Cho ý kiến về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

11/02/2025 16:11

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Chiều 10/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng (Dự án).

Xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ

Theo Tờ trình của Chính phủ, mục tiêu đầu tư Dự án là xây dựng tuyến đường sắt mới hiện đại, đồng bộ nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng bảo đảm kết nối hiệu quả mạng lưới đường sắt trong nước và quốc tế, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án với điểm đầu tại vị trí kết nối ray qua biên giới giữa ga Lào Cai mới và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc); điểm cuối tại khu bến Lạch Huyện. Chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km và 3 tuyến nhánh khoảng 27,9km.

Địa điểm thực hiện Dự án tại 9 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng.

Quy mô đầu tư: xây dựng mới tuyến đường sắt điện khí hóa, đường đơn, khổ 1.435mm, vận chuyển chung hành khách và hàng hóa; đoạn tuyến chính tốc độ thiết kế 160 km/h; đoạn qua khu vực đầu mối Hà Nội tốc độ thiết kế 120 km/h; các đoạn tuyến nối, tuyến nhánh tốc độ thiết kế 80 km/h.

Sơ bộ nhu cầu sử dụng đất khoảng 2.632ha. Hình thức đầu tư: đầu tư công. Sơ bộ tổng mức đầu tư: khoảng 203.231 tỷ đồng (8,369 tỷ USD).

Nguồn vốn: ngân sách nhà nước (trung ương, địa phương); nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài (vay Chính phủ Trung Quốc) và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Tiến độ thực hiện: lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành Dự án năm 2030.

Cân nhắc kỹ chính sách về loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban thống nhất sự cần thiết đầu tư Dự án; đề nghị Chính phủ làm rõ hơn sự phù hợp của Dự án với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và việc phân bổ, khoanh vùng đất đai cho Dự án tại các quy hoạch tỉnh của địa phương có Dự án đi qua.

Về công trình ga, trạm tác nghiệp kỹ thuật: Chính phủ đề xuất bố trí toàn tuyến dự kiến 18 ga (3 ga lập tàu, 15 ga hỗn hợp), để thực hiện tác nghiệp kỹ thuật phục vụ chạy tàu, bố trí 13 trạm tác nghiệp kỹ thuật.

Một số ý kiến đề nghị nghiên cứu, rà soát, mở rộng quy mô các ga (ga Lào Cai, ga Bảo Thắng), bố trí ga phù hợp với quy hoạch của địa phương (ga Yên Viên) để đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Ủy ban Kinh tế cho rằng Dự án có quy mô và tổng mức đầu tư rất lớn, trong kỳ trung hạn 2021-2025, nhu cầu vốn cho Dự án khoảng 128 tỷ đồng đã được Chính phủ cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Giai đoạn 2026-2030, nhu cầu vốn khoảng 177.282 tỷ đồng và giai đoạn 2031-2035, nhu cầu vốn khoảng 25.821 tỷ đồng.

Nguồn vốn cho Dự án được Chính phủ kiến nghị sử dụng nguồn vốn trong nước, nguồn vốn nước ngoài và các nguồn vốn hợp pháp khác, đồng thời đề xuất một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt như không thẩm định khả năng cân đối vốn theo quy định của Luật Đầu tư công; trong quá trình thực hiện Dự án, cho phép Thủ tướng Chính phủ được quyết định phát hành trái phiếu Chính phủ, huy động vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn vay ưu đãi nước ngoài, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách trung ương hằng năm (nếu có) và các nguồn vốn hợp pháp khác để bảo đảm tính phù hợp, khả thi cho Dự án.

Các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt này đã được Quốc hội cho phép áp dụng trong thời gian qua và đã được cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến, do đó kiến nghị của Chính phủ là có cơ sở.

Tuy nhiên, cơ quan thẩm tra đề nghị trong quá trình triển khai, thực hiện cần tuân thủ nguyên tắc bảo đảm các cân đối vĩ mô và an toàn nợ công quốc gia.

Về các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt triển khai đầu tư Dự án, trên cơ sở rà soát các chính sách đặc thù, đặc biệt của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam và đặc điểm của Dự án, Chính phủ đề xuất cho phép áp dụng 15 chính sách tại Nghị quyết số 172/2024/QH15, do đó Ủy ban Kinh tế cơ bản nhất trí với các cơ chế, chính sách này.

Đối với Chính sách 19 về loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia, thực hiện Dự án: Ủy ban Kinh tế cho rằng Dự án đã được cấp có thẩm quyền xem xét, cho ý kiến, với tiến độ cấp bách của Dự án thì việc chuẩn bị đầu tư sẽ có thể xảy ra những bất cập.

Tuy nhiên, việc quy định “Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức tham gia xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện Dự án được xem xét loại trừ, miễn hoặc giảm nhẹ trách nhiệm nếu trong quá trình thực hiện Dự án xảy ra các hành vi, tác động tiêu cực, lợi ích nhóm, lãng phí” chưa rõ phạm vi, mức độ, hình thức, quy trình được quyền áp dụng và có thể tạo ra tiền lệ, không công bằng, thống nhất với các dự án khác.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã có chính sách về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung (Nghị định số 73/2023/NĐ-CP ngày 29/9/2023 của Chính phủ), do đó đề nghị cân nhắc kỹ lưỡng đối với chính sách này và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, để thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, tạo bước đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận tải.

Cơ bản tán thành sự cần thiết xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã ban hành nghị quyết, kết luận, trong đó nhấn mạnh cần ưu tiên nguồn lực phấn đấu hoàn thành thủ tục và khởi công đầu tư Dự án trong năm 2025.

Dự án sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông đường sắt, kết nối các đô thị, khu công nghiệp lớn của vùng trung du, miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng.

Về hướng tuyến, Chủ tịch Quốc hội lưu ý phải có phương án tối ưu, bảo đảm việc kết nối của Dự án với mạng lưới đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, các loại hình vận tải khác, hạn chế tối đa đi qua khu dân cư và quỹ đất rừng; khảo sát, nghiên cứu kỹ việc thu hồi đất, bồi thường, tái định cư.

Về công trình ga, Chủ tịch Quốc hội đề nghị tính toán phù hợp tốc độ chạy tàu, đảm bảo nguyên tắc tập trung hàng hóa, hành khách để tiết kiệm chi phí đầu tư, có giải pháp kết nối công trình ga với kết cấu hạ tầng khu vực...

Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục hoàn thiện hồ sơ Dự án; trong đó lưu ý một số vấn đề như rà soát, tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án thiết kế sơ bộ, hướng tuyến dự án và việc kết nối với mạng lưới đường sắt, hệ thống giao thông khác, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; đánh giá kỹ các yếu tố tác động tới tiến độ triển khai Dự án.../.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Không bỏ lọt hành vi vi phạm khai thác
Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Không bỏ lọt hành vi vi phạm khai thác

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ven biển về việc...

Tàu 09 của Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia diễn tập Komodo 2025
Tàu 09 của Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia diễn tập Komodo 2025

Tàu 09, Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân đã lên đường tham gia Diễn tập Hải quân đa phương Komodo năm 2025 (MNEK-5) tại...

Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore
Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore

Sáng 11/2, Cảnh sát biển Việt Nam tổ chức gặp mặt, giao nhiệm vụ cho Thiếu tá Trần Nam Phương trước khi sang làm việc...

Bạch Long Vĩ - Biểu tượng trường tồn của chủ quyền biển đảo Việt Nam
Bạch Long Vĩ - Biểu tượng trường tồn của chủ quyền biển đảo Việt Nam

Với vẻ đẹp hoang sơ và ý nghĩa lịch sử, huyện đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng không chỉ là nơi cư ngụ của ngư...

Ngư dân thủ phủ nghề cá vươn khơi đầu năm
Ngư dân thủ phủ nghề cá vươn khơi đầu năm

18 tàu cá xa bờ đầu tiên ở xã Tam Quang - thủ phủ nghề cá tỉnh Quảng Nam chính thức bước vào vụ làm...

Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc

Ngày 7/2, tại tỉnh Lạng Sơn đã diễn ra Hội nghị sơ kết kết nghĩa cụm dân cư hai bên biên giới giữa thị trấn...

Cảng biển nước sâu hiện đại nhất Việt Nam đón chuyến tàu container đầu tiên
Cảng biển nước sâu hiện đại nhất Việt Nam đón chuyến tàu container đầu tiên

Sáng 7/2, tàu ESL Dubai với kích thước 216m trọng tải 319.000 DWT là tàu container đầu tiên chính thức cập Cảng container quốc tế...

Mùa xuân ấm tình quân dân của người lính ở đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ
Mùa xuân ấm tình quân dân của người lính ở đảo Lý Sơn và Cồn Cỏ

Những ngày trung tuần tháng Một này, tàu 390 đã vượt sóng gió, tiến ra khơi, mang những món quà Tết và cả hơi ấm...

Hải trình giữ biển ngày xuân
Hải trình giữ biển ngày xuân

Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, khi đất liền rộn ràng không khí chuẩn bị đón xuân, trên vùng biển Tây...

Công an, Hiến binh tỉnh Mondulkiri (Campuchia) thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông
Công an, Hiến binh tỉnh Mondulkiri (Campuchia) thăm, chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Nông

Chiều 20/1, đoàn đại biểu đại diện lực lượng Công an, Hiến binh tỉnh Mondulkiri, Campuchia do Trung tướng Lor Sô Kha, Giám đốc Ty...

Tây Ninh - Campuchia thắt chặt tình hữu nghị
Tây Ninh - Campuchia thắt chặt tình hữu nghị

Ngày 15/1, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức họp mặt hữu nghị mừng Xuân Ất Tỵ 2025, gặp gỡ đại biểu 4 tỉnh Svay Rieng,...

Mùa vàng trên biên giới Bù Ðốp
Mùa vàng trên biên giới Bù Ðốp

Cách thành phố Đồng Xoài khoảng 100km, Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước. Nơi đây, đời sống người dân chủ yếu...

Phó Tỉnh trưởng tỉnh Kampot chúc tết tỉnh Kiên Giang
Phó Tỉnh trưởng tỉnh Kampot chúc tết tỉnh Kiên Giang

Sáng 16/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Trung Hồ tiếp đoàn đại biểu tỉnh Kampot (Vương quốc Campuchia) do ngài Khiev Rithiphorn,...

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 mang Xuân đến quân dân huyện đảo Phú Quý
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 mang Xuân đến quân dân huyện đảo Phú Quý

Trong khuôn khổ chương trình "Tết hải đảo - Thắm tình quân dân, đón Xuân Ất Tỵ 2025", chiều ngày 14/1, Đoàn công tác Bộ...

Tăng cường công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Tăng cường công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Sáng 15/1, tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Quân chủng Hải quân tổ chức Hội nghị tổng kết công tác chống khai thác...

Tin đọc nhiều
Trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt về kết quả Hội nghị hẹp các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Công an tỉnh Bô Ly Khăm Xay (Lào) chúc Tết Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An
Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam sang làm việc tại Trung tâm chia sẻ thông tin an ninh hàng hải (IFC), Hải quân Singapore
Quản lý và khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên vùng bờ, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển
Xây dựng Lào Cai thành Trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam, các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc
Kỳ vọng đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam-Lào
Tăng cường công tác đối ngoại biên phòng, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Hợp tác thúc đẩy thương mại qua biên giới
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Tăng cường công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp
Đoàn đại biểu tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào) thăm, chúc Tết tỉnh Quảng Ninh
Vùng 5 Hải quân: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp tuyên truyền biển, đảo
Tăng cường hợp tác giữa Điện Biên với 3 tỉnh Bắc Lào
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)
Tây Ninh - Campuchia thắt chặt tình hữu nghị
Mô hình kết nghĩa tăng cường đoàn kết, hợp tác biên giới Việt Nam-Trung Quốc
Phối hợp xây dựng hiệu quả các Đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia tại Vương quốc Campuchia
Ban hành bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo
Thủ tướng Việt Nam-Lào đồng chủ trì Kỳ họp Ủy ban liên Chính phủ hai nước
Tết sớm cùng quân và dân huyện đảo Bạch Long Vĩ
'Lá chắn thép' nơi vùng biển Tây Nam của Tổ quốc
Nhiều hoạt động thiết thực trên tuyến biên giới Việt - Lào
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk
Ủy ban Thủy đạc Việt Nam tổng kết công tác thủy đạc giai đoạn 2015-2024
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ tiếp Đoàn Bộ Ngoại giao và các Đại sứ Pháp tại khu vực châu Á
Trao đổi sâu rộng về các lĩnh vực hợp tác trong quan hệ Việt Nam - Lào
Biên phòng Kiên Giang tăng cường phòng, chống khai thác IUU