Tiếp tục giáo dục, rèn luyện bản lĩnh, trình độ đội ngũ QNCN Hải quân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

12/02/2020 14:09

Đội ngũ quân nhân chuyên nghiệp (QNCN) là thành phần chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ nòng cốt trong tổ chức biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam; bảo đảm cho công tác lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện các nhiệm vụ khác của quân đội.

Cùng với đội ngũ công nhân, viên chức quốc phòng Hải quân, đội ngũ QNCN Hải quân là lực lượng chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ quan trọng chiếm tỉ lệ lớn trong Quân chủng, tham gia ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực, nhà máy, xí nghiệp, kho trạm, nhà trường, cơ quan, các đơn vị. Đây cũng là lực lượng phục vụ công tác chỉ huy, chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, SSCĐ đấu; góp phần xây dựng Quân chủng Hải quân phát triển, trưởng thành.

Ngay từ ngày Hải quân Nhân dân Việt Nam được thành lập, ngày 7-5-1955, 10 công nhân quân giới đầu tiên của Xưởng 46 Hải quân đã đảm nhiệm việc sưu tầm, tháo gỡ máy móc, trang bị ở các tàu chiến của Pháp đã bị ta đánh chìm để đóng ca nô, tàu thuyền. Từ 141 cán bộ, chiến sĩ, QNCN ban đầu, sau gần 10 năm, lực lượng, phương tiện, trang bị của Hải quân đã có những bước phát triển nhanh chóng. Nhiều đơn vị mới được thành lập. Các xưởng, trạm, nhà trường từng bước được củng cố, mở rộng và phát triển. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, QNCN được đào tạo, huấn luyện cơ bản, từng bước nâng cao trình độ quản lý, chỉ huy, chiến đấu, bảo đảm chiến đấu.

Huấn luyện cẩu, lắp tên lửa ở Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân. Ảnh: PV

Trong mỗi thành tích, chiến công của Hải quân Nhân dân Việt Nam đều có sự đóng góp công sức, trí tuệ, cống hiến và cả hy sinh xương máu của đội ngũ QNCN Hải quân. Từ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đội ngũ QNCN Hải quân đã đảm bảo nguyên liệu, vũ khí trang bị cho đánh thắng trận đầu ngày 2 và 5/8/1964 của bộ đội Hải quân và quân dân miền Bắc. Tiếp theo đó là thành tích cùng các lực lượng trong Quân chủng tham gia đánh bại chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; làm nòng cốt trong chiến đấu chống chiến dịch phong tỏa của địch trên sông biển miền Bắc nước ta; tham gia tích cực trong chuẩn bị kho bãi, hàng hóa, vũ khí, trang bị để vận chuyển vào chiến trường miền Nam trên con đường biển huyền thoại mang tên Hồ Chí Minh; cải tạo vũ khí cho Đoàn Đặc công Hải quân tham gia chiến đấu trên chiến trường sông biển miền Nam. Mỗi trận đánh thắng lợi, mỗi chiến dịch thành công là sức mạnh của ý chí quyết đánh, dám đánh, biết đánh, quyết thắng của toàn Quân chủng trong đó có vai trò quan trọng và sự đóng góp to lớn của đội ngũ QNCN Hải quân.

Theo chân đoàn quân thần tốc tham gia vào cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đội ngũ QNCN Hải quân cũng đã nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ được giao là tiếp quản các nhà máy, xưởng trạm, căn cứ, kho tàng của địch.

Năm 1979, Quân chủng Hải quân vừa bảo vệ chủ quyền vùng biển Tây Nam vừa làm nhiệm vụ quốc tế giúp nhân dân Cam-pu-chia và nước bạn Lào. Cán bộ, QNCN, công nhân viên chức, lao động quốc phòng Hải quân đã không quản ngày đêm làm tăng ca, tăng giờ để sửa chữa, thay thế, bổ sung thiết bị, máy móc bảo đảm cho chiến trường Tây Nam. Đội ngũ QNCN Hải quân còn giúp quân dân Lào sửa chữa tàu thuyền; tiếp nhận, huấn luyện hàng trăm chiến sĩ quân đội Lào sử dụng thành thạo các ca nô chiến đấu; hướng dẫn sử dụng thiết bị cho các trạm, xưởng nước bạn.

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Quân chủng Hải quân được quan tâm đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Hải quân Việt Nam đã có các thành phần lực lượng là: Tàu mặt nước; Tàu ngầm; Không quân Hải quân; Pháo binh, tên lửa bờ; Hải quân đánh bộ, lực lượng phòng thủ đảo, Đặc công Hải quân. Trong các thành phần lực lượng ấy, đội ngũ QNCN giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ. Các đồng chí QNCN đã tích cực, chủ động học tập, nghiên cứu, nhanh chóng tiếp cận và làm chủ những trang bị khí tài quân sự mới, hiện đại như tàu ngầm, máy bay, tên lửa, tác chiến điện tử… cũng như ứng dụng công nghệ 4.0 để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.

Tại các nhà trường, các cơ quan nghiên cứu khoa học của Quân chủng, mặc dù quân số ít nhưng các đồng chí QNCN đã có nhiều đề tài, sáng kiến khoa học hiệu quả. Từ năm 2015 đến nay đã có 18 đồng chí QNCN được nhận Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo Hải quân mang tên Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh, 5 đồng chí QNCN được nhận Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo Quân đội. Các đề tài, sáng kiến cải tiến kỹ thuật áp dụng vào thực tiễn đã góp phần tăng năng suất lao động, tiết kiệm kinh phí nhà nước, phục vụ thiết thực nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu…

Đội ngũ QNCN Hải quân đã đạt được nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển, phát triển kinh tế-xã hội; sản xuất kinh doanh... Nhiều đồng chí đã chủ động khắc phục khó khăn, tích cực học tập nâng cao trình độ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, quản lý, sử dụng, làm chủ và sửa chữa, bảo quản tốt vũ khí, trang bị kỹ thuật; có trình độ, tay nghề, có tính chuyên nghiệp và khả năng sáng tạo cao.

Để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đội ngũ QNCN Hải quân  trong thực hiện nhiệm vụ; góp phần bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ QNCN đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác chỉ huy, chiến đấu, bảo đảm chiến đấu, xây dựng, phát triển Quân chủng, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị cần chú trọng một số vấn đề sau:

Một là, thường xuyên làm tốt công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng. Quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của Quân đội, Quân chủng đến đội ngũ QNCN. Gắn công tác tư tưởng với công tác chính sách; giáo dục nâng cao nhận thức, định hướng phấn đấu của đội ngũ QNCN trong học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Hai là, tiếp tục quán triệt, thực hiện hiệu quả Nghị quyết 765 của Quân ủy Trung ương và Nghị quyết 1050 của Đảng ủy Quân chủng về “Nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013-2020 và những năm tiếp theo gắn với coi trọng nâng cao chất lượng đội ngũ QNCN. Có kế hoạch bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp, hiệu quả để tăng cường rèn luyện năng lực, kinh nghiệm hoạt động thực tiễn cho đội ngũ QNCN, nhất là QNCN trẻ.

Ba là, coi trọng phát huy vai trò của các tổ chức trong nâng cao chất lượng đội ngũ QNCN, tạo sự chuyển biến vững chắc về chất lượng xây dựng nền nếp chính quy, rèn luyện kỷ luật và thực hiện “3 dứt điểm”, “3 mẫu mực”; các quy định bảo đảm an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông, an toàn đối với các lực lượng tàu ngầm, không quân hải quân, vũ khí trang bị mới.

Bốn là, đề cao tinh thần năng động, sáng tạo và ý thức tự tu dưỡng, rèn luyện của đội ngũ QNCN Hải quân, tạo điều kiện để QNCN có điều kiện học tập, rèn luyện và cống hiến, làm sáng đẹp thêm hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ-Người chiến sĩ Hải quân” trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Năm là, tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng bổ sung, hoàn thiện, có cơ chế phù hợp về chế độ, chính sách đối với QNCN, công nhân, viên chức quốc phòng để giữ gìn, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của Quân chủng Hải quân đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải quân Nhân dân Việt nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Với trách nhiệm, quyết tâm chính trị và sự đoàn kết, thống nhất cao, Đảng ủy Bộ Tư lệnh Quân chủng tin tưởng đội ngũ QNCN Hải quân sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc; góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước; xứng đáng với niềm tin yêu, kỳ vọng và những tình cảm đặc biệt của Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho Quân chủng Hải quân./.

Nguồn: baohaiquanvietnam.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển Tomas Heidar
Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn lên đường đi thăm, giao lưu tại Trung Quốc và Philippines
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim