Vì một Côn Đảo xanh, bền vững

03/04/2024 15:21

Phát triển du lịch Côn Đảo theo hướng tăng trưởng xanh, hài hòa bảo vệ môi trường bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Các mục tiêu trên đang được cộng đồng du lịch trên địa bàn thực hành bằng nhiều hành động cụ thể.

Một mô hình tuyên truyền giảm nhựa và bảo vệ rùa biển tại Côn Đảo.

Nhiều cách làm hay

Vào Chủ nhật hàng tuần, nhóm Trash2Art - keeping Côn Đảo Clean lại “hẹn hò” cùng đi nhặt rác. Khi thì Cầu tàu 914, lúc bãi Ông Câu, bãi Vông, bãi Giếng xưa, khu hải đăng Đá Trắng… Điểm nhặt rác không cố định. Theo mùa gió, các thành viên trong nhóm thấy ở đâu rác đại dương dạt vào nhiều thì điểm hẹn nằm ở đó. Ban đầu chủ yếu người dân địa phương và cộng đồng kinh doanh du lịch dịch vụ tham gia. Dần dà có du khách đăng ký, trong đó có nhiều khách nước ngoài.

“Nhóm duy trì nhặt rác hàng tuần nhằm truyền đi thông điệp hạn chế xả rác, bỏ rác đúng chỗ, giảm dần rác thải vì một Côn Đảo luôn xanh, bền vững”, Đan Vi Phương, trưởng nhóm Trash2Art - keeping Côn Đảo Clean cho hay.

Ngoài mô hình nhặt rác của nhóm Trash2Art - keeping Côn Đảo Clean, cộng đồng kinh doanh du lịch dịch vụ tại Côn Đảo đã có những cách làm tập trung cho mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, tiết kiệm và phục hồi tài nguyên, giảm nhựa… được thực hiện bền bỉ nhiều năm qua.

Trong đó, Six Senses Côn Đảo Resort được xem là hình mẫu tiên phong bền bỉ xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái gắn liền với bảo vệ môi trường, bảo tồn rùa biển Côn Đảo. Nước thải sinh hoạt được xử lý đạt chuẩn tái sử dụng cho tưới cây. Đồ thủy tinh được nghiền để làm cát. Six Senses Côn Đảo Resort thường xuyên tổ chức triển lãm về môi trường, thiết kế mô hình, tái chế vật dụng. Năm 2023, Six Senses Côn Đảo Resort đã hoàn thành 100% mục tiêu “Nói không với rác thải nhựa”.

Six Senses Côn Đảo Resort cũng là DN du lịch đầu tiên phối hợp với Vườn Quốc gia Côn Đảo thí điểm mô hình phục hồi và bảo tồn bãi đẻ của rùa biển tại bãi Đất Dốc từ năm 2018. Đề án được các tổ chức quốc tế, các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam công nhận là sáng kiến tiêu biểu, hiệu quả trong xã hội hóa công tác bảo tồn rùa biển.

Chỉ tính riêng trong năm 2023 có 6 cá thể rùa mẹ lên bãi biển Đất Dốc làm tổ đẻ 653 quả trứng, tỷ lệ ấp nở và thả về biển thành công trên 90% với 598 cá thể rùa con. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng di dời 7.454 quả trứng rùa từ các khu vực khác về hồ ấp trứng tại Six Senses Côn Đảo Resort, cho ấp nở tại đây và thả 6.102 cá thể rùa con về biển.

Hiện nay, nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống, mua sắm trên địa bàn huyện cũng đang tích cực sử dụng thùng rác, sọt chứa quần áo, hộp khăn giấy… từ tre trúc, lục bình. Các cơ sở còn khuyến khích và cho khách mượn túi vải khi cần đựng đồ; thay thế dầu gội, sữa tắm đóng gói tiện dụng 1 lần bằng các bình lớn cố định; tổ chức tour nhặt rác, tour trồng cây truyền thông thông điệp sống xanh. 

Mưa dầm thấm lâu

Côn Đảo được xác định là khu du lịch quốc gia, tầm cỡ khu vực và quốc tế, ưu tiên phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh. Đồng thời, gắn kết với thị trường quốc tế và nâng cao tính cạnh tranh với du lịch các đảo khác ở trong nước, nước ngoài. Phát triển Côn Đảo tạo tiền đề và động lực thúc đẩy các ngành sản xuất và dịch vụ khác phát triển, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư trên đảo; gắn kết phát triển với các đô thị du lịch quan trọng của tỉnh trong mối liên kết chặt chẽ với TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

Theo bà Võ Thị Vân, Giám đốc Ban Quản lý KDL quốc gia Côn Đảo, thực hiện mục tiêu trên, Ban Quản lý phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) khởi động chiến dịch truyền thông giảm nhựa năm 2024. Mục tiêu của chiến dịch ngăn nhựa sử dụng một lần ngay từ đầu vào Côn Đảo, cụ thể là trên các phương tiện vận chuyển khách đến sân bay, bến cảng và điểm tham quan, bãi biển, trong cơ sở lưu trú, ăn uống, giải trí…

Chiến dịch chia làm 3 giai đoạn. Trong giai đoạn 1 và 2 (từ tháng 4 đến tháng 7) tập trung truyền tải thông điệp về quy định giảm nhựa, nói không với hoạt động cúng đốt hàng mã qua cuộc thi Giỏ đồ lễ xanh, Thử thách dấu tay xanh; lắp đặt thiết bị theo dõi chất lượng không khí; truyền thông trên nền tảng website, mạng xã hội quảng bá du lịch Côn Đảo và định hướng về du lịch giảm nhựa; hướng dẫn thực hành giảm sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần; in ấn sản phẩm truyền thông sáng tạo như bộ huy hiệu Côn Đảo, vẽ tranh tường về du lịch giảm nhựa, post-card.

Giai đoạn 3 (từ tháng 9 đến tháng 11), tổ chức Tuần lễ ngưng nhựa/thu gom rác tái chế tại các điểm tham quan, điểm di tích lịch sử. Đồng thời, tiếp tục viết nội dung, thiết kế hình ảnh phục vụ truyền thông trên các trang mạng xã hội truyền tải thông điệp về quy định hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa dùng 1 lần tại các địa điểm du lịch năm 2025.

Đại diện Vườn Quốc gia Côn Đảo cũng cho biết, ngoài nhiệm vụ liên tục thu gom, xử lý rác nhựa từ đại dương dạt vào các đảo nhỏ, còn xây dựng phương án thu gom, làm sạch lượng rác thải tích tụ sâu trong rừng ngập mặn, dưới các rạn san hô trong lòng biển không làm ảnh hưởng tiêu cực đến rạn san hô và các loài động, thực vật biển, bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học rừng và biển, bảo vệ khu Ramsar Côn Đảo.

“Hy vọng những việc làm thiết thực trên sẽ “mưa dầm thấm lâu” giúp thay đổi dần hành vi, tiết kiệm và phục hồi tài nguyên, giữ mãi màu xanh, phát huy các giá trị văn hóa, sinh thái của Côn Đảo”, bà Võ Thị Vân chia sẻ.

Nguồn: Baobariavungtau.com.vn
Cùng chuyên mục
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển
Nỗ lực ngoại giao đáng ghi nhận của Việt Nam vì biên giới, biển, đảo, hòa bình và phát triển

Đó là nhận định của Trưởng đại diện Phái đoàn Wallonie-Bruxelles tại Việt Nam Pierre Du Ville về những nỗ lực của Việt Nam trong...

Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ
Kinh nghiệm hợp tác biên giới Canada – Mỹ

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Adib Abbasi, cán bộ liên lạc của...

Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền
Kinh nghiệm của Bỉ trong xử lý vấn đề biên giới trên đất liền

Tại Hội thảo quốc tế “Hợp tác vì biên giới, biển, đảo hòa bình và phát triển”, ông Erik Franckx, Giáo sư danh dự tại...

  Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới
Luật pháp quốc tế trong xây dựng, đàm phán và ký kết hiệp ước biên giới

Là một quốc gia vừa có biên giới trên bộ, vừa có biên giới trên biển, , Việt Nam luôn tôn trọng và thiện chí...

Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”
Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị: Tập trung tối đa hoàn thành “sứ mệnh”

Những năm qua, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế (CKQT) Hữu Nghị ((Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lạng Sơn) luôn hoàn...

Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ

Năm 2024 đánh dấu 25 năm Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc và 15 năm...

Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá
Cái Mép - Thị Vải trước cơ hội bứt phá

Tình trạng tắc nghẽn cảng biển ở châu Á vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”, ảnh hưởng không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU
Đại tướng Phan Văn Giang hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Campuchia
“Chìa khóa” cho phát triển thương mại biên giới Việt Nam-Lào
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương