Đời sống chan hòa, phát triển của đồng bào Chăm ở An Giang

15/06/2021 18:30

Như cánh chim Thiên Di, từ hàng trăm năm trước, người Chăm đã tìm đến nơi đầu dòng sông Hậu, tỉnh An Giang để lập làng, định cư. Từ bến Châu Giang, hồ nước trời Búng Bình Thiên đến các triền sông..., cộng đồng người Chăm ở An Giang sống chan hòa cùng các dân tộc anh em trong một cộng đồng.


Thánh đường Mubarak được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc năm 2011.

Quần tụ nơi đầu nguồn sông Hậu

Là tỉnh đầu nguồn đồng bằng sông Cửu Long, An Giang có nhiều nét đặc thù của một tỉnh nông nghiệp, vừa có đồng bằng, vừa có núi, có đường biên giới tiếp giáp với Campuchia. An Giang có 4 dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn, trong đó, đồng bào dân tộc Chăm chiếm khoảng 0,59% dân số toàn tỉnh với 11.171 người (theo Tổng điều tra dân số và nhà ở An Giang năm 2019). Họ sống dọc theo sông Hậu và các nhánh lớn của sông Hậu, thuộc địa bàn các xã Vĩnh Trường, Đa Phước, Quốc Thái, Nhơn Hội, Khánh Bình (huyện An Phú), xã Châu Phong (thị xã Tân Châu), xã Khánh Hòa (huyện Châu Phú), xã Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành)...

Giáo cả Haji Jacky, Trưởng ban Đại diện cộng đồng Hồi giáo tỉnh An Giang cho biết: Tại mỗi xã, người Chăm An Giang đều có thánh đường riêng. Họ tôn thờ thánh Alah, cầu nguyện mỗi ngày 5 lần. Họ thực hiện nghiêm túc giáo lý, giáo luật của Hồi giáo, thực hiện các bổn phận của tín đồ như hạn chế ăn vào tháng Ramadam. Đặc biệt, họ tuân thủ nghiêm ngặt giáo luật, không nuôi heo và ăn thịt con vật này. Họ cũng tuyệt đối không uống rượu, kể cả bia. Họ có cùng ngữ hệ với đồng bào Chăm miền Nam Trung bộ, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Người Chăm An Giang chủ yếu sống bằng nghề dệt thủ công, làm nông và nghề chài lưới. Gần đây, cùng với làn sóng phát triển chung của đất nước, nhiều hộ người Chăm đã lấy kinh doanh, thương mại làm mũi nhọn để phát triển kinh tế gia đình. Vì thế nên số hộ giàu có, dư dả trong cộng đồng người Chăm An Giang ngày càng nhiều. Giáo cả Haji Jacky nói: “Trước đây, nam giới chuyên chài lưới và mua bán nông sản miệt vườn, phụ nữ thì dệt vải, thêu thùa. Nhưng nay, đa số chuyển sang kinh doanh, dịch vụ, chỉ một số ít vẫn giữ và phát triển ngành nghề truyền thống như dệt thổ cẩm...”.

Theo các nhà khảo cổ, người Chăm vốn thuộc dòng Mã Lai- Đa Đảo, một vùng văn minh hải đảo nhận ảnh hưởng văn hóa Ấn- Hồi mà hiện nay vẫn còn theo chế độ mẫu hệ. Họ di cư sang miền Nam Trung bộ và Nam bộ từ nhiều thế kỷ trước, mang theo và gìn giữ mọi phong tục tập quán cùng chế độ gia đình mẫu hệ. Căn cứ vào một số thư tịch cổ, tư liệu dân tộc học, các hiện vật còn lưu giữ và văn tự cổ, so sánh về dân tộc học và lịch sử di cho thấy: Người Chăm An Giang có xuất xứ từ Ninh Thuận, Bình Thuận và đều cùng chung một nguồn gốc lịch sử từ lâu đời....

Theo ông Men Pholly, Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang, các làng Chăm được phân bố dọc theo hai bên bờ sông Hậu và các nhánh sông Hậu với những ngôi nhà sàn bằng gỗ rất đặc trưng, hàng chục ngôi thánh đường lớn nhỏ, nổi bật với kiểu kiến trúc mái vòm, bốn tháp ở bốn góc, rất giống các thánh đường tại các nước Hồi giáo Trung Đông. Trong đó, nổi tiếng và ấn tượng nhất là thánh đường Mubarak, tọa lạc trên một khu đất rộng, bên bờ Châu Giang, thuộc xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang. Thánh đườngMubarak được xây dựng từ năm 1750 và đã trải qua 4 lần xây dựng và sửa chữa lớn. Lần xây dựng gần nhất vào năm 1965, theo phong cách kiến trúc thánh đường ở các nước Trung Đông. Năm 2011, thánh đường Mubarak được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia về nghệ thuật kiến trúc.

Đời sống của đồng bào Chăm không ngừng được nâng lên

Trưởng ban Dân tộc tỉnh An Giang Men Pholly cho biết: “Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và cộng đồng dân tộc Chăm nói riêng như: Chương trình 135, chương trình cho vay, hỗ trợ giáo dục và đầu tư điện, đường, trường, trạm... Từ đó, đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số”.

Theo Giáo cả Haji Jacky, những năm qua, cộng đồng người Chăm ở An Giang nhận được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, MTTQ, đoàn thể nên đời sống vật chất ngày càng phát triển, đời sống tinh thần ngày càng phong phú. Với phương châm sống “Tốt đời, đẹp đạo”, các chức sắc, giáo cả luôn tuyên truyền cho tín đồ về tinh thần yêu nước, đoàn kết, gắn bó, đồng hành với dân tộc, thực hiện đúng giáo lý của Islam gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

“Hiện nay, 100% ấp, xã vùng dân tộc Chăm có điện lưới quốc gia, trên 98% hộ dân được sử dụng điện lưới và nước sạch sinh hoạt. Đường giao thông nông thôn được nhựa hóa hoàn toàn, các xã vùng đồng bào Chăm có nhà văn hóa, trạm phát thanh phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Đời sống của bà con được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 33 triệu đồng/năm, số hộ nghèo theo tiêu chí mới giảm còn gần 4%” - Giáo cả Haji Jacky cho biết.

Người Chăm sống quần tụ hòa thuận, đùm bọc lẫn nhau theo từng xóm, mỗi xóm đều có thánh đường và có 1 vị giáo cả đứng đầu. Đồng bào Chăm An Giang hầu hết theo đạo Hồi giáo Islam có nguồn gốc từ Saudi Arabia. Đời sống văn hóa dân tộc Chăm mang đặc điểm tôn giáo thông qua các lễ hội Ramadal, tết Haji, lễ Asura, lễ Tahplah, lễ Moulod... là các nghi lễ tôn giáo rất nghiêm túc tại thánh đường. Người Chăm có nét văn hóa rất đặc trưng về trang phục, trong học hành, giao tế, tiệc tùng và sinh hoạt cộng đồng. Hình ảnh nam giới mặc váy với lối mang trang phục và phong cách thẩm mỹ riêng, dường như chỉ còn duy nhất ở đồng bào dân tộc thiểu số Chăm tại nước ta. Vì có nhóm cơ bản là theo đạo Hồi nên lễ phục thiên về màu trắng.

Người Chăm theo chế độ mẫu hệ nên người phụ nữ Chăm là trung tâm lưu giữ nét văn hóa đặc sắc, trong đó có áo dài Chăm truyền thống và chiếc khăn choàng trên đầu. Chiếc khăn ấy được gọi là Matơra, hay khăn Khanh Ma-om. Chiếc khăn trở thành một điểm nhấn độc đáo cho tổng thể, tạo nên vẻ kín đáo cho phụ nữ Chăm mộc mạc, đầy duyên dáng. Cũng như nón lá của người Việt, khăn Matơra là biểu tượng cho nét đẹp văn hóa, sự dịu dàng, hồn hậu của phụ nữ Chăm bao thế hệ. Với phụ nữ Chăm An Giang, khăn Matơra không đơn thuần là trang phục, nó còn là nét duyên dáng, thể hiện sự nhẹ nhàng, e ấp. Với phụ nữ Chăm theo đạo Hồi Islam, người phụ nữ càng kín đáo thì càng được cộng đồng tôn trọng, thể hiện nhân phẩm, tiết hạnh của phụ nữ.

Những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đời sống của đồng bào Chăm ở An Giang không ngừng được nâng lên, con em đồng bào Chăm, nhiều người sau khi tốt nghiệp đại học đã tham gia vào hệ thống chính trị tại các địa phương, cùng với người Kinh, Khmer và người Hoa chung tay xây dựng quê hương An Giang ngày càng giàu đẹp./.

Nguồn: bienphong.com.vn
Cùng chuyên mục
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc
Biển Việt Nam được gợi ý là điểm đến hấp dẫn cho du khách Hàn Quốc

Mới đây nhật báo Hàn Quốc Maeil Business Newspaper đã có bài viết giới thiệu về du lịch biển Việt Nam.

Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Tin đọc nhiều
Giao lưu sĩ quan trẻ Cảnh sát biển Việt Nam - Cảnh sát biển Trung Quốc lần thứ tư sẽ diễn ra vào đầu tháng 7 tại Trung Quốc
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Tuần tra song phương Quảng Bình-Khăm Muồn
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn cấp cao Việt Nam đã mang đến thành phố cảng Đại Liên nhiều thông điệp quan trọng
Bến Tre tăng cường các giải pháp chống khai thác IUU
Tổ chức kết nghĩa giữa Đồn Biên phòng Phúc Sơn, Nghệ An với Đại đội 257, Bolikhamsai, Lào
Rộn ràng Liên hoan du lịch biển Nha Trang
Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia ngày càng đi vào chiều sâu và phát triển trên tất cả các lĩnh vực
Chung tay triển khai chương trình “Ánh sáng đường biên”
Quyết tâm cao gỡ cảnh báo
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo
Bình Thuận tiếp tục triển khai quyết liệt giải pháp phòng chống khai thác IUU
Từ ngày 1/8: Xét xử nghiêm các vụ đánh bắt thủy sản bất hợp pháp
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Thượng viện Indonesia
Diễn đàn ASEAN-Nhật Bản lần thứ 39
Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam
Phiên họp thứ 10 Nhóm Công tác liên hợp giữa 4 tỉnh biên giới (Việt Nam) và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)
Chuyên gia tại Australia đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực trong gỡ 'thẻ vàng' IUU
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Góp phần bảo đảm an toàn tuyệt đối vùng biển Đông Nam của Tổ quốc
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba
Tập trung rà soát, xử lý nghiêm các tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình
Vùng 1 Hải quân thông tin tình hình biển, đảo tại Nghệ An
  Trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên công tác tại Trường Sa
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Việt Nam ủng hộ cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình
Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân Ninh Bình và Hà Tĩnh
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông