Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/3 – 3/4/2023

03/04/2023 17:16

1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao

- Ngày 29/3, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiến hành điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác, bảo đảm các quyền tự do hàng hải, hàng không, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nghiêm túc thực hiện DOC, sớm ký kết COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Tổng thống Joe Biden cam kết thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khẳng định coi trọng vai trò trung tâm của ASEAN.[1]

- Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Saudi Arabia tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A. Dahlwy tới chào xã giao. Đại sứ A. Dahlwy cho biết, Saudi Arabia ủng hộ lập trường của ASEAN và Việt Nam trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, bảo đảm tự do hàng không, hàng hải trên Biển Đông, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực và thế giới.[2]

- Ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Lưu Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bí thư Khu ủy, Chủ nhiệm Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc. Hai bên nhất trí tăng cường kết nối giao thông và logistic đa tuyến (đường bộ, đường sắt, đường biển) giữa Quảng Tây và Việt Nam; nghiên cứu thí điểm mô hình “cửa khẩu thông minh” phù hợp quy mô hợp tác kinh tế - thương mại hai nước.[3]

- Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Hàn Quốc (27 - 29/3), Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang đã hội đàm cùng Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup. Bộ trưởng Phan Văn Giang cho rằng thách thức về an ninh, an toàn hàng hải, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung và ở Biển Đông nói riêng đặt ra nhiều thách thức đối với hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới, đòi hỏi các bên liên quan cần đề cao thượng tôn pháp luật, trong đó có UNCLOS 1982.

Liên quan đến vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí các bên liên quan cần tuân thủ DOC và xúc tiến sớm kết thúc đàm phán, ký kết COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế. Bộ trưởng Phan Văn Giang nhấn mạnh Việt Nam kiên trì giải quyết mọi vấn đề bất đồng trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

- Ngày 28/3, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên có biện pháp thiết thực thúc đẩy kết nối vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển và đường không. Liên quan đến vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, cùng duy trì môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS năm 1982, vì sự phát triển của mỗi nước và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và trên thế giới.

- Ngày 30/3/2023, tại Thủ đô Washington, D.C., Mỹ, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc và Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề chính trị - quốc phòng Jessica Lewis đã đồng chủ trì Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Mỹ lần thứ 12. Hai bên trao đổi về một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì thượng tôn pháp luật, tự do, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực. Phía Mỹ cam kết tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực về hàng hải, thực thi pháp luật và công nghệ giám định hài cốt bộ đội Việt Nam thông qua đào tạo và chuyển giao trang thiết bị.[4]

- Ngày 30/3, tại thủ đô Rome (Italy), Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng và Thứ trưởng Ngoại giao Italy Maria Tripodi đã đồng chủ trì Tham vấn chính trị lần thứ 5 giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và Italy. Trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hoà bình, ổn định, an ninh, trong đó có an ninh biển, ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cũng đề nghị Italy lên tiếng ủng hộ việc Ủy ban châu Âu (EC) sớm gỡ thẻ vàng IUU đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam.[5]

2. Đối thoại Biển lần thứ 5 Nhật Bản – Philippines tại Tokyo, Nhật Bản (29/3)

Tại Đối thoại, hai bên đã trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm, đặc biệt là tình hình Biển Đông, eo biển Luzon, các vùng biển ở Sulu-Celebes và Biển Hoa Đông; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì trật tự biển quốc tế dựa theo UNCLOS 1982. Philippines hoan nghênh việc Nhật Bản công khai ủng hộ Phán quyết Toà trọng tài Biển Đông năm 2016.

Về hợp tác thực tế, Nhật Bản ủng hộ các sáng kiến của Philippines nhằm nâng cao nhận thức về lĩnh vực hàng hải, chống IUU cũng như các dự án tăng cường năng lực khác. Hai bên tỏ mong muốn cùng hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, đặc biệt liên quan đến Hiệp ước đa dạng sinh học ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ) mới hoàn thành gần đây và việc xây dựng các quy tắc và quy định về khai thác khoáng sản dưới đáy biển.[6]

3. Phát biểu của Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam (31/3)

Tại Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước việc Đài Loan (Trung Quốc) thông báo tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (31/3), Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định, việc Đài Loan (Trung Quốc) tổ chức diễn tập bắn đạn thật trong vùng biển xung quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này; đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Bà Hằng nêu rõ Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan (Trung Quốc) hủy bỏ hoạt động trái phép nêu trên; không tái diễn vi phạm tương tự.[7]

 

[1] https://dantri.com.vn/xa-hoi/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-dien-dam-voi-tong-thong-hoa-ky-joe-biden-20230329221247974.htm

[2] https://www.vietnamplus.vn/som-to-chuc-ky-hop-uy-ban-lien-chinh-phu-viet-namsaudi-arabia/854079.vnp

[3] https://dantri.com.vn/xa-hoi/nghien-cuu-thi-diem-cua-khau-thong-minh-ket-noi-giao-thong-voi-trung-quoc-20230401001410254.htm

[4] https://www.vietnamplus.vn/doi-thoai-chinh-trian-ninhquoc-phong-viet-namhoa-ky-lan-thu-12/854720.vnp

[5] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-va-italy-nhat-tri-thuc-day-quan-he-doi-tac-chien-luoc/854441.vnp

[6] https://www.philstar.com/headlines/2023/03/30/2255657/philippines-japan-emphasize-importance-intl-maritime-law-explore-cooperation#:~:text=MANILA%2C%20Philippines%20%E2%80%94%20The%20Philippines%20and,East%20and%20South%20China%20Seas.

[7] https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-phan-doi-dai-loan-to-chuc-tap-tran-ban-dan-that-o-ba-binh/854564.vnp

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc
Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng chính thức đi vào khai thác
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk thăm và chúc Tết Chol Chnam Thmay lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Khai mạc chương trình khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Phát triển thêm các bến cảng khu vực biển Quảng Ngãi
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Campuchia coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Nâng cao kiến thức pháp luật cho cư dân biên giới
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Cảnh sát biển Việt Nam lên đường tuần tra liên hợp với Cảnh sát biển Trung Quốc
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu
Việt Nam và Anh tổ chức Đối thoại biển lần thứ sáu
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An
Những người lính áo xanh nơi phên giậu phía Bắc Tổ quốc
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025