20/05/2024 16:43
Sinh ra và lớn lên ở núi rừng Tây Nguyên, tôi đã nghĩ Trường Sa xa lắm. Từ nhỏ, tôi đã được nghe về những câu chuyện xưa ở Quảng Ngãi - quê của ba má tôi - nơi có đội Hoàng Sa được chúa Nguyễn tổ chức ra Bãi Cát Vàng hàng năm để khai thác kinh tế, đo vẽ sơ đồ, xây dựng hải trình, trồng cây và dựng mốc. Tôi cũng được ba kể và đưa đến đảo Lý Sơn, nơi người dân tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa hàng năm để tri ân, cầu an cho thành viên của Hải đội Hoàng Sa. Cứ thế, tôi thầm ấp ủ ước mong sẽ có ngày được đến Hoàng Sa, Trường Sa.
Thế nên, khi nhận tin được đi Trường Sa năm 2024, những câu chuyện được nghe kể thời thơ ấu năm nào bỗng ùa về. Trước khi lên tàu đi Trường Sa, từ Hà Nội - nơi tôi đang công tác về vấn đề biển đảo trên mặt trận ngoại giao pháp lý - tôi về Tây Nguyên để báo cho ba má về chuyến đi và mang một ít đất Tây Nguyên trong hành lý của mình ra quần đảo.
Sáng 24/4, tàu HQ-561 chính thức nhổ neo, đưa Đoàn công tác số 11 ra thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và nhà giàn DK. Ngoài đại diện của các Bộ, ngành, hải trình lần này có thêm ý nghĩa vì trên tàu có hàng trăm trái tim kiều bào Việt Nam đến từ 22 quốc gia trên thế giới hội tụ. Những bài hát, những cuộc thi, những câu chuyện, những tấm lòng hướng về biển đảo đã kết nối, giúp chúng tôi gần nhau hơn. Tưởng xa mà lại hoá gần là thế.
Nhiều đêm trên tàu, tôi không ngủ được, phần vì mình vốn ngủ kém, phần vì bồi hồi sắp được đến quần đảo. Sáng sớm tinh mơ ngày thứ ba của hải trình, nhận được tin nhắn từ Viettel “chào mừng Quý khách trở lại Việt Nam”, tôi ngồi phắt dậy báo tin cho các anh em cùng phòng. Vậy là tàu đã đến quần đảo Trường Sa. Chưa bao giờ tôi thấy tin báo tự động từ Viettel lại ý nghĩa đến thế.
Niềm vui của các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa khi đón đoàn công tác. Ảnh: Phan Duy
Những thực thể địa lý thuộc huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà) mà tôi vẫn nghiên cứu giờ ở ngay trước mắt. Nhìn ngắm những thực thể này từ trên tàu lúc mặt trời lên, khi mặt trời lặn, và đặt chân lên những thực thể này lúc biển trong xanh nhất, tôi càng tự hào vì vẻ đẹp của đất nước, nhưng trên hết vẫn là niềm xúc động nhìn thấy lá cờ Tổ quốc phấp phới bay trên cột mốc chủ quyền ở quần đảo Trường Sa. Đứng dưới lá cờ Tổ quốc, tôi càng cảm nhận rõ hơn sự gắn bó với quần đảo Trường Sa như là một phần của Tổ quốc.
Nhờ điều kiện thời tiết thuận lợi, cả đoàn còn có cơ hội lên thăm nhà giàn DK-1 (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), được xây dựng nhằm bảo vệ quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được xác lập trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.
Trò chuyện với các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa. Ảnh: Phan Duy
Đến đâu cũng thế, ngoài việc tham gia chương trình làm việc chính thức của toàn đoàn, trao quà của đoàn và viết vào sổ lưu niệm, tôi đều tranh thủ thời gian trò chuyện với các chiến sĩ. Điều kiện mỗi thực thể có khác nhau, nơi lớn, nơi bé, nơi xanh mướt cây, nơi không bóng mát, nơi thuận lợi, nơi còn khó khăn… nhưng dù ở đâu, tôi vẫn cảm nhận nghị lực, tinh thần vững vàng, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ của các chiến sĩ, và dù ở đâu, tôi vẫn thấy tình cảm chân thành của quân, dân dành cho đất nước và dành cho nhau.
Khi đoàn tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, tôi lại càng cảm nhận được tình cảm thiêng liêng ấy. Thả những con hạc giấy trắng và những bông hoa vàng theo dòng biển mênh mông, chúng tôi gửi đến các anh lòng thành kính và biết ơn, nghiêng mình trước công lao và sự hy sinh cao cả của các anh và gia đình các anh.
Đoàn công tác lưu luyến tạm biệt Trường Sa. Ảnh: Phan Duy
Tôi để lại đảo một ít đất mang từ Tây Nguyên, và nhặt một ít lá bàng vuông rơi trên đảo để gửi về Tây Nguyên tặng ba má. Ba má tôi đều là thương bệnh binh, có người đã để lại một phần cơ thể trên chiến trường trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc nên không có điều kiện ra thăm Trường Sa nhưng lòng vẫn luôn hướng về biển, đảo.
Từ Tây Nguyên đến Trường Sa, tưởng xa nhưng lại hoá gần là thế./.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05