Cảnh sát biển hỗ trợ ngư dân vượt khó khăn do dịch Covid-19

11/05/2020 11:46

Quan hệ thắm đượm nghĩa tình Việt Nam - Campuchia ngày càng được củng cố qua nhiều thập kỷ, đặc biệt là trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Một bức tranh về quan hệ Việt Nam - Campuchia do các tác giả thuộc các đơn vị trong Quân đội Hoàng gia Campuchia sáng tác. (Nguồn: TTXVN)

Những trang sử hào hùng

Việt Nam và Campuchia là hai quốc gia láng giềng gần gũi. Tạo hóa đã ban cho dòng Mekong hiền hòa chảy qua hai nước, tưới mát những cánh đồng xanh bát ngát đôi bờ, đem lại cuộc sống trù phú cho người dân hai nước. Con sông ấy đã đi vào thơ ca, chứng kiến những thời khắc lịch sử và đổi thay ở mỗi nước.

Nhắc đến lịch sử quan hệ Việt Nam - Campuchia, chắc hẳn trong tâm trí các thế hệ người dân mỗi nước không thể lãng quên những trang sử vẻ vang, hào hùng của tình đoàn kết chiến đấu keo sơn, ở đó “bát cơm sẻ nửa, hạt muối cắn đôi” mãi là hình ảnh thân quen, thắm đượm nghĩa tình quân dân hai nước trong các giai đoạn đấu tranh gian khổ giành độc lập, đem lại hòa bình tự do cho mỗi nước.

Trở về với thực tại, có thể nói những thành quả to lớn mọi mặt của mỗi nước ngày nay có được, ngoài ý chí tự lực tự cường, còn có cả nhân tố quan trọng là sự kết tinh của tình đoàn kết anh em, tình cảm thiêng liêng của hai dân tộc dành cho nhau và sự nhận thức đúng đắn đối với vận mệnh chung của hai nước trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Ôn lại lịch sử những năm 60 của thế kỷ trước, khi Mỹ mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn cõi Đông Dương, hai dân tộc lại một lần nữa phát huy truyền thống đoàn kết chiến đấu chống thực dân, để rồi tiếp tục kề vai sát cánh trong cuộc chiến tranh trường kỳ chống đế quốc.

Trong dòng chảy thời gian ấy, ngày 24/6/1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Samdech Quốc trưởng Norodom Sihanouk đã chính thức đặt nền móng thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước khi dân tộc Việt Nam còn đang trong “mưa bom bão đạn”.

Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt này không chỉ thể hiện sự ủng hộ của hai dân tộc dành cho nhau, mà còn tạo niềm tin tất thắng, khích lệ quân dân hai nước tiếp tục tăng cường tình cảm đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm.

Từ đây, các lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia đã hiệp đồng tác chiến, đánh bại nhiều chiến dịch quân sự của Mỹ, ngụy quân Sài Gòn và quân đội Lon Nol. Bằng ý chí kiên cường, tình đoàn kết chặt chẽ, quân dân hai nước đã làm nên chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975.

Vượt qua muôn vàn gian khổ trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, đáng ra nhân dân hai nước phải được hưởng một cuộc sống hòa bình để dựng xây đất nước, nhưng tập đoàn Pol Pot đã phản bội dân tộc Campuchia, thực hiện chính sách diệt chủng tàn bạo, đẩy dân tộc Campuchia trước thảm họa diệt vong. Tham vọng hơn, chúng còn phát động cuộc chiến tranh đẫm máu, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, gây bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam.

Đáp lại lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia và thực hiện quyền tự vệ chính đáng bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng, Quân tình nguyện và nhân dân Việt Nam đã sát cánh cùng các lực lượng vũ trang yêu nước Mặt trận Đoàn kết Cứu nước Campuchia tiến hành cuộc chiến tranh thần tốc, giải phóng dân tộc Campuchia khỏi họa diệt chủng vào ngày 7/1/1979.

Một lần nữa, tình đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau bằng cả xương máu lại được hun đúc, để rồi hai dân tộc tiếp tục “nhường cơm sẻ áo” cho nhau, diệt “giặc đói, giặc dốt” sau giải phóng và 10 năm tái thiết Campuchia. Chiến thắng chế độ diệt chủng là thắng lợi chính nghĩa đã thấm thêm máu và nước mắt của hai dân tộc, ở đó tình đoàn kết đã trở thành sức mạnh bất diệt, đánh đổ mọi thế lực bạo tàn.

Trải qua 4 thập kỷ tái thiết đất nước, với ý chí vươn lên cùng sự giúp đỡ to lớn, hiệu quả của cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, đất nước Campuchia đã đổi thay và đang vươn mình phát triển, người dân Chùa Tháp đang được hưởng những mùa xuân yên vui.

Chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Ngày nay, quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” giữa Việt Nam và Campuchia đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực, với dấu ấn đậm nét của các chuyến thăm giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Nhiều cơ chế hợp tác đã hình thành và phát huy hiệu quả, tạo động lực đẩy mạnh hợp tác toàn diện giữa hai nước. Hai bên đã ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia năm 1985 và Hiệp ước bổ sung năm 2005, Nghị định thư phân giới cắm mốc, từng bước hiện thực hóa một đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.

Quan hệ giữa các tỉnh thành, địa phương, đoàn thể... ngày càng gắn bó, là “cầu nối” góp phần làm sâu đậm hơn quan hệ hai bên. Trước sau như một, Việt Nam luôn ưu tiên cao cho quan hệ đặc biệt với Campuchia, dành hàng trăm tỷ đồng mỗi năm hỗ trợ Campuchia phát triển kinh tế, xã hội.

Dân tộc Việt Nam có câu “thương người như thể thương thân”, tình cảm tự nhiên đó thôi thúc nhân dân Việt Nam cần chung sức, đồng lòng với các nước trong cuộc “chiến đấu” chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có nước bạn Campuchia.

Với tình cảm láng giềng gần gũi, khi dịch bệnh Covid-19 bắt đầu xuất hiện và Campuchia áp dụng một số biện pháp khẩn cấp chống dịch vào cuối tháng 3, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm thăm hỏi Thủ tướng Campuchia Hun Sen, khẳng định các bộ, ngành, địa phương Việt Nam quyết tâm phối hợp với Campuchia trong phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh, giải quyết kịp thời các vướng mắc trên tinh thần hợp tác, cảm thông lẫn nhau, nhưng vẫn duy trì tạo thuận lợi thông thương hàng hóa dọc biên giới, đáp ứng nhu cầu giao thương biên mậu.

Chia sẻ với những khó khăn của Campuchia, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã gửi tặng Chính phủ và nhân dân Campuchia một số trang thiết bị y tế để ứng phó với dịch bệnh. Ngày 3/4, Lễ trao tặng các trang thiết bị y tế gồm quần áo bảo hộ, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn, hệ thống xét nghiệm Covid-19 trị giá khoảng 7,2 tỷ đồng đã diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng và ông Chay Navuth, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam.

Món quà nghĩa tình đã được gấp rút vận chuyển từ Hà Nội sang Phnom Penh và trao tận tay Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheang, thể hiện tình cảm chân thành của Chính phủ và nhân dân Việt Nam đối với đất nước và nhân dân Campuchia.

Đại sứ Vương quốc Campuchia Chay Navuth cũng như Bộ trưởng Y tế Mam Bunheang đều cảm động trước nghĩa cử cao đẹp đó, thay mặt Chính phủ Campuchia cảm ơn sâu sắc Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã gửi tặng món quà đầy ý nghĩa trong bối cảnh Campuchia đang tích cực phòng chống dịch bệnh, khẳng định mối quan hệ láng giềng thân thiết, hữu nghị tốt đẹp giữa hai nước, sự cần thiết phải chung sức đồng lòng, phối hợp chặt chẽ chống dịch bệnh giữa hai bên.

Các tỉnh của Việt Nam giáp biên với Campuchia như Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An... và một số đơn vị như Quân khu 7, Bộ Tư lệnh TP. Hồ Chí Minh... đã kịp thời thăm hỏi, động viên, tặng trang thiết bị y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu cho các lực lượng chức năng địa phương bạn đang tham gia chống dịch Covid-19.

Trước tình cảm chân thành và sự giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời của các địa phương Việt Nam, lãnh đạo các địa phương Campuchia đều bày tỏ cảm ơn nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng sát cánh, chia sẻ khó khăn cùng nhân dân Campuchia.

Phát huy tinh thần “tương thân tương ái”, các Cơ quan Đại diện ngoại giao Việt Nam đã kịp thời thăm hỏi, động viên và hỗ trợ vật chất cho cộng đồng người gốc Việt, hướng dẫn bà con thực hiện các quy định của Chính phủ Campuchia về phòng chống dịch, vận động các doanh nghiệp Việt Nam tham gia đóng góp, giúp đỡ nước bạn.

Hưởng ứng cuộc vận động đó, Ngân hàng Emperor M.G.N tại Phnom Penh đã ủng hộ Chính phủ Campuchia 100.000 USD, Ngân hàng Sacombank Cambodia ủng hộ 20 triệu Riel (hơn 4.800 USD), Công ty Metfone tài trợ 50% phí sử dụng internet giúp đỡ việc dạy và học trực tuyến tại Campuchia, Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia quyên góp được hàng chục nghìn USD cùng nhiều hiện vật góp phần hỗ trợ nhân dân nước bạn.

Lịch sử đã chứng minh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Việt Nam vẫn luôn sát cánh cùng Campuchia, tình cảm thủy chung mãi mãi không phai mờ, như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định: “Vận mệnh của hai dân tộc không thể tách rời nhau, đó là một chân lý từ thực tiễn lịch sử của hai nước. Việt Nam mãi mãi là người bạn láng giềng thủy chung, trước sau như một với đất nước và nhân dân Campuchia” và Thủ tướng Hun Sen cũng đồng quan điểm “Dù thế giới có chuyển biến, tình hình có chuyển biến, ASEAN đã có 10 nước nhưng tình đoàn kết Việt Nam và Campuchia vẫn tiếp tục. Khách quan lịch sử như vậy”./.

Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
  Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng đại biểu Địa phương Indonesia Yorrys Raweyai
  Tham vấn chính trị Việt Nam - Đan Mạch lần thứ 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
  ARF tiếp tục khẳng định là cơ chế hàng đầu về an ninh, thúc đẩy văn hóa tham vấn, đối thoại và hợp tác bao trùm
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson