Vì một vùng biên cương giàu đẹp

13/07/2022 16:35

Khu vực biên giới Hà Giang có 32 xã, 2 thị trấn/346 thôn, bản, trong đó có 123 thôn, bản giáp biên, gồm 19 dân tộc với hơn 122.000 khẩu sinh sống, trong đó, dân tộc Mông chiếm 59,9%. Ở đây, địa hình phức tạp, núi cao, khe sâu hiểm trở, giao thông đi lại từ trung tâm các xã, thị trấn đến các thôn, bản chưa được thuận lợi. Trong khi đó, thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, trình độ dân trí còn hạn chế. Những yếu tố đó đã tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội, khiến cho đời sống của phần lớn người dân tộc thiểu số (DTTS) gặp nhiều khó khăn.

Xuất phát từ thực tế địa bàn, thực hiện Chỉ thị số 572-CT/QUTW, ngày 5/10/2012 của Quân ủy Trung ương “Về Quân đội thực hiện công tác dân tộc trong tình hình mới”, BĐBP Hà Giang đã trực tiếp tham gia và tham mưu cho chính quyền các địa phương tập trung khắc phục các mặt hạn chế, phát huy tiềm năng và lợi thế của địa phương để xây dựng vùng DTTS vững mạnh hơn.

Xác định hệ thống chính trị có mạnh thì công tác quản lý, điều hành của chính quyền địa phương mới hiệu quả, BĐBP Hà Giang tăng cường 34 đồng chí cán bộ cho các xã, thị trấn biên giới. Đồng thời, phân công 167 đồng chí đảng viên tham gia sinh hoạt tại các chi bộ thôn, bản và 346 đồng chí đảng viên các đồn Biên phòng phụ trách các hộ gia đình ở khu vực biên giới. Cán bộ, đảng viên BĐBP Hà Giang đã tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị, xã hội hướng dẫn cách thức quản lý, điều hành của bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản và các tổ chức đoàn thể... Nhờ đó, các tổ chức chính trị, xã hội duy trì hoạt động có nền nếp, chất lượng từng bước được nâng lên.

Trong 10 năm qua, các đơn vị BĐBP Hà Giang đã tham mưu cho chính quyền địa phương củng cố, kiện toàn 324 tổ chức đoàn thể, 346 tổ tự quản an ninh, trật tự tại 346 thôn, bản, 107 tập thể và 856 cá nhân, hộ gia đình tham gia tự quản đường biên, cột mốc. Đồng thời, phối hợp và tham gia giải quyết 217 vụ việc ở cơ sở đúng theo quy định của pháp luật. Từ đó, góp phần xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc.

Cùng với việc tham gia củng cố hệ thống chính trị cơ sở, BĐBP Hà Giang còn tích cực tham mưu tạo nguồn, đào tạo cán bộ người DTTS. Theo đó, trong 10 năm qua, BĐBP Hà Giang đã tuyển chọn cử đi đào tạo được 72 lượt cán bộ là người DTTS; tham mưu cho chính quyền địa phương theo dõi, giúp đỡ các hạt nhân người DTTS và bồi dưỡng, kết nạp được 1.427 đảng viên; quan tâm, tạo điều kiện, cơ hội việc làm cho 176 quân nhân xuất ngũ trở về địa phương.

Thông qua việc triển khai các chương trình, chính sách dân tộc, các nguồn đầu tư của Bộ Quốc phòng hỗ trợ phát triển vùng biên giới, trong những năm qua, Bộ Chỉ huy BĐBP Hà Giang đã phối hợp với các sở, ban, ngành và các huyện biên giới thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Cán bộ Đồn Biên phòng Lũng Cú, BĐBP Hà Giang bàn giao bò sinh sản cho người dân trên địa bàn. Ảnh: Văn Đô

Cụ thể, thực hiện Chương trình 135, hơn 1.400 công trình đã được đầu tư xây dựng. Chương trình đã hỗ trợ sản xuất cho hơn 258.000 lượt hộ dân; thực hiện 103 mô hình giảm nghèo cho gần 2.200 hộ dân được hưởng lợi... Thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi theo Quyết định 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có gần 4.500 hộ dân được hỗ trợ nước sinh hoạt. Thực hiện đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao theo Quyết định 1672/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đã có 8 công trình (nhà sinh hoạt cộng đồng, cấp nước, điện, giao thông) được đầu tư xây dựng.

Với tấm lòng hướng về người dân biên giới, BĐBP Hà Giang tổ chức thực hiện nhiều chương trình, dự án an sinh xã hội cũng như mô hình phát triển kinh tế. Cho đến nay, các chương trình, dự án do BĐBP tỉnh làm chủ đầu tư đều phát huy hiệu quả, điển hình là: Dự án mở đường giao thông từ xã Cao Mã Pờ, huyện Quản Bạ đi mốc 291/1; dự án sắp xếp ổn định dân cư xã Tả Ván, huyện Quản Bạ; dự án cấp nước cho các đồn Biên phòng và một số cụm dân cư thuộc các xã biên giới; 12 mô hình BĐBP giúp dân “Xây dựng thôn, bản phát triển toàn diện”...

Thực hiện dự án chăn nuôi bò sinh sản luân chuyển tại 4 xã biên giới, từ 64 con bò giống cấp cho 64 hộ dân năm 2013, đến nay đã sinh sản được 129 con bò và bàn giao cho các hộ dân khác. Với Chương trình “Chung tay vì cộng đồng - bò giống giúp người nghèo nơi biên giới”, 2.083 con bò giống đã được bàn giao cho các hộ nghèo, đến nay, sinh sản được 3.510 con bò. Ngoài ra, BĐBP Hà Giang còn giúp dân làm hơn 191km đường giao thông nông thôn; tu sửa 8km kênh mương phục vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng 1 nhà văn hóa... Đặc biệt, hằng năm, BĐBP Hà Giang đều thực hiện Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản”, tặng quà và tiền trị giá trên 4 tỷ đồng cho nhân dân ở khu vực biên giới.

Những việc làm thiết thực của BĐBP Hà Giang đã góp phần quan trọng thay đổi diện mạo vùng DTTS Hà Giang, nâng cao đời sống của bà con, giữ vững an ninh, trật tự ở khu vực biên giới./.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững

Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...

Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương
Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong duy trì trật tự pháp lý trên các đại dương

TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...

Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới
Phòng, chống xuất nhập cảnh trái phép qua biên giới

Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...

Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam
Đại sứ Ito Naoki: Nhật Bản mong muốn tiếp tục đối thoại, hợp tác và liên kết với các quốc gia như Việt Nam

Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...

Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung
Kết nối đường sắt biên giới giúp thúc đẩy hợp tác kinh tế và giao lưu Việt-Trung

Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS
Việt Nam vận dụng tốt các quy định của UNCLOS

Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...

Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian
Biên giới Việt - Lào: Đâu chỉ có núi non hùng vĩ, còn có tình người vượt thời gian

Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...

UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương
UNCLOS: Những đóng góp quan trọng trong giải quyết các vấn đề mới nổi về quản trị biển và đại dương

Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...

Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển
Sự hình thành Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển

Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...

Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông
Hiệp ước Biển cả - BBNJ: Cơ hội để Việt Nam mở rộng tầm nhìn ngoài Biển Đông

Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế
Đối thoại Biển lần thứ 13: Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế

Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...

Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á

Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...

Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển
Luật pháp quốc tế là “la bàn” cho tranh chấp trên biển

Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson
Đối thoại biển Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững