Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 25-31/7/2023

07/08/2023 15:04

1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao

 

Tổng thống Cộng hòa Italy Sergio Mattarella và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng - Ảnh: TTXVN

- Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Italy, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã có cuộc gặp hẹp với Tổng thống Sergio Mattarella và đồng chủ trì hội đàm giữa đoàn đại biểu cấp cao hai nước. Tại hội đàm, Tổng thống Italy nhất trí với đề nghị của phía Việt Nam về việc ủng hộ Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản của Việt Nam.

Về hợp tác quốc phòng, hai bên nhất trí tiếp tục nghiên cứu khả năng tiến hành đào tạo chuyên ngành về gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc, công nghiệp quốc phòng, an toàn hàng hải. Việt Nam sẽ tích cực xem xét việc đón tàu hải quân Italy thăm cảng Việt Nam phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế, quy định của Việt Nam và điều kiện thực tiễn.

Về vấn đề Biển Đông, hai nhà lãnh đạo khẳng định lại tầm quan trọng của việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, thực thi một cách thiện chí và có trách nhiệm UNCLOS 1982, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh giá trị phổ quát và toàn vẹn của UNCLOS và khẳng định lại UNCLOS là khuôn khổ pháp lý toàn diện điều chỉnh tất cả các hoạt động tại các vùng biển và đại dương.[1]

- Trong khuôn khổ chuyến thăm Tòa thánh Vatican, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã hội kiến Giáo hoàng Francis và có cuộc gặp với Thủ tướng, Hồng y Pietro Parolin. Tòa thánh khẳng định với tinh thần ủng hộ tất cả các sáng kiến xây dựng hòa bình trên thế giới, Vatican nhất trí ủng hộ giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[2]

- Sáng 25/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đại sứ Indonesia Denny Abdi. Hai bên đánh giá cao về kết quả đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), cho rằng đây là minh chứng thuyết phục nhất cho thấy các nước hoàn toàn có thể giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.[3]

2. Thông tin quốc tế

- Tổng thống Indonesia thăm Trung Quốc:

Trong khuôn khổ chuyến thăm Thành Đô (Trung Quốc), ngày 27/7, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hội đàm cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Hai bên đã thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm. Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh rằng tất cả các nước, trong đó có Trung Quốc cần duy trì hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cho rằng cần quản lý sự cạnh tranh giữa các cường quốc để tránh xung đột gây bất lợi cho khu vực này. Ông Widodo cũng hoan nghênh việc nối lại liên lạc giữa Trung Quốc và Mỹ, cũng như việc hoàn tất Tài liệu hướng dẫn thúc đẩy sớm hoàn tất COC thực chất và hiệu quả.[4]

- Hội nghị Tham vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Australia - Mỹ (AUSMIN) lần thứ 33 (29/7):

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng cam kết mở rộng hợp tác song phương và với các đối tác cũng như các thể chế khu vực, chủ yếu là ASEAN và Diễn đàn các đảo Thái Bình Dương để đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rộng mở, ổn định, hòa bình, thịnh vượng, tôn trọng chủ quyền, nhân quyền và luật pháp quốc tế; nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của việc tất cả các quốc gia được tự do thực hiện các quyền phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS, bao gồm quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như quyền quản lý và phát triển tài nguyên biển. Các Bộ trưởng phản đối mạnh mẽ các hành động gây mất ổn định ở Biển Đông như các cuộc chạm trán không an toàn trên biển và trên không, quân sự hóa các thực thể tranh chấp, sử dụng các tàu bảo vệ bờ biển và dân quân biển một cách nguy hiểm, các nỗ lực phá vỡ các hoạt động khai thác tài nguyên ngoài khơi của các nước khác; cam kết sự hiện diện ổn định và lâu dài của máy bay và tàu của Australia và Mỹ phù hợp với luật pháp quốc tế; cam kết hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á cũng như các quốc gia khác nhằm thúc đẩy ổn định và an ninh trên các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng của khu vực, bao gồm cả Biển Đông. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng cam kết hỗ trợ các đối tác Đông Nam Á tăng cường năng lực quản lý vùng biển; tỏ quan ngại với các yêu sách biển quá mức và các hành động đơn phương của Trung Quốc làm gia tăng căng thẳng trong khu vực; khẳng định lại giá trị của Phán quyết Tòa trọng tài Biển Đông năm 2016./.[5]

 

[1] https://www.vietnamplus.vn/tuyen-bo-chung-ve-tang-cuong-quan-he-doi-tac-chien-luoc-viet-namitaly/885737.vnp

[2] https://www.vietnamplus.vn/hong-y-parolin-viet-nam-co-nhieu-thanh-tuu-ve-bao-dam-tu-do-ton-giao/885944.vnp

[3] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-thuc-day-quan-he-hop-tac-toan-dien-voi-indonesia-va-iran/885166.vnp

[4] https://www.vietnamplus.vn/tong-thong-indonesia-tham-trung-quoc-ky-ket-nhieu-thoa-thuan-hop-tac/885783.vnp

[5] https://www.foreignminister.gov.au/minister/penny-wong/media-release/joint-statement-australia-united-states-ministerial-consultations-ausmin-2023

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển Tomas Heidar
Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn lên đường đi thăm, giao lưu tại Trung Quốc và Philippines
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim