Bir Tawil: Vùng đất không thuộc quốc gia nào

11/11/2019 16:50

Nằm trên đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan là một vùng đất nhỏ đặc biệt nhất thế giới. Đây là vùng đất cuối cùng chưa được tuyên bố chủ quyền.

 

Vùng đất hình tứ giác này rộng 2000 km2 và nằm ở khu vực xa xôi nhất của Bắc Phi. Khu vực này chủ yếu là cát và đá, không có đường đi, tài nguyên thiên nhiên hay bất kì sinh vật nào cả. Thực sự, việc tuyên bố chủ quyền với vùng đất này không hề đóng góp được gì cho nền kinh tế của hai đất nước này.

Nằm cạnh Bir Tawil là một vùng đất tam giác rộng lớn hơn – Hala’ib – cũng toàn cát và đá nhưng lại tiếp giáp với Biển Đỏ nên vùng đất này lại có giá trị hơn. Cả Ai Cập và Sudan đều muốn Hala’ib nhưng vì lý do địa lý về đường biên giới, mỗi nước chỉ có thể tuyên bố chủ quyền với hoặc Bir Tawil, hoặc Hala’ib. Tuy vậy, không nước nào muốn nhường và chịu thiệt.

Sự tình bắt đầu từ năm 1899 khi nước Anh đang nắm trong tay quyền hành tại khu vực và ký một thỏa thuận với Ai Cập để cùng quản lý Sudan. Trên thực tế, nước Anh có quyền kiểm soát toàn bộ Sudan vì Ai Cập cũng chỉ là một nước khác được Anh bảo hộ. Theo thỏa thuận, đường biên giới giữa Ai Cập và Sudan sẽ chạy thẳng dọc theo đường vĩ tuyến 22. Tuy nhiên, sau 3 năm, nước Anh thấy rằng đường ranh giới đó không phản ánh thực chất việc sử dụng đất bởi các bộ lạc bản địa tại khu vực nên họ đã vẽ ra một đường biên giới mới.

Một ngọn núi nhỏ ở phía nam vĩ tuyến 22 được Anh quyết định sẽ trao cho Ai Cập vì đây là quê hương của tộc di cư Ababda có mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Ai Cập. Vùng này trở thành Bir Tawil.

Trong khi đó, vùng đất tam giác rộng lớn hơn, gọi là Hala’ib, nằm ở phía bắc vĩ tuyến 22, bên cạnh Biển Đỏ được trao cho Sudan kiểm soát vì đây là quê hương của người Beja có mối liên kết văn hóa gần gũi hơn với Sudan.

Không có mâu thuẫn nào xảy ra cho đến khi Sudan giành độc lập vào năm 1956. Chính quyền Sudan mới tuyên bố chủ quyền với Hala’ib. Mặt khác, Ai Cập nói rằng đây chỉ là chia cắt tạm thời về quyền tài phán và rằng chủ quyền thực sự được chia theo như bản thỏa thuận 1899 với đường biên giới là vĩ tuyến 22. Điều này khiến tam giác Hala’ib trở thành một phần của Ai Cập.

Việc tranh chấp lãnh thổ là khá phổ biến nhưng điều khiến tranh chấp này đặc biệt không phải là việc giành giật lấy tam giác Hala’ib mà chính là ảnh hưởng của việc tranh chấp lên vùng đất nhỏ Bir Tawil ở phía nam vĩ tuyến 22. Cả Ai Cập và Sudan đều không muốn tuyên bố chủ quyền với Bir Tawil vì làm vậy sẽ đồng nghĩa với việc rút bỏ tuyên bố chủ quyền với Hala’ib. Trên bản đồ của Ai Cập, Bir Tawil được vẽ là một phần lãnh thổ của Sudan; ngược lại, trên bản đồ của Sudan, Bir Tawil lại được vẽ là một phần của Ai Cập. Trên thực tế, Bir Tawil lại được cho là không thuộc về nước nào cả - một vùng đất vô chủ./.

Nguồn: Amusing Planet
Cùng chuyên mục
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông

Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần
Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần

Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Đặc tính
Đặc tính "kiên cường" của cây sam hương giữa biển khơi Phú Qúy

Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...

"Của để dành" trên Vịnh Hạ Long

Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...

Đảo Ba Mùn xanh
Đảo Ba Mùn xanh

Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...

Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Điều phối viên Chương trình toàn cầu về phòng chống tội phạm trên biển của Liên hợp quốc chào xã giao Cảnh sát biển Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hà Vĩ
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
UNCLOS góp phần củng cố ổn định của trật tự pháp lý trên biển
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga thăm Đà Nẵng
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo