Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/2 – 6/3/2023

06/03/2023 17:37

1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao

- Chiều 1/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Olivier Becht, Bộ trưởng đặc trách Ngoại thương Pháp đang thăm Việt Nam. Hai bên chia sẻ quan điểm về tình hình Biển Đông, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không tại Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982. Thủ tướng Chính phủ đề nghị thúc đẩy Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.[1]

- Ngày 4/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Vương quốc Campuchia Samdech Krolahom Sar Kheng đang có chuyến thăm Việt Nam. Hai bên nhất trí ủng hộ nhau trên các diễn đàn đa phương; ủng hộ lập trường lập trường nguyên tắc của ASEAN về Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế; thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, xây dựng COC thực chất, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.[2]

- Trong khuôn khổ Phiên họp Cấp cao Khóa họp lần thứ 52 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc tổ chức tại Geneva (Thụy Sĩ) từ 27 – 28/2, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có các cuộc gặp với Lãnh đạo một số quốc gia, tổ chức, trao đổi các vấn đề khu vực cùng quan tâm:

+ Với Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Catherine Colonna, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Pháp có tiếng nói tích cực để EU sớm gỡ “thẻ vàng” IUU đối với ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Bộ trưởng Catherine cho biết, Pháp ghi nhận các nỗ lực tích cực của Việt Nam và cam kết sẽ phối hợp với Việt Nam giải quyết vấn đề thẻ vàng IUU.[3]

+ Trong buổi làm việc với Tổng Thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) Petteris Taalas, Phó Thủ tướng đề nghị WMO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam về phát triển sản phẩm, dịch vụ khí tượng, thuỷ văn, khung dịch vụ khí hậu quốc gia, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo trong công tác dự báo, nâng cao năng lực cảnh báo, quan trắc thủy văn ở Biển Đông cho Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung.[4]

- Trong khuôn khổ chuyến thăm Tây Ban Nha, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Hạ viện Meritxell Batet[5] (1/3), hội đàm với Phó Thủ tướng thứ nhất Nadia Calviño[6] (3/3), gặp Bộ trưởng Công nghiệp, Thương mại và Du lịch Tây Ban Nha Reyes Maroto[7] (2/3).

Trong các cuộc tiếp xúc, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang đề nghị Tây Ban Nha thúc đẩy việc EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Hai bên cũng chia sẻ quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, hai bên khẳng định ủng hộ việc bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982. Phía Tây Ban Nha ghi nhận nỗ lực của Việt Nam và cho biết sẽ lên tiếng để EC sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Ngày 1/3, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Quốc vụ khanh Ngoại giao Na Uy Erling Rimestad đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 9 giữa hai Bộ Ngoại giao Việt Nam - Na Uy. Hai bên đánh giá cao tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế biển, đóng tàu, vận tải biển xanh, năng lượng tái tạo… Hai bên dành thời gian trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hòa bình tại Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982.[8]

2. Thủ tướng Malaysia thăm chính thức Philippines (1-2/3)

Ngày 1/3, tại Phủ Tổng thống Philippines, trong cuộc gặp giữa Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos và Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác chính trị và an ninh, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình ở Biển Đông. Thủ tướng Anwar cho biết ông tán thành quan điểm của Tổng thống Marcos Jr. trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông ở cấp độ đa phương giữa các thành viên ASEAN.[9] 

3. Cuộc họp giữa Bộ trưởng Ngoại giao các nước nhóm Bộ Tứ (Mỹ, Nhật, Australia, Ấn Độ) tại Delhi, Ấn Độ (3/3)

Tuyên bố chung sau cuộc họp tái khẳng định cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở cũng như vai trò của việc tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 trong việc giải quyết các thách thức đối với trật tự dựa trên luật lệ, bao gồm ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; phản đối mọi hành vi đơn phương làm thay đổi hiện trạng hoặc gia tăng căng thẳng trong khu vực, thể hiện sự quan ngại đối với các hành động quân sự hóa, sử dụng tàu hải cảnh và lực lượng dân quân biển để cản trở hoạt động khai thác tài nguyên trên biển hợp pháp của các quốc gia khác.[10]

 

[1] https://dantri.com.vn/the-gioi/cac-doanh-nghiep-phap-rat-quan-tam-dau-tu-vao-viet-nam-20230301215644465.htm

[2] https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-tiep-pho-thu-tuong-campuchia-sar-kheng/849302.vnp

[3] https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-gap-lanh-dao-cac-nuoc-va-to-chuc-quoc-te/848618.vnp

[4] https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-gap-lanh-dao-cac-nuoc-va-to-chuc-quoc-te/848618.vnp

[5] https://www.vietnamplus.vn/pho-thu-tuong-tran-luu-quang-hoi-kien-chu-tich-ha-vien-tay-ban-nha/848837.vnp

[6] https://dantri.com.vn/the-gioi/tay-ban-nha-se-thuc-day-quan-he-giua-eu-voi-viet-nam-va-asean-20230303224932471.htm

[7] https://www.vietnamplus.vn/tay-ban-nha-coi-trong-thuc-day-hop-tac-voi-viet-nam-tren-nhieu-mat/849004.vnp

[8] https://dantri.com.vn/the-gioi/viet-nam-de-nghi-na-uy-thuc-day-dam-phan-fta-voi-khoi-efta-20230301204957675.htm

[9] https://defencesecurityasia.com/themonster-kapal-china/

[10] https://indianexpress.com/article/india/quad-foreign-ministers-meeting-statement-8476955/

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc
Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng chính thức đi vào khai thác
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk thăm và chúc Tết Chol Chnam Thmay lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Khai mạc chương trình khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Phát triển thêm các bến cảng khu vực biển Quảng Ngãi
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Campuchia coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Nâng cao kiến thức pháp luật cho cư dân biên giới
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Cảnh sát biển Việt Nam lên đường tuần tra liên hợp với Cảnh sát biển Trung Quốc
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu
Việt Nam và Anh tổ chức Đối thoại biển lần thứ sáu
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An
Những người lính áo xanh nơi phên giậu phía Bắc Tổ quốc
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025