Mảng xanh trên vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc

17/06/2021 18:17

Giữa trùng khơi nơi vùng biển đảo Tây Nam của Tổ quốc, Khu tăng gia sản xuất tập trung là một màu xanh trải rộng với các loại rau, thực phẩm sạch, được cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 152 hàng ngày dày công chăm bón.

 

Chiến sĩ Trung đoàn 152 thu hoạch rau muống trong Khu tăng gia tập trung.

Khu tăng gia sản xuất tập trung của Trung đoàn 152 (Quân khu 9) trên xã đảo Thổ Châu, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua không chỉ mang lại nguồn lương thực đầy đủ, an toàn cho cán bộ, chiến sĩ mà còn đảm bảo cung cấp thực phẩm cho nhân dân trên đảo, nhất là trong những ngày biển động, tàu bè không vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra được.

Chủ nhiệm Ban Hậu cần Trung đoàn 152, Trung tá Vũ Quang Vịnh cho biết, công tác tăng gia của đơn vị trước đây chủ yếu mang tính chất nhỏ lẻ. Được sự quan tâm của Bộ Tư lệnh Quân khu 9, từ năm 2015, khu tăng gia sản xuất được đầu tư quy hoạch lại theo từng đơn vị, tập trung tại Trung đoàn, tổ chức tăng gia sản xuất ở ba cấp: Trung đoàn, Tiểu đoàn và Đại đội. Riêng đơn vị đóng quân ở Hòn Từ trực thuộc Trung đoàn 152, cán bộ, chiến sĩ của đơn vị tự tổ chức tăng gia sản xuất để bảo đảm nguồn thực phẩm tại chỗ.

Khu tăng gia tập trung Trung đoàn 152 hiện có tổng diện tích khoảng 10.000 m2, phân làm 4 khu chức năng: Hệ thống giàn, khu vực trồng rau ăn lá, trồng rau gia vị, hệ thống trồng rau muống nước. Ngoài ra, còn có khu chăn nuôi diện tích sử dụng 400 m2, phục vụ nhu cầu lợn thịt; Khu chế biến cá hộp với công suất 5 - 7 tấn/năm.

Theo Trung tá Vũ Quang Vịnh, Trung đoàn 152 luôn xác định tăng gia sản xuất là một trong những nhiệm vụ, chức năng của quân đội trong sản xuất, chiến đấu. Công tác tăng gia sản xuất giúp tạo nguồn thực phẩm tại chỗ trong thời bình cũng như khi có tác chiến, chủ động nguồn lương thực rau sạch và đảm bảo dinh dưỡng trong nuôi dưỡng bộ đội. Hoạt động tăng gia còn có vai trò giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ, nâng cao nhận thức giá trị về tăng gia sản xuất. Đặc biệt đối với các chiến sĩ, khi hết nghĩa vụ trở về địa phương được trang bị những kiến thức trồng trọt, chăn nuôi cơ bản, thấy được giá trị lao động sản xuất trong thực tiễn đời sống.

Hiện Trung đoàn 152 cũng quy hoạch khu vực trồng lương thực thay thế như khoai mì, khoai lang, đậu bắp, đảm bảo có đủ nguồn thực phẩm với sản lượng 7 - 10 tấn trong điều kiện tác chiến xảy ra.

Xã đảo Thổ Châu có khí hậu khá khắc nghiệt, mùa mưa thường chịu tác động của mưa bão, nhiều khu vực trũng ngập, cùng với tỉ lệ độ mịn đất lớn khiến quá trình sinh trưởng của cây trồng bị ảnh hưởng; vào mùa khô nguồn nước ngầm có độ phèn cao. Ngoài ra, hoạt động chăn nuôi cũng chịu ảnh hưởng do ngành thú y trên xã đảo hiện cũng chưa phát triển. Trung tá Vũ Quang Vịnh cho biết, để khắc phục khó khăn trong công tác tăng gia, đơn vị tự đào tạo kiến thức thú y, phòng, chữa bệnh cho gia súc, gia cầm; chủ động dự báo từng thời điểm dịch bệnh sẽ xảy ra trong năm để phòng tránh. Trong quá trình tăng gia, đơn vị tận dụng phân hữu cơ bón vào đất, giúp cải tạo đất, tăng chất dinh dưỡng trong đất.

Trung đoàn 152 cũng xác định sản xuất tập trung của cấp trung đoàn là chủ đạo, điều tiết toàn bộ rau xanh trong đơn vị. Hệ thống khu giàn, khu nhà lưới trồng phù hợp từng loại cây, theo từng mùa, bảo đảm luôn có lượng rau luân chuyển theo thời vụ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu rau cho đơn vị. Công tác tăng gia sản xuất của Trung đoàn 152 còn góp phần bình ổn giá cả trên địa bàn xã đảo. Trong điều kiện mưa bão tàu bè không thể hoạt động được, nguồn thực phẩm tăng gia có thể cung cấp cho bà con, đảm bảo an ninh lương thực cho xã đảo.

Đặc biệt, gần Khu tăng gia tập trung có khu chế biến cá hộp với dây chuyền sản xuất với công suất 5 - 7 tấn/năm, được đầu tư vào năm 2018 có nguồn vốn hơn 2 tỷ đồng, sử dụng nguồn nguyên liệu cá tươi khai thác ngay khu vực xã đảo. Sản phẩm cá hộp trước tiên phục vụ nhu cầu thực phẩm cho đơn vụ, cung cấp cho toàn bộ Quân khu 9. Sau đó là nguồn thực phẩm dự trữ lâu dài phòng khi có tình huống tác chiến xảy ra; đồng thời cũng để góp phần vào công tác tăng gia sản xuất gắn với xây dựng nền an ninh quốc phòng trên đảo.

Theo Trung tá Vũ Quang Vịnh, cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 152 tham gia tăng gia sản xuất còn là nhiệm vụ gắn với công tác thi đua phong trào, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ của tập thể, cá nhân trong đơn vị. Chiến sĩ Võ Thành Thảo chia sẻ: “Bản thân tôi rất vui khi được tham gia tăng gia sản xuất cùng đồng đội. Tôi được học hỏi rất nhiều về kiến thức tăng gia, biết thêm được nhiều loại cây trồng, cách thức chăm sóc, gieo trồng... Tôi cùng các đồng đội luôn bảo ban nhau, tích cực, chăm chỉ làm việc để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ tăng gia sản xuất”./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi
Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi

Ngọn hải đăng có tên lạ bên bờ biển Quảng Ngãi

Rừng rong biển Quảng Ngãi nhìn từ trên cao
Rừng rong biển Quảng Ngãi nhìn từ trên cao

Bình Châu là một trong những xã biển nổi tiếng nhất ở Quảng Ngãi với hàng trăm tàu thuyền khai thác xa bờ.

Lục Nà - mái đình khuất nẻo biên cương
Lục Nà - mái đình khuất nẻo biên cương

Đình Lục Nà nằm ngay cạnh quốc lộ 18C qua địa phận xã Lục Hồn, huyện Bình Liêu, hướng ra cửa khẩu Hoành Mô (tỉnh...

Nghệ nhân người Tày “bắt” gà đất gáy
Nghệ nhân người Tày “bắt” gà đất gáy

Gà đất biết gáy, là loại đồ chơi truyền thống vào loại “độc nhất vô nhị” của đồng bào dân tộc Tày.

Múa trống- Nét văn hoá độc đáo của người Giáy cần được bảo tồn
Múa trống- Nét văn hoá độc đáo của người Giáy cần được bảo tồn

Múa trống là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc, có từ lâu đời của đồng bào dân tộc Giáy ở huyện Mèo...

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ
Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của người Dao đỏ

Với sự tinh tế trong cách ăn mặc, phụ nữ người Dao đỏ tạo ra những nét riêng trong cách bài trí trang phục, không...

Bảo vật Quốc gia Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ
Bảo vật Quốc gia Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ

Bảo vật Quốc gia Bia Ma nhai Ngự chế của vua Lê Thái Tổ trên núi Phja Tém, xã Hồng Việt (Hòa An) là hiện...

Độc đáo di sản văn hóa - lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai
Độc đáo di sản văn hóa - lễ cúng rừng của người Mông ở Si Ma Cai

Ngoài ý nghĩa tín ngưỡng thiêng liêng cầu mong mùa màng tươi tốt, ấm no, lễ cúng rừng của người Mông ở Si Mai Ca...

Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du
Tạc tượng gỗ ở làng Kon Du

Người Mơ Nâm (Xơ Đăng) ở làng Kon Du, xã Măng Cành (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) tạc tượng gỗ dân gian không chỉ...

Âm vang tiếng tù và của người Dao
Âm vang tiếng tù và của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao ở vùng đất Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang coi tù và là “linh vật” có ý...

Dây thổ cẩm thắm sắc đại ngàn Tây Nguyên
Dây thổ cẩm thắm sắc đại ngàn Tây Nguyên

Thổ cẩm được đồng bào các dân tộc vùng núi rừng Trường Sơn-Tây Nguyên sản xuất ra không chỉ để làm nên các trang phục...

Chùa Tân Thanh: Cột mốc tâm linh nơi biên cương phía Bắc
Chùa Tân Thanh: Cột mốc tâm linh nơi biên cương phía Bắc

Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa...

Đảo Quan Lạn ghi dấu chiến công của cha ông
Đảo Quan Lạn ghi dấu chiến công của cha ông

Đến với đảo Quan Lạn (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh), du khách không chỉ khám phá vẻ đẹp của hòn đảo tiền tiêu của Tổ...

Đời sống chan hòa, phát triển của đồng bào Chăm ở An Giang
Đời sống chan hòa, phát triển của đồng bào Chăm ở An Giang

Như cánh chim Thiên Di, từ hàng trăm năm trước, người Chăm đã tìm đến nơi đầu dòng sông Hậu, tỉnh An Giang để lập...

Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng
Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng

Khi nói về các kiệt tác kiến trúc nổi tiếng tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách thường nghĩ tới Dinh thự...

Tin đọc nhiều
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/3 – 3/4/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 25/4-6/5/2023
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Bộ Ngoại giao
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sĩ
Việt Nam-Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề Châu Âu Slovenia Tanja Fajon
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
Đối thoại chiến lược lần thứ 7 cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam-Đức
Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 11-17/4/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Việt Nam luôn kiên định với lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình
Nuôi trồng thủy sản kết hợp các tour du lịch
Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ổn định, cân bằng
IMO sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp công nghệ về tìm kiếm cứu nạn trên biển
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông
Ra mắt Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 7-15/5/2023
Đồng bào các dân tộc xã Krông Na chung tay giữ gìn bình yên biên giới
Hải quân Việt Nam – Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
Tháng Tư có hẹn với Trường Sa
Hội nghị cấp cao Uỷ hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4
Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và Cuộc họp Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Timor Leste xin gia nhập ASEAN
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bến số 7, số 8 cảng Lạch Huyện
Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Quan hệ đối tác Á – Âu
Hơn 200 đại biểu sinh viên ưu tú đến với Trường Sa