Đảo Quan Lạn ghi dấu chiến công của cha ông

16/06/2021 18:12

Đến với đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), du khách không chỉ khám phá vẻ đẹp của hòn đảo tiền tiêu của Tổ quốc mà còn được chiêm bái hệ thống di tích văn hóa, lịch sử, ghi dấu những chiến công hiển hách của cha ông trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Đảo Quan Lạn nằm trong quần thể đảo lớn trên Vịnh Bái Tử Long, Quảng Ninh, là tuyến đảo phía ngoài cùng của Vịnh Bắc Bộ. Ngay từ thế kỷ 11, Quan Lạn đã là một trung tâm của thương cảng cổ Vân Đồn sầm uất và thịnh vượng, tàu bè ra vào tấp nập. Đảo nơi này được biết đến là điểm du lịch biển đẹp, hấp dẫn du khách bởi không gian trong xanh khoáng đạt, cảnh quan nguyên sơ, trong lành. Đặc biệt, du khách được tham quan, trải nghiệm giá trị văn hóa lịch sử của đình, chùa, miếu, đền Quan Lạn với kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân biển.

 

Đình Quan Lạn- nơi lưu giữ nhiều nét kiến trúc cổ

Điểm đến đầu tiên, ý nghĩa nhất là việc viếng thăm đình Quan Lạn. Nằm giữa trung tâm của đảo, đình Quan Lạn được xây dựng vào những năm 1890-1900 vẫn giữ nguyên nét kiến trúc cổ. Đình được xây dựng chủ yếu bằng gỗ mần lái loài cây sinh ra và lớn lên trên vách các núi đá, chỉ có trên đảo đá Ba Mùn, Vân Đồn. Đây là loại gỗ được mệnh danh “siêu tứ thiết” có khả năng chịu thử thách của thời gian với độ cứng hơn gỗ lim và chịu được nước biển.

Trên nóc đình có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong, phía trước đình đắp bốn chữ nổi “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước vọng của người dân trong vùng. Bên trong đình được chạm khắc công phu, tỉ mỷ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng, trong đó hình tượng con rồng được tái hiện với một tỷ lệ cao, hình ảnh sinh động. Rồng được chạm khắc trên ba mặt của đầu dư, trên cửa võng, xà, kèo, cốn và chắn gió… mỗi một hình rồng là một nội dung với cách cấu tạo bố cục khác nhau: Rồng ngậm chữ thọ, rồng uốn mình trong lửa, rồng ẩn hiện trong mây, cá hóa rồng...

Đình Quan Lạn đặc biệt ở chỗ, đây là ngôi đình duy nhất ở Việt Nam thờ vua Lý Anh Tông (1138 - 1175), người có công thành lập ra trang, trấn Vân Đồn xưa (Quan Lạn ngày nay) năm 1149, mở mang giao thương buôn bán trong và ngoài nước. Đình còn thờ tướng Trần Khánh Dư- người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo này. Hiện nay, đình Quan Lạn còn lưu giữ được 19 đạo sắc phong của các triều vua Nguyễn và đã được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cùng với quần thể di tích gồm đình, chùa, miếu, đền.

Liền bên đình Quan Lạn, chùa Quan Lạn có kiến trúc giản dị. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Mái lợp ngói mũi hài. Hệ thống vì kèo cột gỗ theo kiểu giá chiêng chồng rường, trên các đầu xà, đầu trụ có chạm khắc hoa lá, chủ yếu là hoa sen. Chùa Quan Lạn thờ phật, thờ mẫu Liễu Hạnh và cụ Hậu. Cụ Hậu là người gốc Quan Lạn không có con, sống rất hiền lành phúc hậu, trước khi chết cụ đã hiến toàn bộ tài sản của mình còn lại cho nhà chùa, vì vậy mà người dân trong vùng đã tôn cụ làm Hậu Phật, tạc tượng cụ và đặt tượng cụ ở ngay trong chùa. Tượng cụ Hậu là bức tượng dân gian khá đặc sắc còn lưu giữ trong chùa. Hiện nay chùa còn lưu giữ được đầy đủ hệ thống tượng phật có giá trị điêu khắc mang đậm phong cách thời Nguyễn, các bức hoành phi, câu đối, sắc phong của vua Thành Thái (1889) phong cho mẫu Liễu Hạnh.

Bên cạnh chùa Quan Lạn, đền Quan Lạn thờ 3 anh em họ Phạm gồm Phạm Công Chính, Phạm Quý Công, Phạm Thuần Dụng. Theo bia đá ghi khắc tại đây thì ba vị tướng này là người Quan Lạn đã có công lớn trong chiến thắng Vân Đồn năm 1288. Ba danh tướng tài năng, quân sự sắc bén của quê hương Quan Lạn- Vân Đồn đã vào sinh ra tử sống chết để trấn giữ nơi cửa biển tiều tiêu phía Đông Bắc và lập nên những chiến công to lớn trong công cuộc Võ công Vệ quốc - vinh dự được vua Trần phong tặng. Ba anh em tướng lĩnh họ Phạm đã tham gia chiến đấu giúp tướng Trần Khánh Dư trong trận đánh giặc Nguyên Mông thế kỷ 13 và các ông đã hy sinh ngay trên vùng biển Quan Lạn.

Tiếp tục cuộc hành trình du khách đến với đền thờ Trần Khánh Dư thắp nén hương tưởng nhớ công ơn của vị tướng trấn ải Vân Đồn, đánh tan quân Nguyên Mông xâm lược. Năm 2010, ngôi đền này đã được trùng tu tôn tạo lại, là điểm di tích lịch sử nằm trong cụm di tích quốc gia xã Quan Lạn. Đền Trần Khánh Dư nằm ở xóm Thái Hà, bị hỏng nặng, năm 1995 được xây dựng lại theo kiểu chữ đinh gồm 3 gian tiền đường và 1 gian hậu cung. Đền thờ tướng Trần Khánh Dư, người có công lao to lớn trong việc bảo vệ vùng biển biên ải Đông Bắc của Tổ quốc.

Cụm di tích đình, chùa, miếu, đền Quan Lạn thực sự là cụm di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc mang đậm bản sắc văn hoá của cư dân biển. Đặc biệt lễ hội ở đây cũng mang sắc thái riêng biệt gắn chặt với đời sống lao động của cư dân làng biển và truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta. Lễ hội Quan Lạn được tổ chức vào ngày 18 tháng 6 âm lịch, hàng năm dân làng vẫn tổ chức rước kiệu Trần Khánh Dư từ đình về nhân kỉ niệm chiến thắng Vân Đồn, đồng thời cầu cho nghề đi biển của ngư dân được bội thu, tôm cá đầy khoang./.

Nguồn: congthuong.vn
Cùng chuyên mục
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông