19/05/2025 17:05
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã có hàng thập kỷ gắn bó với công tác về biên giới lãnh thổ. Với ông, xây dựng và bảo vệ “phên dậu” của Tổ quốc là một công việc thiêng liêng, cần có nguyên tắc đồng thời phải kiên trì, không nóng vội, như những chia sẻ của ông được phóng viên ghi lại trong bài viết dưới đây.
Lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị quan, tháng 2/2009 (ông Hồ Xuân Sơn thứ tư từ trái). (Ảnh: NVCC)
Thấu hiểu trên tinh thần hữu nghị
Nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn từng chia sẻ rằng công tác biên giới luôn là vấn đề phức tạp bởi vì biên giới vốn rất nhạy cảm và thiêng liêng đối với mỗi dân tộc. Vì vậy, để giải quyết vấn đề biên giới phù hợp với luật pháp quốc tế, vun đắp tình hữu nghị láng giềng là không đơn giản.
Để làm được điều đó, “chúng ta phải tôn trọng luật pháp quốc tế và các thỏa thuận song phương. Giữa văn bản pháp lý và thực địa có thể tồn tại nhiều khác biệt, nên hai bên phải xem xét kỹ lưỡng nhiều yếu tố khác nữa như lịch sử quản lý, địa hình thực tế và quan tâm đến lợi ích chính đáng của nhau để thương lượng tìm ra giải pháp mà hai bên đều chấp nhận được”, ông Hồ Xuân Sơn nhấn mạnh.
Đối với những khu vực nhạy cảm, theo nhà ngoại giao kỳ cựu, hai bên phải kiên trì trao đổi trên tinh thần hữu nghị, hợp tác, thiện chí để đôi bên cùng thắng.
Nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn cho rằng, quan hệ láng giềng tốt đẹp dựa trên tình hợp tác hữu nghị, sự tin cậy lẫn nhau là cơ sở quan trọng để đảm bảo một môi trường hòa bình, ổn định để người dân sinh sống gần biên giới đất liền và ngư dân bám biển có điều kiện giao lưu làm ăn, sinh sống tốt. Nhiều người dân Việt Nam giàu lên nhờ vào sự giao lưu biên giới.
Hàn thử biểu quan hệ láng giềng
Theo nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn, công tác biên giới không thể nóng vội. “Với Trung Quốc, chúng ta đã phải mất gần bốn thập kỷ mới hoàn thành công tác hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc trên thực địa. Với Campuchia, hoàn thành công tác hoạch định biên giới, khối lượng công việc tồn đọng tuy không nhiều nhưng rất phức tạp nên hai bên cần tiếp tục cố gắng hợp tác nhiều hơn nữa để có được đường biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định”, nguyên Thứ trưởng chia sẻ.
Ông Hồ Xuân Sơn chia sẻ, từ các sự kiện trong mối quan hệ Việt-Trung ông được chứng kiến, ông hiểu rằng, biên giới là hàn thử biểu quan hệ hai nước.
Theo ông Hồ Xuân Sơn, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ, Việt Nam và Trung Quốc đã khẩn trương đàm phán về biên giới trên bộ. Đến cuối 2008, giữa hai bên còn 289 khu vực tranh chấp, gồm thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân.
Nhà ngoại giao kỳ cựu nhớ lại, cuối tháng 12/2009, Việt Nam và Trung Quốc đàm phán tại Hà Nội. Hai bên giằng co quyết liệt. Đến khoảng 18 giờ chiều 31/12/2008, trưởng đoàn ta đề nghị tạm dừng đàm phán để ra gặp báo chí, tuyên bố đã hoàn thành phân giới cắm mốc vì đằng nào trong đêm cũng sẽ phải giải quyết xong.
"Sau khi gặp báo chí, hai bên tiếp tục đàm phán đến 2 giờ sáng ngày 1/1/2009 thì giải quyết xong vấn đề thác Bản Giốc và cửa sông Bắc Luân, đặt dấu chấm kết thúc cho công tác phân giới, cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc", ông Hồ Xuân Sơn chia sẻ.
"Chúng tôi hiểu rằng, nếu không có mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước thì không thể giải quyết được vấn đề biên giới. Nhưng nếu không có đường biên giới hòa bình, hữu nghị thì cũng khó có cơ sở vững chắc để tin cậy lẫn nhau tăng cường hợp tác, phát triển. Hai cái này quyện chặt lấy nhau, tác động qua lại với nhau", nguyên Thứ trưởng Ngoại giao nhấn mạnh thêm.
Làm biên giới là phải đi thực địa
Gắn bó với công tác biên giới gần 40 năm, từ khi còn ở Vụ Trung Quốc, Bộ Ngoại giao những năm đầu thập niên 1980, nguyên Thứ trưởng không nhớ đã bao nhiêu lần đi thực địa biên giới, chỉ nhớ có những thời điểm cứ cuối tuần là “xách ba lô đi”.
“Làm công tác biên giới là phải đi thực địa. Ngồi ở bàn thì không thể giải quyết được”, nguyên Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn chia sẻ. Ông đã có những chuyến đi biên giới “nhớ đời” khi mỗi bước chân như đi giữa lằn ranh của sự sống và cái chết vì phải đi “giữa hai vạch vôi các chiến sĩ biên phòng vạch cho, nếu đi ra ngoài là mìn nổ”.
Khi được bổ nhiệm là Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia từ năm 2007, công việc của ông cũng gắn với những chuyến đi tới các vùng biên. Thời điểm đó, công tác phân giới cắm mốc biên giới của Việt Nam với Trung Quốc đã ở giai đoạn cuối cùng nhưng các khu vực như cửa sông Bắc Luân, thác Bản Giốc hay một số điểm ở Lạng Sơn vẫn chưa đi đến thống nhất nên ông vẫn phải thường xuyên đi lại những chỗ này để tìm hướng giải quyết.
Cuối năm 2008, công tác phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Trung Quốc cơ bản hoàn thành thì chuyển sang đẩy mạnh triển khai công tác biên giới với Lào, Campuchia. Ông cho biết: “Giai đoạn này thì đi thường xuyên. Cứ lúc nào không bận công việc đối ngoại hoặc không phải tham dự các cuộc họp quan trọng ở Hà Nội thì tôi thu xếp đi các tỉnh”.
Nhà ngoại giao gắn bó với đường biên ấy hiểu rõ hơn ai hết những gian khổ của những người đang ngày đêm xây “phên dậu” cho Tổ quốc, cắm mốc chủ quyền thiêng liêng cho đất nước. “Phải đi mới thấy sự vất vả của anh em. Ngồi bàn giấy nghe báo cáo thì không thể mường tượng hết được”, nguyên Thứ trưởng chia sẻ.
Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)
19/05/2025 17:10
Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập
19/05/2025 17:07
Ngày 15/5, tại vạch phân định đường biên giới lối mở A Pa Chải – Long Phú, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên và...
16/05/2025 16:08
Sáng 16/5, Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn cùng đoàn công tác Hải quân nhân dân Việt Nam đã rời Quân cảng Tân Châu,...
16/05/2025 16:08
Ngày 16/5, tại Quảng Nam, Thilogi thuộc tập đoàn Trường Hải tổ chức lễ công bố hoàn thành nạo vét luồng hàng hải Kỳ Hà...
16/05/2025 16:04
Ngày 13/5/2025, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 590/QĐ-BXD về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước...
15/05/2025 15:57
Chiều 12/5, tại Hà Nội, Đại tá Lương Đình Hưng - Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam đã...
14/05/2025 16:05
Ngày 10/5, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Liên bang Nga gồm: Tàu hộ tống Rezkii, tàu hộ tống Anh hùng...
10/05/2025 16:55
Chiều 9/5, tại Đà Nẵng, Quân khu 5 (QĐND Việt Nam) và Sư đoàn Bộ binh 5, Bộ CHQS 4 tỉnh Nam Lào, Trường Hạ...
10/05/2025 16:54
Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển (7/5/1955 - 7/5/2025), Hải quân Việt Nam trong đó có Vùng 4 Hải quân luôn nỗ...
07/05/2025 17:21
Sáng 7/5 tại trụ sở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Champasak, Nam Lào đã diễn ra Lễ bàn giao, tiễn đưa hài cốt các...
07/05/2025 17:20
Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột...
07/05/2025 17:18
Ngày 5/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống...
06/05/2025 16:59
Đường sắt là tuyến giao thương kinh tế-thương mại rất quan trọng và đang được Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc...
06/05/2025 16:58
Sáng 5/5, Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn (Học viện Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân nhân dân Việt Nam, do Đại...
05/05/2025 16:49