05/04/2021 14:03
Nằm trong khu vực trọng yếu về quốc phòng, an ninh quốc gia, những năm qua, Hà Tĩnh đặc biệt coi trọng phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng, qua đó tạo ra thế và lực trong bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Sau khi Nghị định số 30/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 và Nghị định số 130/2015/NĐ-CP ngày 18/12/2015 của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo được ban hành, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh phân công chỉ tiêu đăng ký, quản lý, huy động nhân lực tàu thuyền và phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Đại diện cấp ủy, chỉnh quyền, đoàn thể và lực lượng dân quân biển xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà tuyên truyền kiến thức, kỹ năng tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền cho ngư dân.
Trên cơ sở đó, tổ chức ký kết văn bản hiệp đồng với Bộ Tư lệnh vùng Cảng sát biển I về việc huy động nhân lực tàu thuyền, phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền các vùng biển Việt Nam.
Theo chỉ tiêu của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 phân công, UBND tỉnh giao nhiệm vụ huy động chính thức 20 tàu công suất trên 300 CV và 160 thuyền viên ở các huyện Nghi Xuân, Lộc Hà; huy động dự phòng 20 tàu/160 thuyền viên ở các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh tham gia.
Các địa phương rà soát, ký kết hợp đồng với chủ phương tiện tàu thuyền, đăng ký chặt chẽ chất lượng nhân lực, phương tiện, số điện thoại của chủ tàu, cán bộ đi cùng tàu và cán bộ chỉ huy nhóm tàu bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc. Nguồn nhân lực trên tàu và chỉ huy nhóm tàu được lựa chọn chặt chẽ, bảo đảm tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ.
Hằng năm, Bộ CHQS tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và các cơ quan chức năng rà soát, nắm chắc số lượng, chất lượng tàu thuyền trong diện sẵn sàng huy động. Các chủ tàu thuyền thường xuyên giữ liên lạc, sẵn sàng liên hệ để huy động khi có tình huống.
Cùng đó, các huyện, thị xã ven biển đã phát huy tốt sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và vai trò của cơ quan quân sự, bộ đội biên phòng các cấp trong công tác tham mưu cho chính quyền rà soát, đăng ký quản lý và tổ chức huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị cho đội ngũ chủ tàu, thuyền trưởng, nhân lực và cán bộ đi trên tàu.
Song, thực tế sau 10 năm triển khai các nghị định của Chính phủ về huy động nhân lực, tàu, thuyền dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo đã và đang đặt ra những khó khăn, vướng mắc.
Chủ tịch UBND xã Xuân Hội (Nghi Xuân) Trịnh Quang Luật cho rằng: “Vướng mắc lớn nhất hiện nay là hệ thống cơ chế pháp lý về huy động nhân lực tàu, thuyền chưa có tính ràng buộc; công tác đăng ký, quản lý tàu, thuyền gặp nhiều khó khăn vì chủ tàu, thuyền có thể bán, chuyển nhượng, cho thuê sang hoạt động ở địa bàn khác; nguồn nhân lực luôn có sự biến động theo thời vụ. Bên cạnh đó, các tàu, thuyền trong diện huy động có công suất lớn, chi phí dầu máy cao nhưng việc hỗ trợ kinh phí, tiền nhân công chưa tương xứng với thu nhập của người dân; việc bảo đảm kinh phí cho huấn luyện, diễn tập và huy động còn nhiều bất cập...”.
Để tìm lời giản cho bài toán trên, cùng với kết hợp phát triển kinh tế biển gắn với tăng cường tiềm lực quốc phòng bảo vệ chủ quyền biển đảo, các địa phương ven biển cần kịp thời cụ thể hóa chủ trương, chính sách của trên đối với nhiệm vụ huy động nhân lực tàu, thuyền, phương tiện dân sự tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thành các chương trình, kế hoạch thực hiện sát với tình hình, đặc điểm cụ thể của địa phương.
Theo Đại tá Lê Hồng Nhân - Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, các cơ quan chức năng cấp trên cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách phù hợp để ngư dân tiếp cận nguồn vốn vay đóng tàu vỏ thép công suất lớn tham gia đánh bắt xa bờ và hỗ trợ trang thiết bị thông tin liên lạc hiện đại để liên lạc hiệp đồng. Ưu tiên phát triển các dịch vụ hậu cần nghề cá theo chuỗi khép kín, tạo điều kiện để ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển, ổn định nguồn nhân lực, phương tiện sẵn sàng huy động khi có tình huống xảy ra./.
Điện Biên - Phên giậu Tây Bắc vững vàng thời hội nhập
03/07/2025 15:35
Nằm ở vị trí chiến lược then chốt vùng Đông Bắc, Quảng Ninh không chỉ là cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc mà còn...
26/06/2025 18:28
Với tinh thần trách nhiệm cao và sự gắn bó máu thịt với nhân dân, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai không chỉ giữ...
19/06/2025 08:27
Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) Hoàng Minh Sơn khẳng định, với đường biên giới dài, giáp với 4...
19/06/2025 08:10
Chiều 12/6, tại thủ đô Phnom Penh, Quốc hội Campuchia trang trọng tổ chức lễ bàn giao công trình tòa nhà hành chính mới do...
13/06/2025 15:51
Ngày 04/6/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 279/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại...
09/06/2025 17:29
Chiều 5/6, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có buổi tiếp xã giao Ngài...
06/06/2025 17:28
Lai Châu: Hội đàm với Văn phòng hợp tác cửa khẩu tỉnh Vân Nam
28/05/2025 16:58
Ngày 26/5, tại bản Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa các Đồn Biên...
27/05/2025 16:15
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh Việt...
26/05/2025 16:44
Vùng biển Tây Nam từ lâu được ví như một “kho vàng xanh” với tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển. Khu...
26/05/2025 16:43
Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)
19/05/2025 17:10
Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập
19/05/2025 17:07
Kiên trì, không nóng vội trên từng mét đất thiêng liêng
19/05/2025 17:05
Ngày 15/5, tại vạch phân định đường biên giới lối mở A Pa Chải – Long Phú, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên và...
16/05/2025 16:08