Hội thảo Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

12/09/2022 17:22

Sáng 12/9 diễn ra Hội thảo: Phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Hội thảo diễn ra tại Hà Nội, do Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW tổ chức, nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn, trao đổi, thảo luận các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn giúp Ban Chỉ đạo hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các ch trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ phù hợp với bối cảnh tình hình mới, đặc biệt là các giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt có tính vùng, liên vùng; đề xuất các cơ chế chính sách nhằm khai thông và bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ là 1 trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước; gồm có 14 tỉnh, thành phố từ tỉnh Thanh Hóa đến tỉnh Bình Thuận; diện tích tự nhiên khoảng 95.860 km2, chiếm 28,9% diện tích tự nhiên cả nước, chiều dài đường bờ biển dài khoảng 1.995km chiếm hơn 55% bờ biển cả nước; dân số trên 20,3 triệu người, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước với thềm lục địa rộng lớn, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; có điều kiện giao thông thuận lợi nhất trong các vùng của cả nước với đường sắt Bắc - Nam dài hơn 700 km, nhiều cảng biển, cảng hàng không quốc tế lớn và hành lang kinh tế Đông - Tây gắn kết với Lào, Cămpuchia, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar; là khu vực có điều kiện mở rộng giao lưu kinh tế, gần đường hàng hải quốc tế, cửa ngõ của các tỉnh Tây Nguyên.

 Đây là vùng có tài nguyên khoảng sản khá phong phú và đa dạng, chiếm 100% trữ lượng crômit, khoảng 20% trữ lượng sắt, 44% trữ lượng đá vôi xi măng của cả nước... và nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo; có tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc.

Quang cảnh hội thảo.

Phát triển các vùng kinh tế - xã hội là chủ trương lớn, nhất quán, xuyên suốt của Đảng ta, trong đó phát triển Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đặc biệt. Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2010 trong bối cảnh kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, hạn chế, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 39-NQ/TW ngày 16/8/2004 nhằm định hướng cho phát triển Vùng và là căn cứ, cơ sở để Chính phủ, các Bộ, ngành ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù nhằm khơi dậy nguồn lực và phát huy lợi thế, tiềm năng cho phát triển vùng và các địa phương để thực hiện mục tiêu: “Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ sớm tiến kịp các vùng khác trong nước và trở thành một đầu cầu lớn của cả nước trong giao lưu, hợp tác kinh tế quốc tế; cải thiện căn bản đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân trong Vùng; hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái”.

Sau hơn 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW; với sự quan tâm chỉ đạo đặc biệt và nguồn lực đầu tư của Trung ương và sự chủ động, nỗ lực cố gắng vươn lên của các địa phương trong Vùng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung Bộ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Một số tiềm năng, lợi thế của vùng được khai thác và phát huy hiệu quả, đời sống của nhân dân trong vùng không ngừng được cải thiện; một số địa phương đã bứt phá, vươn lên và trở thành các điểm sáng trong bức tranh chung của cả nước: Kinh tế Vùng tăng trưởng đạt 7,3%/năm trong giai đoạn 2005 - 2020, cao hơn trung bình cả nước; quy mô kinh tế vùng được mở rộng, đạt 1.157 nghìn tỷ đồng vào năm 2020, chiếm 14,53% GDP cả nước; GRDP bình quân đầu người đạt 56,91 triệu đồng/người/năm.

Chất lượng tăng trưởng từng bước được cải thiện với đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GRDP đạt 38,25% giai đoạn 2013 - 2020. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và du lịch dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; một số ngành kinh tế chủ lực của vùng được hình thành, phát triển và trở thành các trụ cột của nền kinh tế. Thu ngân sách tăng khá, một số địa phương đã tự cân đối được ngân sách và có điều tiết về Trung ương. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đạt được nhiều kết quả; Kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển. Hệ thống đô thị ven biển, Khu kinh tế ven biển, Khu công nghiệp được hình thành và dần trở thành động lực phát triển… Có thể nói Nghị quyết 39-NQ/TW đã đi vào cuộc sống, phần lớn các mục tiêu, nhiệm vụ của Nghị quyết đã cơ bản đã được hoàn thành.

Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội vùng còn nhiều tồn tại, hạn chế và Vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ vẫn phát triển dưới mức trung bình cả nước; Tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ ngân sách nhà nước và vốn FDI. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vùng còn chậm, chưa có sự đột phá; quy mô công nghiệp của Vùng còn nhỏ và có tốc độ tăng trưởng công nghiệp thấp; đầu tư phát triển các khu kinh tế ven biển còn hạn chế; các trung tâm logistics, cảng cạn ICD phát triển chậm; hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp chưa cao; một số dự án lớn, dở dang chậm được xử lý. Tốc độ đô thị hóa, chất lượng đô thị thấp và thiếu liên kết. Môi trường đầu tư kinh doanh một số địa phương cải thiện chậm, doanh nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp…

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, nhiệm vụ được Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đặt ra cho vùng là: “Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung: Tập trung phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng - an ninh trên biển, nhất là đánh bắt và nuôi trồng hải sản xa bờ. Cơ cấu lại nông, lâm nghiệp, khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản gắn với công nghiệp chế biến, bảo đảm bền vững và hiệu quả cao. Nâng cao hiệu quả phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, sản xuất, lắp ráp ô tô.

Phát triển nhanh, đồng bộ năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tăng cường liên kết vùng, tiếp tục hình thành, phát triển hệ thống đô thị ven biển, các trung tâm du lịch biển, du lịch sinh thái mang tầm khu vực và quốc tế. Phát huy hiệu quả các hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển các cảng biển và dịch vụ cảng biển, hạ tầng và các trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Nâng cao năng lực phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại của thiên tai, bão lũ, hạn hán; chủ động ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, chống sa mạc hóa, sạt lở bờ sông, bờ biển”.

Hội thảo hôm nay có ý nghĩa quan trọng nhằm củng cố cơ sở lý luận và thực tiễn, trao đổi, thảo luận các định hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn giúp Ban Chỉ đạo hoàn thiện Đề án và đề xuất Bộ Chính trị các chủ trương, định hướng mới cho phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ phù hợp với bối cảnh tình hình mới, đặc biệt là các giải pháp nhằm tháo gỡ các nút thắt có tính vùng, liên vùng; đề xuất các cơ chế chính sách nhằm khai thông và bổ sung nguồn lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của vùng.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương gợi mở: Cần làm rõ được tiềm năng, lợi thế cũng như vị trí, vai trò, chức năng của từng địa phương trong tổng thể Vùng và của Vùng trong tổng thể quốc gia. Đây là căn cứ, cơ sở quan trọng giúp Ban Chỉ đạo đề xuất các định hướng lớn cho phát triển Vùng thời gian tới.

Thứ hai, làm sâu sắc các kết quả, thuận lợi và khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội vùng nhất là liên kết vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ thời gian qua, đề xuất được định hướng lớn về phát triển từng địa phương trong tổng thể vùng, các định hướng liên kết và các trục liên kết chính của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ phù hợp với các chủ trương, định hướng của Đảng trong thời gian gần đây, đặc biệt là Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thứ ba, làm rõ hơn tính khách quan và vai trò động lực của liên kết vùng đối với phát triển các địa phương và cả vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ, nhất là để khai thác hiệu quả các tiềm năng chung trong bối cảnh nhiều xu thế kinh tế mới, nhiều thách thức mới xuất hiện và khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn biến rất nhanh, tác động sâu rộng và đa chiều trên phạm vi toàn cầu. Đây là cơ sở để các Bộ, ngành và các địa phương thay đổi tư duy, nhận thức và hành động, đặc biệt là trong ban hành các cơ chế, chính sách và nguồn lực phát triển vùng và các địa phương nhằm tăng cường liên kết vùng.

Thứ tư, phân tích, đánh giá các kinh nghiệm, mô hình trong nước và quốc tế về phát triển kinh tế biển, phát triển năng lượng tái tạo, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển du lịch, các hành lang để đề xuất vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp vào phát triển các địa phương, các tiểu vùng và toàn vùng.

Thứ năm, tập trung làm rõ về thuận lợi, khó khăn trong tổ chức triển khai các quy hoạch; thực hiện các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn lực cho vùng và các địa phương, nhất là trong phát triển kinh tế biển, phát triển các khu kinh tế biển, khu công nghiệp, phát triển đô thị, phát triển năng lượng tái tạo, hạ tầng giao thông liên vùng, phát triển du lịch, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…/.

Nguồn: congthuong.vn
Cùng chuyên mục
Nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro
Nuôi trồng thủy sản gắn với bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro

Theo Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh, việc đưa vào thí điểm nuôi biển công nghệ cao...

Đồng hành cùng ngư dân Thừa Thiên Huế gỡ
Đồng hành cùng ngư dân Thừa Thiên Huế gỡ

Ngày 25/5, Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thừa Thiên Huế do đồng chí Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng...

Ngư dân Ninh Thuận nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản, khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU
Ngư dân Ninh Thuận nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản, khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU

Ngư dân Ninh Thuận nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong khai thác thủy sản, khắc phục ‘thẻ vàng’ IUU

Công an tỉnh Hà Giang hội đàm với Cục Công an châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam về công tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới
Công an tỉnh Hà Giang hội đàm với Cục Công an châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam về công tác phòng, chống tội phạm khu vực biên giới

Từ ngày 8 – 10/5, tại châu Văn Sơn, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đoàn đại biểu Công an tỉnh Hà Giang do Đại tá...

Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ
Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ

Chiều 6/5, tại TP Đông Hưng (Trung Quốc), Bộ NN-PTNT Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc tổ chức lễ...

Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa

Ngày 5/5 (tức ngày 16/3 âm lịch), Ban Khánh tiết đình làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) cùng các tộc họ làng...

Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bến số 7, số 8 cảng Lạch Huyện
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bến số 7, số 8 cảng Lạch Huyện

Theo Quyết định số 428/QĐ-TTg, ngày 21/4/2023, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận Tổng công ty Tân...

Vùng 5 Hải quân: Tích cực tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU
Vùng 5 Hải quân: Tích cực tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU

Vùng 5 Hải quân có nhiệm vụ quản lý và thực thi pháp luật trên vùng biển phía Tây Nam của Tổ quốc. Là khu...

Việt Nam tham dự Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc lần thứ 3
Việt Nam tham dự Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế Trung Quốc lần thứ 3

Sáng 10/4, tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ hàng tiêu dùng quốc tế...

Ra mắt Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”
Ra mắt Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”

Tối 7/4, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ra mắt chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển” giai...

Nuôi trồng thủy sản kết hợp các tour du lịch
Nuôi trồng thủy sản kết hợp các tour du lịch

Quảng Trị có nhiều hệ thống sông và hồ đập lớn. Đây là lợi thế giúp nông dân phát triển nuôi thủy sản trong lồng...

Cửa khẩu quốc tế Móng Cái trên đà hồi phục
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái trên đà hồi phục

Dịch COVID-19 trong nước đã được kiểm soát, tuy phía Trung Quốc vẫn còn bị ảnh hưởng ít nhiều, song với quyết tâm cao, chính...

Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ổn định, cân bằng
Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ổn định, cân bằng

Nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam-Trung Quốc, sáng 3/4, tại Hà Nội, nhân chuyến thăm và làm việc...

Thủ tướng dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa
Thủ tướng dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa

Sáng 2/4, tại thành phố Nha Trang, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh...

Xây dựng cửa khẩu thông minh thúc đẩy giao thương biên giới
Xây dựng cửa khẩu thông minh thúc đẩy giao thương biên giới

Với lợi thế giáp với Trung Quốc cả ở trên đất liền và trên biển, giao thông thuận lợi, hạ tầng phát triển, tỉnh Quảng...

Tin đọc nhiều
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/3 – 3/4/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 25/4-6/5/2023
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Bộ Ngoại giao
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sĩ
Việt Nam-Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề Châu Âu Slovenia Tanja Fajon
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
Đối thoại chiến lược lần thứ 7 cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam-Đức
Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 11-17/4/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Việt Nam luôn kiên định với lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình
Nuôi trồng thủy sản kết hợp các tour du lịch
Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ổn định, cân bằng
IMO sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp công nghệ về tìm kiếm cứu nạn trên biển
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông
Ra mắt Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 7-15/5/2023
Đồng bào các dân tộc xã Krông Na chung tay giữ gìn bình yên biên giới
Hải quân Việt Nam – Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
Tháng Tư có hẹn với Trường Sa
Hội nghị cấp cao Uỷ hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4
Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và Cuộc họp Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Timor Leste xin gia nhập ASEAN
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bến số 7, số 8 cảng Lạch Huyện
Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Quan hệ đối tác Á – Âu
Hơn 200 đại biểu sinh viên ưu tú đến với Trường Sa