho Biển Đông.[6]

Trung Quốc

Đài Truyền hình quốc tế Trung Quốc dẫn ý kiến một số học giả bình luận tại Diễn đàn Hương Sơn diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc) bế mạc hôm 31/10, cho rằng những bất đồng về yêu sách ở Biển Đông có thể được giải quyết thông qua đối thoại. Theo Hồ Lỗi, nguyên Phó Chủ tịch, Học viện Khoa học Quân sự PLA, các bên cần tuân thủ DOC, áp dụng cách tiếp cận song phương để giải quyết vấn đề thông qua đàm phán hòa bình, đồng thời “cần phản đối sự can thiệp của các nước ngoài khu vực vào vấn đề Biển Đông”. Poomjai Leksuntarakorn, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thái Lan cho rằng các nước thành viên ASEAN và cả Trung Quốc đều mong muốn những nội dung của DOC sẽ được đưa vào COC để mang lại kết quả tốt nhất cho tất cả các bên./.[7]

 

[1] https://baochinhphu.vn/pho-thu-tuong-tran-hong-ha-gap-lam-viec-voi-chu-tich-uy-ban-chau-au-102231025230637835.htm

[2] https://baoquocte.vn/bo-truong-ngoai-giao-bui-thanh-son-don-hoi-dam-voi-pho-thu-tuong-bo-truong-ngoai-giao-thai-lan-parnpree-bahiddha-nukara-247527.html

[3] https://www.qdnd.vn/quoc-te/doi-ngoai-quoc-phong/phat-trien-quan-he-hop-tac-quoc-phong-viet-nam-mong-co-ngay-cang-hieu-qua-thuc-chat-748705

[4] https://tuoitre.vn/hop-tac-quoc-phong-viet-trung-tru-cot-cho-hoa-binh-on-dinh-hop-tac-phat-trien-20231028222013885.htm

[5] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-va-lien-minh-chau-au-hop-uy-ban-hon-hop-lan-thu-4/904777.vnp

[6]https://baoquocte.vn/hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-15-phep-mau-na-giup-bien-dong-chuyen-mau-sac-tu-xam-sang-xanh-247404.html

[7] https://news.cgtn.com/news/2023-10-31/VHJhbnNjcmlwdDc1NjU5/index.html

 

Cùng chuyên mục
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...

  Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới
Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới

Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”

Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU