13/09/2021 17:46
1. Hoạt động của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam
- Ngày 8/9, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch Hội đồng Châu Âu (EC) Charles Michel, hội đàm với Chủ tịch Nghị viện Châu Âu (EP). Hai bên trao đổi về các vấn đề khu vực và thế giới cùng quan tâm, nhấn mạnh vai trò của luật pháp quốc tế và UNCLOS trong giải quyết các tranh chấp và duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không. Về vấn đề đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không theo quy định (IUU Fishing), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định Việt Nam đã nỗ lực triển khai các biện pháp khắc phục và đạt những kết quả rất tích cực; đề nghị EC/EP ủng hộ để Ủy ban Châu Âu sớm gỡ bỏ “Thẻ vàng IUU” đối với khai thác thủy sản của Việt Nam, giúp bảo đảm sinh kế của ngư dân Việt Nam. Chủ tịch EC và Chủ tịch EP đều chia sẻ với quan điểm của Chủ tịch Quốc hội và có thái độ tích cực đối với việc gỡ bỏ thẻ vàng đối với Việt Nam.[1]
- Vấn đề biên giới lãnh thổ trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị:
Từ ngày 10-12/9, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã thăm chính thức Việt Nam và dự phiên họp lần thứ 13 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp, hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị.
+ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sự coi trọng của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, đề nghị hai bên tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị, tin cậy chính trị giữa hai nước trong thời gian tới, kiên trì giải quyết thỏa đáng các tranh chấp, bất đồng.[2]
+ Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh hai bên cần chỉ đạo các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của hai nước tuân thủ những nhận thức chung quan trọng của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc ký 2011; nỗ lực xử lý thỏa đáng, kiểm soát tốt bất đồng, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định trên biển; cùng các nước ASEAN thực hiện nghiêm túc DOC, thúc đẩy đàm phán COC thực chất, hiệu quả, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không.[3]
+ Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của hai nước, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982; Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao; kiểm soát tốt bất đồng, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; thúc đẩy các cơ chế đàm phán, hợp tác đạt tiến triển thực chất, trong đó có cơ chế về hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển, phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đẩy nhanh tiến trình đàm phán ký kết Hiệp định mới về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ. [4]
+ Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị. Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông; cùng các nước ASEAN thúc đẩy đàm phán, sớm đạt được COC hiệu lực, hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982. Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh cần tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của quốc gia ven biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.[5]
- Ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tiếp và hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi. Hai bên trao đổi về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm, trong đó có tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không trước những diễn biến phức tạp ở khu vực; khẳng định lại sự cần thiết của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.[6]
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố một “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” (FOIP); nêu ý định thúc đẩy sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với mọi nỗ lực cưỡng ép để thay đổi hiện trạng hoặc mọi hoạt động làm leo thang căng thẳng ở khu vực; bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với Luật Hải cảnh của Trung Quốc.[7]
2. Mỹ và Philippines kỷ niệm 70 năm Hiệp ước Phòng thủ chung (MDT)
Ngày 8/9, tại lễ kỷ niệm, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Lorenzana cho biết nước này sẽ phớt lờ Luật An toàn giao thông trên biển (sửa đổi) của Trung Quốc vì Philippines “có chủ quyền trong vùng biển này”;[8] cho rằng Philippines và Mỹ nên xem xét sửa đổi MDT và các hiệp ước quốc phòng khác để bảo đảm ứng phó tốt hơn “các mối đe dọa vùng xám”, trong đó có mối đe dọa xuất phát từ lực lượng dân quân tự vệ biển của Trung Quốc đối với các quốc gia nhỏ hơn.[9]
3. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông
Ngày 9/9, tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin nhân kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT) và kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông; nhắc lại quan điểm cần kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016.[10]
4. Hội nghị Bộ trưởng Indonesia - Australia lần thứ 7 theo hình thức 2+2
Ngày 10/9, Hội nghị ra Tuyên bố chung, nhất trí tăng cường hợp tác an ninh trong bối cảnh thách thức ở khu vực xuất hiện ngày một nhiều hơn; nhấn mạnh cam kết duy trì trật tự trên biển dựa trên luật lệ, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982; bày tỏ quan ngại về hành động quân sự hóa vẫn tiếp diễn ở Biển Đông; khuyến khích các bên tự kiềm chế, không có hành động làm gia tăng căng thẳng; khẳng định lại tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, tự do hàng hải, hàng không ở khu vực, giải quyết hòa bình các tranh chấp; ghi nhận việc ASEAN và Trung Quốc nối lại đàm phán COC; nhấn mạnh COC phải hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, không phương hại đến lợi ích của bên thứ ba hoặc quyền của các quốc gia theo luật pháp quốc tế và củng cố vai trò trung tâm hiện có ở khu vực.[11]
5. Đối thoại cấp Bộ trưởng Ấn Độ - Australia theo hình thức 2+2
Ngày 11/9, Tuyên bố chung Đối thoại đã khẳng định lại cam kết duy trì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, rộng mở, bao trùm và dựa trên luật lệ để hỗ trợ tự do hàng hải, hàng không, thương mại hòa bình và không bị cản trở, thông qua việc tất cả các quốc gia tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và giải quyết hòa bình các tranh chấp; nhấn mạnh COC phải hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, không phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của bất kỳ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế và củng cố vai trò trung tâm hiện có ở khu vực.[12]
[1] Thông tấn xã Việt Nam (8/9)
[2] Báo Chính phủ (12/9)
[3] Báo Thế giới&Việt Nam (11/9)
[4]Báo Thế giới&Việt Nam (10/9)
[5] Bộ Ngoại giao Việt Nam (11/9)
[6] Báo Quân đội Nhân dân (12/9)
[7] Bộ Quốc phòng Nhật bản (11/9)
[10] Bộ Ngoại giao Mỹ (9/9)
[11] Bộ Quốc phòng Australia (10/9)
[12] Bộ Ngoại giao Australia (11/9)
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05