Độc đáo lễ hội Pang Phoóng của đồng bào dân tộc Kháng ở Điện Biên

04/12/2020 15:02

Pang Phoóng là lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng, thể hiện rõ ý niệm và quan điểm sống của cộng đồng dân tộc Kháng luôn có sự ràng buộc giữa hiện tại và quá khứ, với tiên tổ, cội nguồn.

Người dân chuẩn bị đồ lễ.

Trong Danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Lễ tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Cộng đồng dân tộc Kháng là một bộ phận của khối cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á cư trú lâu đời ở Tây Bắc.

Tại tỉnh Điện Biên, nơi có 19 cộng đồng dân tộc sinh sống, cộng đồng dân tộc Kháng tập trung chủ yếu sinh sống ở các xã Quảng Lâm, Nà Khoa (huyện Mường Nhé), các xã Na Sang, Pa Ham (huyện Mường Chà), các xã Ta Ma, Rạng Đông, Phình Sáng (huyện Tuần Giáo) với hơn 4.200 người của hơn 800 hộ, thuộc các họ như: Lò, Lường, Quàng, Vì, Cà...

Trong tiến trình lịch sử, sự ảnh hưởng, giao thoa văn hóa của các dân tộc khác đối với cộng đồng dân tộc Kháng rất ít xảy ra.

Đến nay, cộng đồng dân tộc Kháng ở xã Rạng Đông (huyện Tuần Giáo) nói riêng và trên địa bàn tỉnh Điện Biên nói chung vẫn gìn giữ được nhiều nghi lễ truyền thống, như: Xên bản, Xên Pang ả, Lễ hội Pang Phoóng...

Đặc biệt, Pang Phoóng là lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa của cộng đồng, thể hiện rõ ý niệm và quan điểm sống của cộng đồng dân tộc Kháng luôn có sự ràng buộc giữa hiện tại và quá khứ, với tiên tổ, cội nguồn.

Lễ hội Pang Phoóng bắt nguồn từ sự tích xa xưa còn lưu truyền về chuyện tình dang dở giữa một chàng trai con của Tạo bản người Kháng dòng họ Lò, ngành Lò Khul với một nàng vượn hóa thân thành cô gái.

Lễ hội Pang Phoóng được tổ chức 3 hoặc 4 năm một lần, thường diễn ra trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 12 âm lịch, khi hoa mào gà nở đỏ trên nương, lúc này bà con dân bản vừa kết thúc vụ mùa.

Trong tâm thức của cộng đồng dân tộc Kháng, ngày được chọn để tổ chức lễ hội không trùng với ngày mất của bố, mẹ, ông bà và là ngày có ánh trăng sáng. Vì khi làm lễ xong dân bản sẽ tiến hành chơi hội, hội chơi sẽ vui hơn khi có ánh trăng.

Do dòng họ đứng ra tổ chức nên các nghi lễ, tiến trình của Lễ hội Pang Phoóng được thực hiện tại gia đình trưởng họ với sự tham gia đóng góp của các gia đình trong dòng họ.

Thầy Mo, thường là trưởng dòng họ, người am hiểu về nguồn gốc và lịch sử của dòng họ sẽ chủ trì thực hiện phần nghi lễ.

Những lễ vật được sử dụng trong các nghi lễ của lễ Pang Phoóng gồm: Lá sung rừng (mắc chát), mía (mía phan), hoa mào gà (bảnh cảng hoong só), cành sung rừng (mắc chắc), ống nứa (bẳng om xe pang), bát hương (chỏ khưởng), bó rơm (piếng), chum rượu cần (hay kha xả), lợn (ẹc), gà (diên), cá (ca), chúm chọe (le xẻng), trống (le củng), cơm nếp (mả dum), cơm cốm (mả giủn), chậu nước (ảng om), sừng trâu (coi khạ), một số vật dụng sinh hoạt thường ngày khác.

Đặc biệt, theo quan niệm của dòng họ Lò Khun, vì tổ tiên của dòng họ là “mẹ Vượn” nên không thể thiếu các loại rau, củ, quả như: khoai lang (quai hók), đu đủ (pe hoỏng), bí đỏ (pe ử), khoai sọ (quai kho), chuối (tỷ), hoa chuối (le đửa), bắp ngô (nung lý)...

Ngay từ sáng sớm của ngày đã được lựa chọn, gia đình chủ lễ đồ xôi, mổ lợn, gà, cá... chuẩn bị chu đáo sắp xếp lên gian thờ tổ tiên.

Trước khi cúng, thầy cúng mở một tấm ván trong gian thờ để mời tổ tiên đến nhà và gõ 3 hồi chiêng với ý nghĩa khấn mời tổ tiên về thụ lễ và phù hộ cho con cháu trong gia đình, dòng họ được mạnh khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...

Tiếp đó, người trong dòng họ lần lượt vào gian thờ lấy vật có hình chữ A (có tên gọi “Peng nhả khạ”) làm từ dây lạt để vẩy rượu mời tổ tiên.

Kết thúc nghi lễ vẩy rượu thì người nhà đem các con vật hiến tế như lợn, gà vào vị trí đặt mâm cúng để thầy cúng tiến hành nghi thức xin phép tổ tiên dòng họ cho phép con cháu được dâng các con vật hiến tế và giết mổ, đưa đi chế biến để bày lên mâm cúng, khấn mời tổ tiên.

Sau khi kết thúc các nghi lễ ở mâm cúng tổ tiên, thầy cúng sẽ xuống dưới sân nhà cúng thổ địa với ý nghĩa cầu xin thổ địa phù hộ cho gia đình cùng dân bản mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi, mùa màng tốt tươi.

Mâm lễ cúng thổ địa có một con gà, nửa con cá, nửa củ khoai lang, một nắm xôi cốm và xôi cẩm, một ít bí đỏ, một chai rượu và hai cái chén.

Khi khấn vái thổ địa xong, thầy cúng gõ chiêng báo hiệu thổ địa đã cho phép dòng họ được tổ chức lễ hội.

Hoàn tất các nghi thức cúng tổ tiên và thổ địa, gia chủ làm nghi lễ khai tiệc, mời mọi người cùng thưởng thức rượu cần, ăn cơm trong sự ấm cúng, vui vẻ.

Lúc này là dịp mọi người trong dòng họ tâm sự, cầu chúc cho nhau những điều tốt đẹp, sẻ chia kinh nghiệm phát triển kinh tế...

Nếu Pang Phoóng nghiêm trang trong phần lễ thì lại rất phóng khoáng, vui vẻ xum vầy trong phần hội. Phần hội được tổ chức ngay trong nhà của trưởng họ.

Để khai hội, các cụ lớn tuổi trong dòng họ sẽ gõ tiếng chiêng và tiếng chum chọe đầu tiên. Sau khi âm thanh của các loại nhạc cụ này vang lên, người trong dòng họ quây quần thành vòng tròn giữa sàn nhà cùng vui điệu múa tăng bu (“Xépang”).

Từ già đến trẻ, mỗi người cầm theo một ống tre dài hơn 1 mét cùng di chuyển theo vòng tròn, vừa gõ nhịp xuống sàn nhà, hòa mình trong điệu múa mô phỏng cách điệu hình thức chọc lỗ tra hạt trên nương.

Trong phần hội, cộng đồng dân tộc Kháng cũng thi thố, trình diễn những điệu múa, diễn xướng đối đáp mang đậm nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc, như: Hát đối (khắp tọp), hát giao duyên (khắp báo sao), múa tầm đao (tỏi điểng), múa sạp (xék loỏng)... Cùng đó là tổ chức các trò chơi mang tính gắn kết cộng đồng, như: kéo co (chặc cáng), ném còn (tọt cón), đẩy gậy (xu điêng), bắn nỏ (bén nak), đánh cù (tók sáng)...

Pang Phoóng là lễ hội phản ánh một hiện thực trong đời sống tâm linh cộng đồng người Kháng: lấy cội nguồn tiên tổ làm nền tảng để rèn dưỡng tâm, đức và nguyện cầu tổ tiên phù hộ độ trì cho dòng họ vạn sự may mắn.

Cho đến nay, lễ hội Pang Phoóng vẫn giữ được bản sắc riêng, luôn hiện hữu trong đời sống cộng đồng dân tộc Kháng, có tác động tích cực đến việc giáo dục thế hệ trẻ, góp phần xây đắp nên sự gắn kết cộng đồng, bảo tồn những nền tảng, tinh hoa văn hóa của cộng đồng dân tộc./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn