Bộ Công Thương đề nghị không chậm trễ xuất khẩu chính ngạch

03/08/2022 20:12

Việc Trung Quốc áp dụng nhiều biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhằm phòng chống dịch COVID-19 khiến doanh nghiệp phải đối mặt với không ít khó khăn.

Xung quanh vấn đề này, phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Toản, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu thuộc Bộ Công Thương về khuyến cáo doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và chủ động thích ứng trong tình hình mới.

- Trước tình trạng Trung Quốc vẫn áp dụng biện pháp thắt chặt phòng chống dịch COVID-19, xin ông cho biết việc này ảnh hưởng thế nào đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa khu vực biên giới?

Phó Cục trưởng Trần Quốc Toản: Việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách “Zero COVID” và áp dụng biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát hàng hóa, phương tiện nhằm phòng chống dịch COVID-19 tại các cửa khẩu biên giới đã ảnh hưởng lớn tới tốc độ thông quan hàng hóa, thậm chí có thời điểm gây ùn tắc nghiêm trọng.

Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp gây sụt giảm kim ngạch thương mại biên giới Việt Nam-Trung Quốc thời gian qua; phát sinh chi phí với doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu phòng dịch.

Đáng lưu ý, đã có thời điểm, nhiều cửa khẩu biên giới Việt Nam-Trung Quốc phải tạm dừng hoạt động khi Trung Quốc phát hiện virus trên bao bì, hàng hóa và phương tiện vận tải.

Đầu tháng 7/2022, Hải quan Trung Quốc thông báo áp dụng biện pháp phòng chống dịch mới nhằm mục tiêu vừa phòng chống dịch, vừa ổn định kinh tế.

Do đó, Bộ Công Thương đã đề nghị doanh nghiệp làm tốt việc phòng chống dịch từ khâu nuôi trồng, thu mua, bao gói, chế biến, vận chuyển và xuất khẩu theo hướng dẫn của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Mặt khác, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm kiểm dịch và an toàn thực phẩm.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy quý 2/2022, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam sang Trung Quốc đạt 310,6 triệu USD, giảm 94,1%; nhập khẩu đạt 2,6 tỷ USD, giảm 73,2% so với quý 2/2021.

- Ông có thể chia sẻ về những khó khăn, thách thức trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua biên giới mà doanh nghiệp đang phải đối mặt?

Phó Cục trưởng Trần Quốc Toản: Hiện nay, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp ỷ lại vào xuất khẩu tiểu ngạch vốn tiềm ẩn nhiều rủi ro về thanh toán, kiểm dịch, ép cấp, ép giá, ùn tắc…

Cùng đó, cơ sở hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa của một số tỉnh biên giới còn thiếu và yếu, nhất là hạ tầng giao thông và dịch vụ logistics.

Ngoài ra, cửa khẩu quốc tế đường sắt chưa được phát huy lợi thế do khác biệt về khổ đường ray; hạ tầng thương mại biên giới quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng yêu cầu về trao đổi, lưu thông hàng hóa với phía Trung Quốc.

Một khó khăn nữa là cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới đường bộ chưa được đầu tư nâng cấp theo kịp nhu cầu và quy mô thương mại song phương.

Tại một số cửa khẩu, lối mở, xe container chưa vào đến cửa khẩu nên khó khăn trong giao nhận hàng hóa. Cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu cũng hạn chế, một số khu vực cửa khẩu thiếu vốn đầu tư, dự án dở dang khiến thu hút đầu tư, hoạt động thương mại chưa sôi động.

Việc kết nối đường sắt giữa Việt Nam và Trung Quốc qua 2 cửa khẩu Lào Cai-Hà Khẩu và Đồng Đăng-Bằng Tường chưa đồng bộ, không thể phát huy đầy đủ vai trò trong vận tải, thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và giảm tải cho đường bộ.

Hơn nữa, sản xuất chưa bám sát tín hiệu, nhu cầu thị trường; chất lượng, bao gói sản phẩm không đảm bảo; vùng trồng chậm đăng ký; truy xuất nguồn gốc chưa được quan tâm thấu đáo.

Đây là lý do dẫn đến nhiều sản phẩm chỉ xuất khẩu được theo hình thức tiểu ngạch và không tiêu thụ được ở thị trường khác dù đã ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do.

Trong số hàng hóa đang ùn tắc tại biên giới phía Bắc, lượng hàng chờ xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch lớn hơn nhiều so với lượng hàng chờ xuất khẩu theo hình thức chính ngạch qua cửa khẩu quốc tế.

Điều này lý giải vì sao các hình thức vận chuyển khác như đường biển, đường sắt rất thuận lợi nhưng ít thương nhân Việt Nam có thể tận dụng được.

Mặt khác, các địa phương tuy đã quan tâm tới sản xuất, xuất khẩu nông sản nhưng có lúc, có nơi chưa được thực sự sâu sát. Mặc dù Bộ Công Thương cùng các tỉnh biên giới phía Bắc, nhất là Lạng Sơn đã có nhiều văn bản khuyến cáo, đề nghị cùng phối hợp điều tiết sản xuất và lưu chuyển hàng lên biên giới nhưng hiệu quả còn thấp do thiếu sự quan tâm.

 

Hàng nông sản xuất khẩu qua đường chuyên dụng vận tải hàng hóa cửa khẩu Tân Thanh-Pò Chài. (Ảnh: Quang Duy/TTXVN)

Một số địa phương và doanh nghiệp vẫn giữ cách thức làm ăn manh mún, chộp giật dẫn đến việc ùn ứ hàng hóa, ảnh hưởng đến chất lượng và bị ép giá.

Dù vẫn là xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu nhưng tỉnh Bắc Giang và Hải Dương đã xây dựng kịch bản cũng như có kế hoạch kết nối với khách hàng từ đầu vụ nên chưa đầy 2 tháng đã xuất khẩu gần 130.000 tấn vải.

Trong khi đó, một số sản phẩm khác như mít, thanh long, dưa hấu… năm nào cũng xảy ra hiện tượng ùn tắc cục bộ tại cửa khẩu khi vào chính vụ thu hoạch.

Thời gian gần đây, chính sách thương mại biên giới được phía Trung Quốc siết chặt theo hướng ngày càng chính quy, thu hẹp diện mặt hàng trao đổi cư dân biên giới; tăng cường thực thi pháp luật, thực hiện nghiêm quy định với hoạt động nhập khẩu nông thủy sản trên tuyến biên giới đất liền.

Tất cả những điều này đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế biên mậu.

Một số tỉnh biên giới chưa thiết lập được “vùng xanh,” “luồng xanh” ở khu vực cửa khẩu biên giới với quy trình, tiêu chuẩn phòng chống dịch hài hòa với Trung Quốc như chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành tại Thông báo số 350/TB-VPCP về việc tháo gỡ khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua các tỉnh biên giới phía Bắc.

- Vậy để khắc phục khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu xuất khẩu qua biên giới, theo ông đâu là giải pháp hiệu quả?

Phó Cục trưởng Trần Quốc Toản: Trước mắt, thực hiện phương châm “an toàn để xuất khẩu” và “xuất khẩu phải an toàn,” Bộ Công Thương khuyến cáo địa phương vùng trồng và doanh nghiệp xuất khẩu chủ động theo dõi sát tình hình để điều tiết lượng hàng lên biên giới phù hợp với năng lực thông quan, tránh tình trạng ùn tắc hàng hóa.

Bên cạnh đó, triển khai đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 từ khâu nuôi trồng, thu mua, bao gói, chế biến, vận chuyển và xuất khẩu theo hướng dẫn của FAO và WHO.

Mặt khác, địa phương và doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Trung Quốc về truy xuất nguồn gốc, kiểm nghiệm kiểm dịch và an toàn thực phẩm.

Về lâu dài, Bộ Công Thương đề nghị doanh nghiệp cần chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch theo nguyên tắc thương mại quốc tế nhằm đảm bảo xuất nhập khẩu ổn định và bền vững.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất
Hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ nhất

Ngày 29/3, tại Đà Nẵng, Bộ Công an Việt Nam chủ trì tổ chức hội nghị thường niên Bộ trưởng Công an, Nội vụ Campuchia...

Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép

Cùng với 28 tỉnh, thành phố có biển, thời gian qua, các lực lượng chức năng, trong đó có Bộ đội Biên phòng đã và...

Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024

Sáng 29/3, tại biển Cửa Việt thuộc thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, diễn ra lễ ra quân khai thác vụ...

Bộ đội Trường Sa tổ chức tuyên truyền pháp luật cho ngư dân
Bộ đội Trường Sa tổ chức tuyên truyền pháp luật cho ngư dân

Ngày 29/3, đảo Trường Sa, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân phối hợp với Đồn Biên phòng 394, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Khánh...

Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ

Ngày 25/3, UBND tỉnh Kiên Giang và Tòa thị chính tỉnh Kampot đồng tổ chức hội nghị sơ kết hai năm (2022-2023) và đề ra...

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Sơn La – Hủa Phăn
Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Sơn La – Hủa Phăn

Tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác phát triển toàn diện trên...

Hội nghị hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp
Hội nghị hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp

Ngày 26/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng, BĐBP 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang tổ chức...

Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

10 năm qua, với chức năng, nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành...

Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn

Sáng 25/3, tại xã Hải An, huyện Hải Lăng thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị và Công ty cổ phần...

Tổ chức thi và triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương' lần III
Tổ chức thi và triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương' lần III

Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III năm 2024 nhằm tiếp tục...

Quảng Ninh: Phát triển bền vững nuôi biển
Quảng Ninh: Phát triển bền vững nuôi biển

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tiên quyết liệt phát triển nghề nuôi biển bền vững. Quảng Ninh đã có quy...

Đổi thay trên vùng biên giới Lạng Sơn
Đổi thay trên vùng biên giới Lạng Sơn

Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự chung tay, góp sức của người dân, việc triển khai xây dựng nông thôn mới...

Cô Tô hướng tới là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo cấp quốc gia
Cô Tô hướng tới là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo cấp quốc gia

Huyện đảo Cô Tô vừa công bố danh sách chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện (23/3/1994-22/3/2024), nhằm...

Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8
Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8

Ngày 18/3, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp rà soát công tác...

Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển
Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Tỉnh Kiên Giang lập danh sách cảng cá, bến cá tư nhân, truyền thống, giám sát chặt chẽ sản lượng thuỷ sản khai thác trên...

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024