Dàn nhạc ngũ âm – tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ

19/11/2020 18:03

Trong kho tàng văn hóa đặc sắc của người Khmer ở Nam Bộ, dàn nhạc ngũ âm là sự hội tụ tinh tế của chủ thể văn hóa, không chỉ về sự tài hoa của người diễn tấu, thẩm mỹ âm nhạc truyền thống mà còn chứa đựng trong đó lịch sử - địa văn hóa, phong tục tập quán và khát vọng thuần hậu.

Dàn nhạc ngũ âm – nhạc cụ truyền thống của người Khmer

Quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa tài hoa

Người Khmer Nam Bộ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer, vốn có chung nguồn gốc với người Campuchia và có nguồn gốc gần gũi với các dân tộc Indonesia, Malaysia ở các hải đảo phía Nam. Bên cạnh đó, trong quá trình sinh sống gần gũi, đồng bào đã hòa hợp với các cộng đồng Chăm, Hoa, Việt tại vùng Nam Bộ. Những sự tiếp nối, giao lưu văn hóa này là nguồn gốc tạo nên bản sắc văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Dàn nhạc ngũ âm phản ánh rõ nét những đặc điểm này với ảnh hưởng từ âm nhạc cổ truyền Campuchia, Ấn Độ và Indonesia, đã được bản địa hóa.

Nhạc cụ truyền thống của người Khmer ở Nam Bộ rất đa dạng, được kết cấu thành nhiều dàn nhạc khác và tuỳ theo từng cuộc lễ mà lựa chọn sử dụng dàn nhạc với các nhạc cụ khác nhau để biểu diễn. Trong đó, dàn nhạc ngũ âm là sự kết hợp giữa nhạc Pin và nhạc Peat. Nhạc Pin vốn là dàn nhạc cổ xưa, được ra đời từ thời đại Noko Knum của vương quốc Phù Nam, mang đậm dấu ấn văn hóa Ấn Độ và được du nhập theo tôn giáo Bà La Môn. Sau này, có sự kết hợp thêm nhạc cụ của người Khmer có sẵn và dàn nhạc krong-sko-trom min có từ thời trung đại. Hai loại nhạc gồm Pin và krong-sko-trom min được nhập chung với nhau thành một dàn nhạc Pin-peat.

Là dàn nhạc lễ nên có những quy định chặt chẽ về việc sử dụng trong những hoạt động tín ngưỡng cụ thể. Theo quy định cổ truyền, dàn nhạc ngũ âm chỉ được sử dụng trong các ngày đại lễ tại chùa (Lễ Cầu Phước, Lễ Dâng Bông…) và ngày Tết như Sel Done-ta, Chnam Thmây, Óc Om Bok, Lễ Dâng y hoặc sử dụng trong đám tang. Đến nay, nhạc ngũ âm đã được sử dụng rộng rãi trong đời sống, mang tính giải trí cao, từ liên hoan mừng công và trình diễn trong các hoạt động văn hóa.

Sự độc đáo của dàn nhạc ngũ âm

Dàn nhạc ngũ âm tổng hợp từ 5 loại chất liệu, đồng, sắt, gỗ, da và hơi với 9 loại nhạc: Đàn thuyền (Rô-Niết ek, Rô-Niết-thung), bộ trống (Kha so-somphô, Sakho-thôm), đàn cò và bộ trống Sa dăm, bộ cồng lớn và nhỏ (Pét-Kuong-Thôn, Ro-Niết-Đek), đàn Tà-Khê, đàn Khưm, kèn Srô-lây (2 loại Srô-lây-Tôck (kèn nhỏ) và Srô-Lây-thung (khèn lớn).

Trong đó, Rôneat-ek là nhạc cụ chủ đạo, có vai trò dồn bè. Dàn nhạc ngũ âm có thể thiếu một vài nhạc cụ nhưng không thể thiếu cặp đàn Rôneat-ek, Rô-neat-thung, Cuông-tuôch, Cuông-thôm và cặp trống lớn thì mới hội đủ điều kiện diễn tấu.

Đặc biệt, dàn nhạc ngũ âm còn phối hợp hài hoà với các nhạc cụ khác như đàn cò, đàn a dây hoặc có thể tách ra thành những nhạc cụ riêng lẻ để dễ thực hiện cho các điệu múa sa dzăm, rom vong, lam thone, múa dzù kê…

Mỗi bộ trong dàn nhạc ngũ âm còn có thể có nhiều hơn nếu có thêm người chơi nhạc. Mặt khác, các nhạc cụ trong dàn nhạc này còn được tách ra để độc tấu nhằm khai thác tối đa tính độc đáo trong âm thanh của từng nhạc cụ và thể hiện khả năng biểu diễn của từng nhạc công.

Vai trò, giá trị của dàn nhạc ngũ âm

Dàn ngũ âm của người Khmer Nam Bộ độc đáo về các loại nhạc cụ, phương thức trình diễn, có giá trị nghệ thuật cao và khẳng định trình độ thẩm mỹ về âm nhạc của chủ thể văn hóa. Nếu như những ngôi chùa luôn có mặt trong các phun sóc của người Khmer Nam Bộ và là trung tâm tín ngưỡng, văn hóa, giáo dục của cộng đồng thì dàn nhạc ngũ âm là một phần không thể thiếu. Nó được sử dụng trước hết trong các lễ hội, theo từng nghi thức là phương tiện trao gửi những khát vọng, lòng biết ơn của con người đến thế giới thần linh.

Theo ông Thạch Suôl (Trà Vinh) - nghệ nhân tâm huyết, gắn bó suốt đời với nghiên cứu, bảo tồn dàn nhạc ngũ âm có hơn 30 năm tâm huyết nghiên cứu dàn nhạc ngũ âm cho biết: “Dàn nhạc ngũ âm là vốn quý tinh hoa văn hóa của người Khmer Nam Bộ. Về hình thức, các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm được thiết kế rất tinh xảo, đảm bảo tính thẩm mỹ. Về đặc tính, mỗi loại nhạc khí đều được định âm chuẩn xác, đảm bảo được yếu tố hòa âm, phối khí của dàn nhạc. Vì vậy, để sử thành thạo các nhạc cụ của dàn nhạc ngũ âm, người sử dụng phải có khả năng thẩm âm tốt, nắm vững phương pháp hòa âm, phối khí và nhất là phải thật sự đam mê, sáng tạo mới có thể biểu diễn thành công”.

Tuy nhiên, những nhạc công ngũ âm hầu hết học cách sử dụng nhạc cụ từ truyền nghề theo kinh nghiệm. Điều đó chứng tỏ niềm đam mê và sự tài hoa của nhạc công.

Âm nhạc của ngũ âm nói riêng là tiếng lòng của khát vọng về cuộc sống an lành, khỏe mạnh, ấm no, hạn phúc của chủ thể văn hóa. Những nghi thức trong các lễ hội đều phản ánh khát vọng bình dị này mà dàn nhạc ngũ âm có vai trò truyền tải. Bên cạnh yếu tố tâm linh, dàn nhạc ngũ âm còn mang tính giải trí khi hòa nhập với sinh hoạt thường nhật của người dân. Cả 2 yếu tố này đã kết nối cộng đồng trong mối quan hệ bền chặt, hướng con người tới những điều tốt đẹp./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Thắp lên tình yêu biên cương Tổ quốc
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phản ứng của Việt Nam về việc Camphuchia triển khai kênh đào Funan Techo
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Tỉnh Cao Bằng đẩy mạnh giao lưu-hợp tác với thành phố Bách Sắc của Trung Quốc
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc công bố lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông
Hải quân Việt Nam-Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung lần thứ 33
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Dồn sức gỡ thẻ vàng IUU