Nét đẹp truyền thống trong Lễ cúng lúa mới của đồng bào S’tiêng

08/02/2021 15:13

Lễ hội cúng lúa mới của đồng bào dân tộc S’tiêng (tỉnh Bình Phước) diễn ra vào tháng Chạp hàng năm. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của đồng bào dân tộc S'tiêng để tạ ơn các vị thần linh, đất trời đã phù hộ dân làng sau một mùa vụ, cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Đánh cồng chiêng xung quanh cây nêu mừng lúa mới tại thôn Thiện Cư, xã Thiện Hưng, huyện Bù Đốp.

Hiện nay, không ít các nghi lễ của người dân tộc thiểu số bản địa ở Bình Phước có nguy cơ không còn được lưu giữ, trong đó Lễ cúng lúa mới hay còn gọi là mừng lúa mới là lễ lớn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây cứ vào tháng Chạp, đồng bào S’tiêng ở xã Thiện Hưng tại các thôn 1, 7, và Thiện Cư lại thay phiên nhau tưng bừng tổ chức Lễ hội mừng lúa mới. 

Thôn Thiện Cư (xã Thiện Hưng) - một trong 3 thôn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống còn duy trì tổ chức Lễ hội cúng mừng lúa mới. Năm 2021, dù đời sống của người dân còn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá cả nông sản, vật nuôi bấp bênh nhưng không vì thế mà không khí lễ hội nơi đây kém phần sôi nổi.

Trong ngày tổ chức lễ hội, theo công việc đã phân công, ngay từ sáng sớm đã có hàng trăm người tập hợp thành nhóm và làm từng phần việc của mình. Những người già làm cây nêu, người trẻ chặt ống tre, phụ nữ cho gạo vào ống để nấu cơm lam, người thì xiên thịt nướng... Trưởng thôn Thiện Cư Điểu Cần cho biết, để tổ chức lễ chu đáo, tất cả các thành viên trong thôn phải họp, lập kế hoạch, phân công công việc cụ thể cho mọi người. Lễ hội được người dân trong thôn ủng hộ, nhiệt tình tham gia tái hiện nét văn hóa của dân tộc.

Theo quan niệm của người S’tiêng, dù khó khăn hay sung túc, hàng năm đồng bào vẫn duy trì tổ chức Lễ hội mừng lúa mới. Già làng Điểu Grấc cho biết, Lễ cúng lúa mới ở đây đã có thời gian bị lãng quên. Sau khi lễ hội được đưa vào đề án bảo tồn, phát huy văn hóa đặc trưng của dân tộc S’tiêng, các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện nên được tổ chức thường xuyên.

Việc tổ chức lễ hội vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán và đúng thời điểm bà con đã hoàn tất mùa vụ nên thu hút rất đông người dân tham gia. Hiện nay, Lễ hội mừng lúa mới không chỉ đơn thuần là lễ hội của dân tộc S’tiêng, mà đã trở thành ngày hội vui đón Xuân về của đồng bào nơi biên giới nói chung. Cùng với các đơn vị đóng quân trên địa bàn huyện, như Trung đoàn 717 (Binh Đoàn 16), Đồn Biên phòng, Công an huyện và đông đảo nhân dân cùng tham gia, tạo nên không khí lễ hội thêm vui tươi, đầm ấm tình quân dân. 

Tham dự lễ hội, hào hứng, phấn khởi vì địa phương vẫn còn giữ được bản sắc dân tộc, chị Điểu Thị Pray rất mong muốn sau này những lễ hội như thế này được tổ chức thường xuyên hơn để giữ bản sắc dân tộc, lưu truyền lâu dài cho các thế hệ mai sau nối tiếp. Thường ngày mỗi người một việc, chỉ có dịp lễ hội, phụ nữ mới tập trung gặp nhau, hàn huyên tâm sự, nâng cao đời sống tinh thần với mong ước thôn ngày càng phát triển, không thất mùa, nông sản được giá.

Trong không khí vui tươi của ngày hội, Phó Chủ tịch UBND xã Thiện Hưng Phạm Hùng Phong vui mừng cho biết: Để tổ chức Lễ cúng mừng lúa mới đồng bào S’tiêng, xã đã chỉ đạo Ban điều hành thôn xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm khơi dậy bản sắc văn hóa của đồng bào thiểu số, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc và cố gắng duy trì, phát huy hơn nữa đối với thế hệ trẻ hôm nay. Xã sẽ luân phiên duy trì tổ chức lễ hội tại thôn 1 và thôn 7 nhằm giữ gìn bản sắc của đồng bào dân tộc bản địa. 

“Trước đây, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn vẫn còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây được Đảng, Nhà nước đầu tư, quan tâm tạo điều kiện thuận lợi, người dân được thụ hưởng, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng”, ông Phạm Hùng Phong cho biết thêm.

Khi mặt trời khuất sau núi là lúc lễ cúng lúa mới chính thức bắt đầu. Nghi lễ cúng xong là lúc già làng trực tiếp khui rượu cần và rót mời khách. Sau đó, mọi người cùng uống rượu cần, ăn cơm lam, thịt nướng, thưởng thức điệu múa cồng chiêng, các tiết mục văn nghệ đặc sắc qua phần biểu diễn của các chàng trai, cô gái S’tiêng. 

Men rượu cần chưa thấm, những người tham gia lễ đã "say" lời ca tiếng hát, điệu nhảy trong đêm hội. Sau một năm lao động vất vả, lễ hội được tổ chức còn thể hiện lòng biết ơn sự quan tâm của các cấp chính quyền, Đảng và Nhà nước, các thần linh đã phù hộ che chở cho người dân mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc, qua đó nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết kế thừa, giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đầy bản sắc của cha ông./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông

Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...

Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Lễ hội cầu ngư vạn đầm Xương Lý được ghi danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...

Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần
Huyện đảo Kiên Hải tổ chức lễ Nghinh Thần

Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...

Ấn tượng Lý Sơn
Ấn tượng Lý Sơn

Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...

Đặc tính
Đặc tính "kiên cường" của cây sam hương giữa biển khơi Phú Qúy

Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...

"Của để dành" trên Vịnh Hạ Long

Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...

Đảo Ba Mùn xanh
Đảo Ba Mùn xanh

Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...

Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang

Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...

Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới
Đảo Phú Quốc đẹp thứ hai thế giới

Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...

Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo
Quan Lạn – Điểm đến khó quên của du lịch biển đảo

Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...

  Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh

Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển
Xã đảo Nghi Sơn – Điểm đến đậm di sản văn hoá biển

Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...

Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam
Những điểm lặn biển ngắm san hô dọc Việt Nam

Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...

Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh
Rộn ràng lễ hội cúng biển Mỹ Long ở Trà Vinh

Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương
Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Về nơi có cột mốc ngã ba Đông Dương

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
  Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch Hội đồng đại biểu Địa phương Indonesia Yorrys Raweyai
  Tham vấn chính trị Việt Nam - Đan Mạch lần thứ 3
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
  ARF tiếp tục khẳng định là cơ chế hàng đầu về an ninh, thúc đẩy văn hóa tham vấn, đối thoại và hợp tác bao trùm
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Bộ trưởng Ngoại giao Australia Penny Wong và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson