05/11/2020 14:06
Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 75 năm thành lập ngành Ngoại giao Việt Nam và 75 năm thành lập Liên hợp quốc (1945-2020), ngày 04/11/2020, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm “Đối ngoại Đa phương Việt Nam: Đóng góp 75 năm qua và định hướng trong thời kỳ chiến lược mới”. Tọa đàm diễn ra dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung và có sự tham gia, trao đổi giữa các nhà ngoại giao đa phương kỳ cựu là Đại sứ Lê Lương Minh, nguyên Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Đinh Thị Minh Huyền, nguyên Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế Bộ Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Nguyệt Nga, Cố vấn cao cấp của Ban Thư ký quốc gia ASEAN 2020, Phó Chủ tịch Ủy ban quốc gia Việt Nam về Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (VNCPEC), cùng các cán bộ làm công tác ngoại giao, nghiên cứu đối ngoại từ các đơn vị trong Bộ Ngoại giao.
Với cách tiếp cận nhìn lại quá khứ, đánh giá đúng các cơ hội, thách thức hiện nay để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp, Tọa đàm được chia thành 02 phiên thảo luận. Phiên thứ nhất với chủ đề “75 năm Đối ngoại đa phương Việt Nam: đóng góp và bài học kinh nghiệm” đã nhìn lại chặng đường đầy tự hào của đối ngoại đa phương Việt Nam, rút ra những bài học kinh nghiệm, trao đổi về vai trò của đối ngoại đa phương phá thế bao vây cấm vận, tranh thủ nguồn lực cho tái thiết, phát triển và đổi mới đất nước; thúc đẩy đổi mới tư duy về đối ngoại đa phương, tham gia các diễn đàn khu vực và quốc tế như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Liên hợp quốc, trong đó có Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009… Phiên thứ hai với chủ đề “Môi trường quốc tế và một số đề xuất về định hướng đối ngoại đa phương Việt Nam trong thời gian tới” tập trung trao đổi về việc phát huy vị thế, vai trò của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương; thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại đa phương, nhất là vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” theo tinh thần Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về Đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.
Phát biểu tại Tọa đàm, Thứ trưởng Lê Hoài Trung đã khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của chủ đề thảo luận đối với công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại đa phương nói riêng trong thời điểm hiện nay, không chỉ giúp khẳng định rõ chủ trương coi đối ngoại đa phương là định hướng đối ngoại quan trọng, luôn song hành với đối ngoại song phương nhằm mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy tốt nhất các lợi ích quốc gia – dân tộc, nâng cao vị thế, uy tín đất nước, mà còn cụ thể hóa nhiệm vụ đặt ra cho đối ngoại đa phương trong tình hình mới là kiên trì thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, chủ động đề xuất các sáng kiến, tham gia tích cực, có trách nhiệm và nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với các vấn đề toàn cầu và khu vực, phát huy vai trò “nòng cốt, dẫn dắt, hòa giải” trên các vấn đề khu vực và quốc tế phù hợp với điều kiện cho phép, và đồng thời bảo vệ những lợi ích thiết thân của nước ta như chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, an ninh nguồn nước, lợi ích thương mại – đầu tư… Để làm được điều đó, Thứ trưởng Lê Hoài Trung nhấn mạnh sự cần thiết phải đảm bảo hài hòa giữa việc bảo vệ các lợi ích then chốt của nước ta và đóng góp thúc đẩy lợi ích chung của cộng đồng quốc tế; đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, dự báo, công tác phối hợp liên ngành, giữa các cơ quan trong và ngoài nước; và đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ – nhân tố then chốt trong triển khai các hoạt động đối ngoại đa phương.
Trong hơn 03 giờ thảo luận, Tọa đàm đã thực sự trở thành diễn đàn trao đổi sâu, thực chất giữa các thế hệ cán bộ ngoại giao, với nhiều ý kiến, đánh giá đa chiều về những đóng góp của đối ngoại đa phương Việt Nam cho công tác chung của ngành Ngoại giao và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 75 năm qua cũng như đề xuất các giải pháp, ưu tiên cần phát huy, thúc đẩy trong thời gian tới./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05