Bảo vệ phên dậu của Tổ quốc

06/10/2020 17:10

Sự kiện Ban biên giới trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng (nay là Ủy ban Biên giới quốc gia trực thuộc Bộ Ngoại giao) ra đời vào ngày 6/10 đúng 45 năm trước đây không phải là ngày lễ lớn so với các ngày kỷ niệm trọng đại trong năm 2020. Tuy nhiên việc hình thành cơ quan này lại liên quan tới một công việc lớn của đất nước; đó là nhiệm vụ xác định và bảo vệ biên giới quốc gia, chủ quyền dân tộc.

Đối với bất kỳ nước nào, biên giới, lãnh thổ đều rất thiêng liêng; riêng đối với nước ta, việc xác định chuẩn xác, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia càng có ý nghĩa lớn lao vì nước ta giáp ranh với nhiều nước khác cả trên bộ và trên biển. Trong suốt chiều dài mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã phải đổ biết bao xương máu vì sự nghiệp bảo vệ biên cương, chủ quyền.

Thật không quá lời nếu nói rằng, trong 45 năm tồn tại và phát triển của cơ quan chuyên trách về biên giới lãnh thổ, một khối lượng lớn chưa từng có các công việc trong lĩnh vực này đã được tiến hành.

Nếu như trước Cách mạng tháng Tám, các văn bản pháp quy về biên giới đều do chính quyền thực dân Pháp thực hiện thì nay, với tư cách là một quốc gia độc lập, thống nhất, nước ta tự mình đàm phán và ký kết hàng loạt định ước quốc tế hoạch định rõ ràng biên cương và chủ quyền quốc gia ở trên bộ, trên biển và cả trên không.

Trong số các thỏa thuận đã đạt được có thể kể đến các hiệp định, hiệp ước về biên giới trên đất liền với Trung Quốc, Lào và Căm-pu-chia. Về ranh giới trên biển là các hiệp định về vùng nước lịch sử với Căm-pu-chia, phân định Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc, hợp tác khai thác với Ma-lai-xi-a ở vùng biển chồng lấn, phân định vùng chồng lấn với Thái Lan, vùng thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a. Về trên không là việc thu hồi, xác định và quản lý vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Ho Chi Minh). Bên cạnh các định ước về phân định cũng như về phân giới, cắm mốc, nước ta còn ký hàng loạt hiệp định quản lý biên giới với các nước láng giềng.

Trong quan hệ quốc tế, nước ta đã tích cực tham gia soạn thảo và đã tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 đồng thời tích cực tham gia hoạt động của cơ quan Liên hợp quốc về Công ước này.

Những thỏa thuận trên tạo ra những thuận lợi mới cho công cuộc bảo vệ phên dậu của Tổ quốc, giữ gìn môi trường hòa bình ổn định, mở rộng hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng. 

Ở trong nước, cơ quan về biên giới quốc gia đã đề xuất chủ trương, soạn thảo và trình Quốc hội thông qua những văn bản pháp quy hết sức quan trọng như Luật Biên giới quốc gia và Luật Biển cùng nhiều văn bản liên quan khác, tạo nền tảng pháp lý vững chắc để bảo vệ biên cương của Tổ quốc.

Trong việc xử lý các vấn đề liên quan tới biên giới, lãnh thổ phải chăng nổi lên mấy phương châm sau:

Một là, do tầm quan trọng đặc biệt của công tác biên giới, lãnh thổ lĩnh vực này luôn được sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ của lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong nhiều trường hợp các chủ trương, biện pháp cụ thể tưởng như “rất nhỏ” đều nhận được sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cấp cao nhất; bên cạnh Chính phủ luôn luôn hình thành Ban chỉ đạo liên ngành do Thủ tướng hoặc Phó Thủ tướng đứng đầu, trong đó Ủy ban Biên giới quốc gia đóng vai trò nòng cốt.

Hai là, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là sự nghiệp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị ở Trung ương và các địa phương liên quan. Cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng, việc tạo dựng sức mạnh tổng hợp của mọi “binh chủng hợp thành” luôn luôn đóng vai trò rất quan trọng. Trong khuôn khổ này, Ủy ban Biên giới quốc gia giúp Bộ trưởng Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về biên giới lãnh thổ quốc gia với 21 nhiệm vụ cụ thể; vì vậy có thể vừa được coi là bộ tổng tham mưu, vừa là cơ quan “tác chiến” trong lĩnh vực này. Đồng hành với Ủy ban Biên giới quốc gia luôn luôn có sự tham gia tích cực của ngành Công an, Quân đội (bao gồm cả Bộ đội biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ba là, trong khuôn khổ chung đó, người dân có vị trí đặc biệt trong việc giữ gìn phên dậu của Tổ quốc. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức toàn dân về biên giới, lãnh thổ và cả về biển đảo đã được chú trọng và phát huy tác dụng lớn. Để bảo đảm vai trò của người dân cần quan tâm đặc biệt tới việc cải thiện điều kiện sống của cư dân ở dọc tuyến biên giới và trên biển - đảo. Hơn ở đâu hết, việc củng cố thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân có ý nghĩa sống còn đối với việc giữ vững biên cương, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Thiết nghĩ, các cán bộ, chiến sỹ tại các khu vực biên giới và biển đảo cũng như tại các cửa khẩu là những người đứng trên tuyến đầu canh giữ biên cương, do đó họ cần được trang bị hiện đại và đáng được thụ hưởng những chính sách ưu đãi cao nhất.

Bốn là, cũng như trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp bảo vệ biên giới, lãnh thổ “phải trông vào thực lực” như Bác Hồ từng căn dặn. Thực lực nói ở đây không chỉ là “sức mạnh cứng” thể hiện trong sức mạnh kinh tế và an ninh - quốc phòng mà còn ở “sức mạnh mềm” thể hiện trong tính chính nghĩa của chúng ta, ở ý chí kiên cường và tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc, ở đường lối chính sách đúng đắn, ở sự đồng tình, ủng hộ của dư luận thế giới…

Năm là, sự nghiệp bảo vệ biên cương nằm trong tổng thể công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế - xã hội, vì vậy nó cần được gắn bó chặt chẽ với yêu cầu gìn giữ hòa bình, ổn định để phát triển.

Cũng chính vì vậy, trước sau như một nước ta kiên quyết và kiên trì đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền thiêng liêng của dân tộc trên Biển Đông, kể cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; thông qua thương lượng ngoại giao dựa trên pháp luật, nhất là Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 để tìm ra giải pháp cơ bản và lâu dài đối với những điểm bất đồng; tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế, trước hết là các nước thành viên ASEAN đối với lập trường chính nghĩa và thái độ xây dựng của chúng ta.

Cho dù đã giành được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận trong công tác biên giới, lãnh thổ song trước mắt chúng ta còn nhiều nhiệm vụ hết sức nặng nề, phức tạp. Tin rằng, với những bài học đã thâu lượm được, nhất định chúng ta sẽ thu được những thành công mới, giữ vững biên cương, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc./.

Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ

Cùng chuyên mục
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba
Người trạm trưởng trách nhiệm, gương mẫu ở đảo Bình Ba

Nắm chắc đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; đề cao tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên,...

Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa
Hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Mỹ thăm Khánh Hòa

Ngày 8/7, Soái hạm USS Blue Ridge (LCC 19) của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và tàu Tuần duyên Waesche đã cập cảng quốc...

Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp
Australia trao đổi kinh nghiệm chống đánh bắt cá bất hợp pháp

Australia áp dụng các hình phạt nặng đối với hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU),...

Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam
Bộ trưởng Malaysia đánh giá về quan hệ hợp tác ngư nghiệp với Việt Nam

Chính phủ Malaysia và Chính phủ Việt Nam đã ký Biên bản ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Nông nghiệp vào tháng 4/2014 tại Hà...

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

Ngày 26/6, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Viện Nghiên cứu vì sự phát triển Pháp đã tổ chức sự...

Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU

Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát...

Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam
Truyền thông Campuchia đề cao quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị với Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), trong những ngày qua,...

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng
Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa hai quốc gia láng giềng

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày...

Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam kết nối du lịch hàng hải

Truyền thông Thái Lan ngày 16/6 đưa tin nước này cùng Campuchia và Việt Nam đang tìm cách hợp tác thiết lập tuyến hàng hải...

Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng
Chính phủ Campuchia đề cao hợp tác với các quốc gia láng giềng

Ngày 12/6, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Hợp tác Quốc tế Campuchia ở thủ đô Phnom Penh diễn ra diễn đàn “Chính sách...

Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển
Tìm giải pháp hiệu quả để bảo tồn và phát triển kinh tế biển

Hệ sinh thái, tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng. Sự gia tăng chất thải ra cửa sông, ven biển, ngày...

Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong
Lào và Thái Lan xây thêm cầu qua sông Mekong

Lào và Thái Lan đang lên kế hoạch xây thêm một cây cầu bắc qua sông Mekong. Đây sẽ là cây cầu thứ 6 kết...

Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU
Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực của Việt Nam nhằm gỡ thẻ vàng IUU

Là những đối tác thương mại thủy sản quan trọng của nhau, Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực mà Việt Nam đang thực hiện...

Khởi động Đối thoại Shangri-La vì an ninh và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương
Khởi động Đối thoại Shangri-La vì an ninh và ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 31/5, các hoạt động trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La lần thứ 21 đã diễn ra tại Khách sạn Shangri-La ở Singapore, thu hút...

Quảng Nam cùng quan tâm đến các vùng biển và ven bờ tiềm năng
Quảng Nam cùng quan tâm đến các vùng biển và ven bờ tiềm năng

Không chỉ trong phạm vi các khu bảo tồn, một số vùng biển và ven bờ có tiềm năng cao về đa dạng sinh học...

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông