Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/12/2023-07/01/2024

08/01/2024 15:45

1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao

Ngày 06/01/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Lào Sonexay Siphando trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có duy trì đoàn kết, lập trường chung và vai trò trung tâm của ASEAN đối với những vấn đề an ninh, chiến lược của khu vực, trong đó có vấn đề Biển Đông; nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Liên hợp quốc, các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công và đặc biệt là không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác gắn bó giữa Việt Nam - Lào - Campuchia.[1]

2. Thông tin quốc tế

Philippines

Ngày 05/01/2024, bình luận về hoạt động diễn tập chung giữa Philippines và Mỹ trên Biển Đông, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Año khẳng định các hoạt động hợp tác hàng hải giữa Philippines và Mỹ được thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này và phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, không phải là một hoạt động quân sự mang tính khiêu khích. Ông Año cho biết Philippines đang thực thi quyền chủ quyền của mình và lưu ý rằng các cuộc tập trận nhằm mục đích nâng cao năng lực hàng hải và khả năng tương tác của nước này, góp phần đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực.[2]

Bên cạnh đó, ông Eduardo khẳng định sẵn sàng thảo luận ngoại giao với Trung Quốc và tin rằng hai nước có thể đạt được giải pháp cho các tranh chấp ở Biển Đông thông qua đối thoại hòa bình; Philippines tin rằng thông qua đối thoại hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế, có thể đạt được một giải pháp phục vụ lợi ích tốt nhất của tất cả các bên liên quan trong khu vực.[3]

ASEAN

Ngày 30/12/2023, Bộ trưởng Ngoại giao các nước ASEAN đã ra Tuyên bố về duy trì và thúc đẩy ổn định không gian biển ở Đông Nam Á. Trong Tuyên bố, các Bộ trưởng bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông, tái khẳng định tính cấp thiết của việc khôi phục và tăng cường lòng tin và tin cậy; tự kiềm chế khi tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp hoặc leo thang tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định; tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình và giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Các Bộ trưởng đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn bộ DOC và cam kết hợp tác chặt chẽ để sớm đạt được COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, các Bộ trưởng “hoan nghênh việc Mỹ và Trung Quốc vừa qua đã tổ chức tham vấn về biển tại Bắc Kinh” và “hy vọng những đối thoại như vậy sẽ tiếp tục thúc đẩy nỗ lực của ASEAN nhằm tăng cường ổn định và hợp tác trong không gian biển ở khu vực”.[4]

Indonesia

Tại cuộc tranh cử Tổng thống ngày 07/01/2024, các ứng viên Tổng thống Indonesia đã có cuộc thảo luận về vấn đề Biển Đông và vai trò của ASEAN trong việc duy trì hòa bình trên biển. Về căng thẳng ở Biển Đông, cựu Tỉnh trưởng Trung Java Ganjar Pranowo cho rằng cần thúc đẩy một thỏa thuận tạm thời giữa các bên liên quan để tránh xung đột leo thang. Ngoài ra, ông cho rằng ASEAN cần được “hồi sinh”, do sự phức tạp trong các mối quan hệ của khối khiến các quyết định chung trở nên phức tạp. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto nhấn mạnh căng thẳng ở Biển Đông cho thấy tầm quan trọng của việc Indonesia dù không trực tiếp tham gia nhưng cũng cần có một hệ thống phòng thủ quốc gia vững mạnh.[5]

Campuchia

Theo Khmer Times ngày 01/01/2024 đưa tin, ngày 31/12/2023, ông So Naro, Đặc phái viên của Thủ tướng Campuchia Hun Manet, phụ trách các vấn đề ASEAN, tuyên bố nước này giữ lập trường trung lập trong tranh chấp Biển Đông trong bối cảnh các nước thành viên ASEAN bày tỏ lo ngại về căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc. Ông nhấn mạnh: “Quan điểm của Campuchia là các bên liên quan cần kiên trì giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên đối thoại và đàm phán, đồng thời thực hiện nghiêm túc DOC để tránh làm tình hình trở nên trầm trọng hơn”. Ông bày tỏ hy vọng các bên liên quan giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, chủ yếu là UNCLOS 1982.[6]

 

[1] https://baochinhphu.vn/viet-nam-lao-tang-cuong-ket-noi-hai-nen-kinh-te-thuc-day-cac-du-an-hop-tac-trong-diem-102240106110629512.htm

[2] https://www.pna.gov.ph/articles/1216427

[3] https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/philippines-remains-open-to-diplomacy-with-china-national-security-adviser

[4] https://asean.org/asean-foreign-ministers-statement-on-maintaining-and-promoting-stability-in-the-maritime-sphere-in-southeast-asia/

[5] https://www.straitstimes.com/asia/se-asia/south-china-sea-and-asean-among-topics-discussed-at-indonesia-s-third-presidential-debate

[6] https://www.khmertimeskh.com/501415901/call-for-calm-cambodia-urges-parties-in-south-china-sea-dispute-to-stick-to-dialogue-avoid-confrontation/

Cùng chuyên mục
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...

  Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới
Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới

Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”

Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...

Tin đọc nhiều
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Công an tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Lào) chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam, các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Kỳ vọng đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Lào
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Hợp tác thúc đẩy thương mại qua biên giới
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Đoàn đại biểu tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) thăm, chúc Tết tỉnh Quảng Ninh
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU
Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
Tăng cường hợp tác giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát đi tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ lần 2 năm 2024