Áo dài Tày và câu chuyện bảo tồn trang phục dân tộc thời đại 4.0

03/06/2021 09:18

Mỗi dân tộc đều có một trang phục truyền thống của riêng mình, đó vừa là sản phẩm sáng tạo của dân tộc từ quá khứ đến hiện tại, vừa là một trong những giá trị được lưu giữ, truyền bá, góp phần làm nên bản sắc văn hoá dân tộc. Trang phục truyền thống của người Tày cũng không ngoại lệ.

Nét đẹp áo dài Tày

Theo số liệu điều tra dân số năm 2019, dân tộc Tày có hơn 1,85 triệu người, sinh sống chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta, là dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân đông nhất. Văn hoá truyền thống của người Tày có nhiều nét đặc sắc, trong đó có trang phục truyền thống .

Nếu phụ nữ người Dao, người Thái, người Chăm, người Mông … có trang phục khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của phụ nữ người Tày lại vô cùng đơn giản. Đó là chiếc áo dài nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ hoạ tiết gì lên. Điều này như thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của phụ nữ dân tộc Tày.

Tuỳ mỗi vùng sẽ có một số nét khác biệt về hình thức, nhưng cơ bản áo dài của phụ nữ Tày gồm 5 thân, cổ đứng cao 2cm. May áo dài Tày thường được may từ hai tay qua nách xuống dưới tà áo. Khó nhất là may đường vòng cổ và phần nẹp áo từ nách xuống đến eo. Áo mặc có gọn gàng, thanh thoát hay không phần nhiều nhờ đường lượn ở phần cổ và phần nẹp eo này. Khi mặc áo dài, phụ nữ Tày dùng thắt lưng bằng lụa quấn quanh eo, buộc và thả ra phía sau lưng. Các cô gái trẻ thường cuốn thắt lưng bằng lụa màu hồng hay xanh, đỏ, tím; người lớn tuổi dùng màu chàm, đen.

Chị Hoàng Thị Khuyên, dân tộc Tày ở Bắc Quang, Hà Giang cho biết: Trước đây, các bà, các mẹ thường khâu tay và làm mọi thứ thủ công. Từ hái lá chàm về, ngâm với nước lã từ ba đến bốn ngày, pha vôi, lọc nước trong của tro bếp hoà cùng với chàm, hãm màu bằng rượu sau đó mới nhuộm. Tuy nhiên lần nhuộm đầu tiên chưa thể đem lại màu sắc chuẩn mà phải nhuộm thêm đôi ba lần nữa mới đem đến màu sắc ưng ý.

Chị Khuyên nói thêm, người con gái dân tộc Tày ai cũng phải biết khâu vá, thêu thùa. Cha mẹ thường dạy cho các cô gái trẻ về kỹ thuật khâu vá từ sớm để họ có thể tự may cho mình chiếc áo dài vào độ tuổi 15 (là chủ yếu), để đến tuổi lấy chồng sẽ dùng chiếc áo dài đó mặc trong đám cưới của mình.

Câu chuyện bảo tồn trang phục truyền thống

Nếu như trước kia, các bà, các mẹ sử dụng áo dài thường xuyên thì ngày nay, quan niệm về văn hóa mặc của phụ nữ Tày cũng ít nhiều thay đổi, đặc biệt là với những cô gái trẻ, nhằm thích nghi với cuộc sống và giao tiếp.

Em Nông Diệu Băng, dân tộc Tày xã Kim Phú, TP. Tuyên Quang kể: Là người dân vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang xuống tái định cư ở một xã của thành phố Tuyên Quang, nhiều năm qua, em thấy tại các đám cưới trong thôn, thanh niên thường mặc trang phục hiện đại. Chỉ thỉnh thoảng có một vài bà, mẹ mặc áo dài truyền thống của dân tộc Tày trong đám cưới.

Tương tự, bà Sầm Thị Thiện, dân tộc Tày tại huyện Cao Bình, tỉnh Cao Bằng cho biết: “Bây giờ con cháu chúng tôi ít mặc trang phục truyền thống lắm. Ở chợ bày bán nhiều bộ quần áo rời với chất liệu mát mẻ, màu sắc bắt mắt lại tiện lợi nên chúng mua về mặc nhiều. Nhưng đó là trong cuộc sống hàng ngày, còn dịp lễ hội, cưới hỏi, sinh hoạt văn hoá …thì phụ nữ vẫn mặc trang phục dân tộc Tày”.

Khi được hỏi thêm về sự cần thiết bảo tồn trang phục truyền thống, bà Thiện chia sẻ: Việc bảo tồn cần có sự phối hợp giữa người dân và chính quyền, tuy nhiên người dân mới là then chốt. Nếu trân trọng văn hoá dân tộc thì dù hàng ngày có lựa chọn những trang phục thoải mái, tiện lợi để sinh hoạt và lao động, thì trong những sự kiện quan trọng của dân tộc, bà con cũng sẽ không quên mặc trang phục truyền thống.

Còn với bà Ngô Thị Ngoan, người Tày ở Thượng Lâm, Na Hang lại có quan điểm: “Là thế hệ đi trước, tôi luôn mong muốn con cháu mình trân trọng văn hoá truyền thống. Đặc biệt là ngôn ngữ và trang phục. Do vậy, gia đình tôi ngay từ khi các con tập nói đã được dạy tiếng Tày song song với tiếng phổ thông. Gia đình vẫn may trang phục truyền thống của dân tộc để mặc trong các dịp quan trọng”.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên Báo Dân tộc và Phát triển, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hoá Dân tộc (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) cho biết: Bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đồng thời với cuộc “cách mạng công nghiệp 4.0” đã và đang ảnh hưởng mạnh đến nhiều quốc gia, nhiều lĩnh vực, trong đó có văn hóa. Trang phục truyền thống của một số dân tộc đã và đang biến dạng, mất gốc, thay đổi bằng các trang phục mới. Nếu không kịp thời bảo tồn và phát huy, trong thời gian không xa, các trang phục truyền thống DTTS sẽ mất đi, bản sắc văn hóa dân tộc khó tìm lại được.

Trước tình hình đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL, ngày 18/01/2019 phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Sự ra đời của Đề án này là cần thiết để bảo tồn trang phục truyền thống của đồng bào DTTS nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào
Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào

Pa Xa Lào là bản vùng biên giới thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, là nơi sinh sống, quần cư của đồng bào dân...

Những hiểu biết để thêm yêu đại dương
Những hiểu biết để thêm yêu đại dương

Tảo và thực vật phù du trong lòng đại dương chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 70% tổng lượng oxy cho bầu khí quyển.

10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam
10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam

Mới đây sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet (Mỹ) đã giới thiệu cho du khách 10 điểm đến đáng đi nhất Việt Nam, từ...

Eo biển Vĩnh Tân - một thắng cảnh đẹp
Eo biển Vĩnh Tân - một thắng cảnh đẹp

Ông Minke - một giáo sư người Pháp có lần cùng chúng tôi qua eo biển Vĩnh Tân – Cà Ná ngồi trong xe ô...

11 sinh vật tuyệt đẹp được tìm thấy ở biển Việt Nam
11 sinh vật tuyệt đẹp được tìm thấy ở biển Việt Nam

Sinh vật biển Việt Nam được cho là phong phú không chỉ vì vị trí địa lý thuận lợi, mà còn do khí hậu nhiệt...

Những sự thật tò mò về Biển Đông
Những sự thật tò mò về Biển Đông

Biển Đông là một vùng nước rộng lớn tuyệt đẹp, nổi tiếng với nhiều loài động vật biển khác nhau. Hãy tìm hiểu những sự...

Chèo SUP trên biển Đà Nẵng
Chèo SUP trên biển Đà Nẵng

Với nhiều điều kiện thuận lợi, phong trào chèo SUP (ván chèo đứng) diễn ra sôi nổi trên địa bàn thành phố. Đây là môn...

Tin đọc nhiều
Lãnh hải là vùng biển được quy định như thế nào theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01/11- 08/11/2023
Hội đàm Ban Công tác đặc biệt 2 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
Hà Lan luôn tuân thủ và ủng hộ luật pháp quốc tế
Khởi công cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài gần biên giới Việt Nam-Campuchia
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt-Lào
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong các lĩnh vực truyền thống
Đưa quan hệ Việt Nam – Mông Cổ phát triển lên tầm cao mới
Tàu hải quân Hoàng gia Australia thăm hữu nghị Việt Nam
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Tuân thủ luật pháp quốc tế 'là trách nhiệm của tất cả các quốc gia'
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương
Hiệu quả từ mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ
Những huyện nào là huyện biên giới của tỉnh Sơn La?
Chấm dứt khai thác hải sản bất hợp pháp để bảo đảm sinh kế bền vững
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày nào?
Lít-va mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam
Đắk Lắk và Mondulkiri tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới
Đường biên giới Việt Nam – Lào khởi đầu và kết thúc ở vị trí nào?
5 bức tường biên giới nổi tiếng
Hội nghị Tuyên truyền Công tác Biên giới trên Đất liền Việt Nam-Campuchia
Tiến tới đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới
Việt Nam và Hà Lan quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững
Cọc dấu trên đường biên giới Việt Nam – Lào được thể hiện như thế nào?
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5
Tuyến biên giới Việt Nam – Lào có bao nhiêu cặp cửa khẩu?
Phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Campuchia
Bản đồ biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng gồm những bản đồ nào?