Đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới

04/12/2023 15:14

Thành phố quy hoạch tổng diện tích đất cho logistics đến năm 2025 là khoảng 2.061ha, đến năm 2030 là 2.156ha. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1516/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hải Phòng có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững

Mục tiêu đến năm 2030, xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố cảng biển lớn, đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi số; là động lực phát triển của vùng Bắc Bộ và cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không và đường thủy nội địa.

Hải Phòng là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics và du lịch biển; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học-công nghệ. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao ngang tầm với các thành phố tiêu biểu ở châu Á. Trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 tăng khoảng 13,5%/năm

Về kinh tế, tỷ trọng đóng góp GRDP của thành phố Hải Phòng vào tổng sản phẩm (GDP) của cả nước đến năm 2030 đạt khoảng 6,8%. GRDP bình quân thời kỳ 2021-2030 tăng khoảng 13,5%/năm, trong đó: Công nghiệp-xây dựng tăng khoảng 15,3%/năm (công nghiệp tăng 15,8%/năm, xây dựng tăng 12,2%/năm); dịch vụ tăng khoảng 12,5%/năm; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 0,9%/năm.

Cơ cấu kinh tế: Ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 51,7% (công nghiệp chiếm 46,8%); ngành dịch vụ chiếm 43,2%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 1%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 4,1%.

GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt khoảng 558 triệu đồng tương đương khoảng 21.700 USD.

Ba trụ cột phát triển của Hải Phòng

Tầm nhìn đến năm 2050, Hải Phòng là thành phố cảng biển lớn trong khu vực và thế giới với ba trụ cột phát triển: dịch vụ cảng biển-logistics; công nghiệp xanh, thông minh, hiện đại và trung tâm du lịch biển quốc tế; quy mô dân số khoảng 4,5 triệu người, có trình độ phát triển cao trong nhóm các thành phố hàng đầu châu Á và thế giới.

Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, ứng dụng công nghệ số và chuyển đổi số, phát triển kết cấu hạ tầng xanh, bền vững, xây dựng lối sống xanh.

Người dân được hưởng thụ các dịch vụ xã hội chất lượng cao; hệ thống an sinh xã hội bền vững; dịch vụ trợ giúp xã hội đa dạng và chuyên nghiệp, kịp thời hỗ trợ và bảo vệ các đối tượng dễ bị tổn thương. Các giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp được giữ gìn, phát huy. Môi trường sống tốt, thân thiện với tự nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng

Về phương hướng phát triển, Hải Phòng ưu tiên phát triển các ngành chủ lực có vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế của thành phố gồm sản phẩm điện tử và công nghệ thông tin; dịch vụ cảng biển và logistics; thương mại. Phấn đấu 3 nhóm ngành này chiếm tỷ trọng khoảng 55-60% giá trị tăng thêm trên địa bàn thành phố vào năm 2030.Khuyến khích nhóm ngành kinh tế có nhiều triển vọng phát triển như kinh tế số; kinh doanh bất động sản; dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; dịch vụ du lịch, văn hóa, nghệ thuật; dịch vụ y tế; dịch vụ giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao; điện gió ngoài khơi; xây dựng...

Tiếp tục duy trì hợp lý, hiệu quả và bền vững các nhóm ngành khai thác thế mạnh đặc trưng truyền thống của thành phố như: sản xuất trang phục; sản xuất thiết bị điện; sản xuất máy móc, thiết bị; cơ khí tiêu dùng và cơ khí giao thông; chế biến nhựa, cao su; đóng mới và sửa chữa tàu biển...

Ngành công nghiệp-xây dựng tiếp tục đóng vai trò là trụ cột kinh tế của Hải Phòng. Trong đó, ngành công nghiệp-xây dựng khai thác triệt để các tiềm năng, lợi thế sẵn có để tiếp tục đóng vai trò là trụ cột kinh tế của Hải Phòng.

Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, công nghệ cao, ít phát thải khí nhà kính, có khả năng cạnh tranh, giá trị gia tăng cao, tham gia sâu, toàn diện vào mạng sản xuất, chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời sẵn sàng tham gia vào chuỗi sản xuất công nghiệp quốc phòng khi có nhu cầu.

Kết hợp hài hòa giữa phát triển công nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, tạo bước đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp hiện đại, có thế mạnh như cơ khí chế tạo, cơ khí giao thông, công nghiệp điện tử…; thúc đẩy phát triển sản xuất thông minh, mô hình nhà máy thông minh.

Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mới như chip, bán dẫn, robot, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới. Khôi phục lại một số ngành công nghiệp trước đây vốn là thế mạnh của Hải Phòng, đặc biệt là đóng mới và sửa chữa tàu biển. Mở rộng, xây dựng thêm các khu, cụm công nghiệp; thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng. Thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành và khu công nghiệp chuyên biệt. Nghiên cứu xây dựng Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại

Hải Phòng phát triển nhanh các ngành dịch vụ với chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh cao. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào lĩnh vực dịch vụ, trọng tâm là dịch vụ cảng biển, logistics, du lịch và thương mại.

Phát triển thành phố Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế hiện đại. Đầu tư phát triển hệ thống logistics, chợ đầu mối hiện đại, thông minh, bền vững; đẩy mạnh thương mại điện tử; hình thành các sàn giao dịch hàng hóa và các cụm, khu vực hội chợ triển lãm.

Xây dựng mới các trung tâm thương mại, tài chính tầm cỡ quốc gia, quốc tế; các khu trung tâm dịch vụ thương mại gắn với dịch vụ cảng hàng không (Cát Bi, Tiên Lãng), đô thị mới Bắc sông Cấm (Thủy Nguyên), An Dương… Hình thành các tuyến phố thương mại, dịch vụ, ẩm thực,... ở khu vực nội thành lịch sử. Xây dựng các chợ đầu mối ở Đồ Sơn, Thủy Nguyên, Vĩnh Bảo, Kiến Thụy, An Lão…

Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước

Hải Phòng tập trung khai thác thế mạnh tài nguyên du lịch biển tại Cát Bà-Đồ Sơn, liên kết với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng hướng tới xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch kết nối khu vực và thế giới.

Phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm du lịch trọng điểm của cả nước với sản phẩm đa dạng, độc đáo, gắn với phát huy giá trị của nền văn minh sông Hồng (du lịch biển đảo, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khoẻ…); chú trọng liên kết giữa ngành du lịch với các ngành, lĩnh vực khác trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

Khai thác hiệu quả vị thế, tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển, đưa Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại mang tầm quốc tế. Phát triển mạnh các ngành kinh tế hàng hải, du lịch biển, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới.../.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước

Chiều 18/12, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung...

Biên phòng Kiên Giang tăng cường phòng, chống khai thác IUU
Biên phòng Kiên Giang tăng cường phòng, chống khai thác IUU

Tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 9.700 tàu cá từ 6m trở lên, trong đó trên 3.500 tàu chiều dài 15m trở lên đánh bắt...

Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Ngày 18/12, Ban chỉ đạo 515 tỉnh Bình Phước đến thăm và hội đàm, ký kết với Ban Chuyên trách 2 tỉnh Kratie, Kampong Thom,...

Gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ nhận công tác tại Trường Sa
Gặp gỡ, động viên cán bộ, chiến sĩ nhận công tác tại Trường Sa

Ngày 18/12, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tổ chức hội nghị gặp gỡ, động viên...

Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo

Ngày 12/12 tại Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức hội nghị ban chỉ đạo công tác tuyên truyền biển, đảo và thu hút...

Hợp tác đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào
Hợp tác đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào

Ngày 17/12, tại tỉnh Louangphabang, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đoàn đại biểu Công an tỉnh Sơn La và tỉnh Louangphabang đã...

Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực
Biên giới Việt Nam-Lào là cầu nối quan trọng của hợp tác khu vực

Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...

Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)
Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh tại cặp Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Việt Nam) và Đensavan (Lào)

Ngày 16/12, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị) và Đồn Công an Cửa khẩu quốc...

An Giang: Giao lưu với các đơn vị Campuchia nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội
An Giang: Giao lưu với các đơn vị Campuchia nhân kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội

Ngày 16/12, Bộ CHQS tỉnh An Giang phối hợp với Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức giao lưu với Tiểu khu...

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc tăng cường thúc đẩy hợp tác thực thi pháp luật trên biển

Trong khuôn khổ Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, chiều 16/12, tại Thủ đô Hà...

Giao lưu Quốc phòng Thanh Hóa - Hủa Phăn
Giao lưu Quốc phòng Thanh Hóa - Hủa Phăn

Diễn ra trong 2 ngày 15 và 16/12, Giao lưu quốc phòng LLVT hai tỉnh Thanh Hóa - Hủa Phăn (nước Cộng hòa dân chủ...

Tàu CSB 8005 cập cảng thành phố Kochi, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ
Tàu CSB 8005 cập cảng thành phố Kochi, bắt đầu chuyến thăm và giao lưu với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ

Sáng 16/12, tàu CSB 8005 cùng đoàn công tác Cảnh sát biển Việt Nam do Đại tá Nguyễn Minh Khánh - Phó Tư lệnh, Tham...

Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động

Sáng 15/12, tại thành phố Nha Trang, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị công...

Nhiều hoạt động thiết thực trên tuyến biên giới Việt - Lào
Nhiều hoạt động thiết thực trên tuyến biên giới Việt - Lào

Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, ngày...

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ CHQS tỉnh Sê Kông tuần tra song phương
Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên Huế và Bộ CHQS tỉnh Sê Kông tuần tra song phương

Ngày 13/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Sê...

Tin đọc nhiều
Tập trung mọi nguồn lực hoàn thành các nhiệm vụ trong công tác chống khai thác IUU
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Bulgaria
Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk và Ty Công an tỉnh Mondulkiri tăng cường hợp tác giữ gìn an ninh trật tự
Triển lãm
Tàu CSB 8004 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Hàn Quốc
Để biên giới thêm thắm tình hữu nghị, công tác biên phòng thêm hiệu quả
Hoạt động Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Lào lần thứ hai tại tỉnh Houaphanh
Công ước Liên hợp quốc về Luật biển tiếp tục khẳng định vai trò thiết yếu trong duy trì trật tự pháp lý trên biển và đại dương
Ninh Thuận đẩy mạnh kinh tế biển
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp kết nối thị trường Mỹ
Khơi dậy tình yêu nước từ “Tiết học biên cương”
Tô đậm tình đoàn kết hữu nghị Quảng Bình-Khăm Muồn
Hội đàm phối hợp quản lý, bảo vệ biên giới
Khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (tỉnh Sơn La, Việt Nam) -  Pa-háng (tỉnh Hủa-phăn, Lào): Động lực phát triển mới cho khu vực  biên giới Việt Nam - Lào
Bình Phước ký kết với các địa phương Campuchia về tìm kiếm hài cốt liệt sĩ
Khánh Hòa tập trung phát triển toàn diện tuyến y tế biển, đảo
Tăng cường công tác phối hợp trong chống khai thác IUU
Giám sát chặt sản lượng khai thác thủy sản bốc dỡ qua cảng
Phát triển vùng bờ biển Việt Nam thành những trung tâm kinh tế - văn hóa sôi động
Quân chủng Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Hướng tới phát triển bền vững khu vực biển Đông Á
Tuyên bố chung Việt Nam - Brasil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược
Thúc đẩy giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lãnh đạo trẻ quân đội hai nước Việt Nam và Campuchia
Đảo tiền tiêu Thổ Chu vững vàng thế trận quốc phòng toàn dân
Đoàn công tác của Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ thăm và làm việc tại tỉnh Sơn La
Tăng cường nhận thức về các vấn đề biên giới lãnh thổ cho sinh viên đại học
Chuyển biến mới trong hoạt động giao thương hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn
Dứt điểm xử lý tình trạng tàu cá '3 không'
Thương mại biên giới Việt Nam - Lào: Còn nhiều dư địa thuận lợi cho tăng trưởng
Sóc Trăng phát động đợt cao điểm tuần tra, xử lý hành vi khai thác IUU