ASEAN với các đối tác: Khai thác tiềm năng, phát huy thế mạnh, thúc đẩy kết nối, nâng cao tự cường

11/10/2024 15:57

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Lãnh đạo các nước tại Hội nghị cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 27 diễn ra tại Lào. Ảnh: baoquocte.vn

Tiếp tục chương trình làm việc của các Hội nghị Cấp cao, ngày 10/10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản, Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao ASEAN-Úc.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 27, Lãnh đạo các nước đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ASEAN-Nhật Bản tại Tokyo vào tháng 12/2023, và hoan nghênh những tiến triển tích cực trong quan hệ thời gian qua. Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4 của ASEAN, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 239,4 tỷ USD, và là nhà đầu tư FDI lớn thứ 5 vào ASEAN đạt 14,5 tỷ USD năm 2023.

Lãnh đạo các nước khẳng định tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai các cam kết, sáng kiến và kết quả Cấp cao kỷ niệm, bao gồm Tuyên bố Tầm nhìn chung và Kế hoạch thực hiện Tuyên bố. Cụ thể, ASEAN và Nhật Bản sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, củng cố chuỗi cung ứng, kết nối hạ tầng; tăng cường hợp tác về quốc phòng, an ninh biển, chống tội phạm xuyên quốc gia, tăng cường an ninh mạng, quản lý và ứng phó với thiên tai. Hai bên cũng sẽ dành ưu tiên cao cho hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, phát triển cơ sở hạ tầng xanh, hệ sinh thái xe điện, năng lượng, ứng phó biến đổi khí hậu, giao lưu nhân dân, du lịch.

Bày tỏ vui mừng trong lần đầu tiên tham dự Hội nghị cũng là chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru (I-si-ba Si-ghê-rư) nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện ASEAN-Nhật Bản, không ngừng được củng cố và phát triển qua 50 năm trên cơ sở 3 trụ cột “đối tác từ trái tim đến trái tim qua các thế hệ”, “đối tác đồng kiến tạo kinh tế và xã hội tương lai” và “đối tác vì hoà bình và ổn định”. Thủ tướng Ishiba Shigeru cũng khẳng định cam kết của Nhật Bản tiếp tục tăng cường hợp tác và hỗ trợ ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tăng cường kết nối và thu hẹp khoảng cách phát triển.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hoan nghênh thành công của Hội nghị Cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản tháng 12/2023, là dấu mốc lịch sử và khởi đầu kỷ nguyên hợp tác mới cho quan hệ hai bên.

Nhấn mạnh hợp tác kinh tế-thương mại-đầu tư cần tiếp tục là động lực chính, đồng thời đẩy mạnh kết nối các nền kinh tế hai bên, Thủ tướng khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư hơn nữa vào ASEAN, đề nghị Nhật Bản tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp ASEAN tham gia vào các chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Nhật Bản, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, xây dựng lực lượng lao động tay nghề cao. Bên cạnh đó, cần thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới từ các lĩnh vực mới nổi như chuyển đổi số, bán dẫn, điện toán đám mây, internet vạn vật, chuyển đổi năng lượng, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp thông minh...

Nhằm kiến tạo tương lai phát triển tự cường và bền vững, tăng cường ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, Thủ tướng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các nước ASEAN, tiểu vùng Mê Công ứng phó biến đổi khí hậu, thúc đẩy chuyển đổi năng lượng và thực hiện cam kết giảm phát thải, trong đó có thông qua sáng kiến “Cộng đồng Phát thải ròng bằng 0 châu Á”.

Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần tăng cường phối hợp chiến lược vì hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, theo đó đề nghị Nhật Bản tiếp tục ủng hộ lập trường chung ASEAN về Biển Đông, giải quyết hòa bình các tranh chấp, nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước UNCLOS 1982, hướng tới xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 lần thứ 27, các Lãnh đạo ASEAN và ba nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của khuôn khổ hợp tác ASEAN+3, và đánh giá cao những tiến triển tích cực trong hợp tác ASEAN+3 thời gian qua. Triển khai Kế hoạch Công tác hợp tác ASEAN+3 giai đoạn 2023-2027 đạt tỷ lệ 55%, chỉ sau gần 2 năm thực hiện. Theo báo cáo của Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO), mặc dù còn nhiều yếu tố bất ổn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả khu vực ASEAN+3 năm 2024 dự kiến đạt 4,2% và ước đạt 4,4% vào năm 2025. Trong năm 2023, tổng kim ngạch thương mại 2 chiều giữa ASEAN và các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đạt 1,1 nghìn tỷ USD, trong khi tổng đầu tư FDI từ các nước trên vào ASEAN đạt 42,8 tỷ USD.

Lãnh đạo các nước ASEAN và các đối tác nhất trí tiếp tục phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch Công tác, ưu tiên hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, thực hiện hiệu quả RCEP. Các nước cũng đặc biệt nhấn mạnh hợp tác nâng cao năng lực và phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác theo lĩnh vực hiện có để kịp thời ứng phó và xử lý các thách thức về an ninh phi truyền thống, chống tội phạm xuyên quốc gia, an ninh lương thực, an ninh y tế… Lãnh đạo các nước ủng hộ tăng cường phối hợp và bảo đảm ổn định tài chính khu vực thông qua thực hiện Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM) và Cơ chế Tài chính nhanh, đồng thời đẩy mạnh hợp tác về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, xe điện, chuyển đổi năng lượng, biến đổi khí hậu... Lãnh đạo các nước cũng nhấn mạnh thúc đẩy giao lưu nhân dân, phát huy vai trò và giá trị của ASEAN+3 đóng góp tích cực hơn cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển khu vực.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao vai trò quan trọng của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc trong giữ vững ổn định, hoà bình, hợp tác, phát triển trong khu vực, khẳng định sự phát triển thịnh vượng của ASEAN không thể thiếu sự kết nối, hợp tác và hỗ trợ của các Đối tác +3 trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh 3 định hướng phát triển hợp tác ASEAN+3 trong bối cảnh khu vực và toàn cầu biến động phức tạp, khó đoán định.

Một là, bảo đảm kết nối chuỗi cung ứng. Thủ tướng hoan nghênh và đề nghị sớm triển khai Tuyên bố Lãnh đạo ASEAN+3 về Tăng cường kết nối các chuỗi cung ứng khu vực, nhằm đẩy mạnh kết nối cơ sở hạ tầng, thuận lợi hóa thương mại-đầu tư, ổn định tài chính, mở cửa thị trường, nâng cao hiệu quả lưu chuyển, cung ứng hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động khác, cũng như xây dựng các sáng kiến kết nối kinh tế.

Hai là, tranh thủ các động lực tăng trưởng mới. Thủ tướng nhấn mạnh cần khai thác tốt các tiềm năng và cơ hội hợp tác khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, các ngành, lĩnh vực mới nổi như trí tuệ nhân tạo, bán dẫn, điện toán đám mây, internet vạn vật..., mang lại lợi ích thiết thực cho người dân và các quốc gia trong khu vực.

Ba là, tự cường trước thiên tai và biến đổi khí hậu. Cảm ơn các Đối tác+3 hỗ trợ phục hồi kinh tế những năm qua và khắc phục hậu quả, thiệt hại do cơn bão Yagi gây ra vừa qua, Thủ tướng đề nghị ASEAN+3 đẩy mạnh hợp tác quản lý thiên tai và giảm thiểu thiệt hại, tăng cường khả năng chống chịu cho cộng đồng, ưu tiên cao hơn cho hợp tác chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, đồng thời mong các Đối tác +3 tăng cường hợp tác, hỗ trợ phát triển bền vững tiểu vùng sông Mê Công.

Khẳng định tầm quan trọng của môi trường hòa bình, an ninh và ổn định, không có chiến tranh, thuận lợi cho phát triển cho các quốc gia và cả khu vực, Đông Nam Á cũng như Đông Bắc Á, Thủ tướng nhấn mạnh, dù trong bất cứ vấn đề gì, yếu tố quan trọng nhất là phải tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước UNCLOS 1982, đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, chung tay ứng phó các thách thức toàn cầu, cùng nhau định hình cấu trúc khu vực mở, bao trùm, minh bạch, đề cao luật pháp quốc tế với ASEAN giữ vai trò trung tâm và sự giúp đỡ, hỗ trợ hợp tác hiệu quả của các nước Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Úc lần thứ 4, các Lãnh đạo đánh giá cao thành công của Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Úc vào tháng 3/2024, đồng thời nhấn mạnh tiếp tục phối hợp chặt chẽ triển khai kết quả của Cấp cao đặc biệt, đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện hai bên phát triển thực chất, hiệu quả và cùng có lợi.

Hoan nghênh những tiến triển tích cực thời gian qua, nhất là kim ngạch thương mại hai chiều giữa ASEAN và Úc đạt 94,4 tỷ USD và đầu tư FDI từ Úc vào ASEAN đạt 1,6 tỷ USD năm 2023, Lãnh đạo các nước nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các cam kết đề ra trong Kế hoạch hành động giai đoạn 2025-2029 mới thông qua, trên cơ sở định hướng của Tuyên bố Tầm nhìn chung và Tuyên bố Melbourne mới thông qua tại Cấp cao đặc biệt. Hai bên cũng sẽ phối hợp thực hiện các cam kết và sáng kiến, trong đó có Sáng kiến Tương lai Úc vì ASEAN trị giá 204 triệu đô-la Úc và Quỹ tài trợ đầu tư Đông Nam Á trị giá 2 tỷ đô-la Úc.

Thủ tướng Úc Anthony Albanese nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 quan hệ ASEAN-Úc, đề ra định hướng phát triển tương lai hợp tác hai bên trong các thập kỷ tiếp theo, đồng thời cam kết tăng cường hợp tác chặt chẽ, cùng có lợi với các quốc gia trong khu vực ứng phó các thách thức, nắm bắt các cơ hội, cùng xây dựng một khu vực kết nối chặt chẽ hơn, tự cường hơn, góp phần bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng chung.

Trong phát biểu, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị ASEAN và Úc tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực xây dựng Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ASEAN-Úc vì hòa bình, thịnh vượng và hướng tới tương lai.

Đánh giá cao mối quan hệ lâu đời với Úc, người bạn chân thành, đối tác tin cậy của nhau và luôn giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, thách thức, Thủ tướng đề nghị hai bên cần tăng cường phối hợp chiến lược vì hòa bình và ổn định tại khu vực, đồng thời đánh giá cao Úc tiếp tục tích cực ủng hộ lập trường chung của ASEAN về Biển Đông, giải quyết hòa bình tranh chấp, nỗ lực hoàn tất Bộ Quy tắc COC hiệu lực, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước UNCLOS 1982, góp phần xây dựng Biển Đông thành vùng biển hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển bền vững.

Thủ tướng nhấn mạnh hai bên cần phối hợp tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới như khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Theo đó, cần khai thác hiệu quả các tiềm năng kinh tế có tính bổ trợ cao, đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, tạo thuận lợi và mở cửa thị trường hơn nữa đối với các mặt hàng nông sản, đa dạng hóa chuỗi cung ứng.

Hướng tới tương lai phát triển bao trùm, bền vững cho người dân và các quốc gia, Thủ tướng đề nghị ASEAN và Úc hỗ trợ lẫn nhau thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững, thông qua mở rộng hợp tác, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi xanh, bảo vệ môi trường, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu. Thủ tướng hoan nghênh Úc hỗ trợ phát triển tiểu vùng Mê Công và cảm ơn Úc ưu tiên hỗ trợ vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam phát triển “thuận thiên”, thích ứng biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị cần tăng cường giao lưu nhân dân, hợp tác giáo dục, đào tạo, nhất là mong muốn Úc cấp thêm học bổng cho sinh viên các nước ASEAN, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao./.

Cùng chuyên mục
Thủ tướng: Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là
Thủ tướng: Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào là "đặc biệt của đặc biệt"

Chiều tối 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Thượng tướng Khamliang Outhakaysone, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào cùng đoàn đại...

Quản lý toàn diện phần lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam
Quản lý toàn diện phần lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ Việt Nam

Chiều 18/12, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị toàn thể Ủy ban sông Mekong Việt Nam...

Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Thái Lan đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực
Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Thái Lan đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực

Tối 18/12, tại Khách sạn Athanee, Bangkok, Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại...

Đối thoại biển Việt Nam – Pháp lần thứ nhất
Đối thoại biển Việt Nam – Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12/2024 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất....

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Đoàn Bộ Ngoại giao và các Đại sứ Pháp tại khu vực châu Á
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Đoàn Bộ Ngoại giao và các Đại sứ Pháp tại khu vực châu Á

Chiều ngày 16/12/2024, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã tiếp Đoàn Bộ Ngoại giao...

Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực
Quan hệ hợp tác Việt Nam-Lào tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thongsavanh Phomvihane và thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Việt Nam và...

Việt Nam kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ chuẩn mực theo Công ước UNCLOS
Việt Nam kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ chuẩn mực theo Công ước UNCLOS

Trong các ngày 10-12/12 (giờ địa phương), tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79...

Làm sâu sắc hơn hợp tác lâu bền giữa Việt Nam và Campuchia
Làm sâu sắc hơn hợp tác lâu bền giữa Việt Nam và Campuchia

Chiều 12/12/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng...

Thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Campuchia
Thắt chặt quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Campuchia

Trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội...

Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao
Chủ tịch nước Lương Cường làm việc với Bộ Ngoại giao

Ngày 12/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới thăm và làm việc với Bộ Ngoại giao.

Đưa biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trở thành cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN
Đưa biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc trở thành cầu nối giữa Trung Quốc và các nước ASEAN

Tiếp tục chương trình chuyến thăm Trung Quốc, đồng chủ trì Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt...

Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc
Phiên họp lần thứ 16 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc

Ngày 10/12/2024 tại Nhà khách Điếu Ngư Đài, Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi...

Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực
Lễ kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực

Ngày 10/12/2024, Bộ Ngoại giao tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm ngày Công ước Liên hợp quốc về Luật biển có hiệu lực. Tham...

Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất
Đối thoại biển Việt Nam-New Zealand lần thứ nhất

Ngày 09/12, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao và Thương mại New Zealand tổ chức Đối thoại biển Việt Nam...

Kỷ niệm 45 năm thành lập Đoàn chuyên gia kinh tế - văn hoá giúp cách mạng Campuchia
Kỷ niệm 45 năm thành lập Đoàn chuyên gia kinh tế - văn hoá giúp cách mạng Campuchia

Sáng 07/12/2024, Ban Liên lạc cựu chuyên gia kinh tế - văn hoá giúp cách mạng Campuchia (Đoàn chuyên gia) đã trang trọng tổ chức...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU