Nghị quyết của Quốc hội về Quy hoạch không gian biển Quốc gia

19/07/2024 16:40

Khu Kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) - trung tâm kinh tế biển của duyên hải Nam Trung Bộ. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Ngày 28/6/2024, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 139/2024/QH15 về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nghị quyết đã xác định phạm vi quy hoạch; đề ra các quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá; xây dựng định hướng bố trí sử dụng không gian và phân vùng sử dụng cho từng khu vực. Đồng thời, Nghị quyết đề ra các giải pháp và nguồn lực để thực hiện quy hoạch cũng như Danh mục dự kiến các dự án quan trọng quốc gia và thứ tự ưu tiên thực hiện thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về quan điểm chung, Nghị quyết đã xác định Quy hoạch không gian biển quốc gia là quy hoạch mang tính khung, tổng thể, tích hợp, đa ngành, động và mở, dẫn dắt; cụ thể hóa các chủ trương, định hướng của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, khai thác và sử dụng không gian biển để xây dựng Việt Nam thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia; thống nhất với Quy hoạch sử dụng đất quốc gia.

Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch không gian biển quốc gia là tạo lập cơ sở cho phát triển nhanh và bền vững kinh tế biển, góp phần hình thành, phát triển các ngành kinh tế biển vững mạnh, tạo nhiều sinh kế hiệu quả cho người dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và lợi ích quốc gia trên biển; quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị văn hóa biển, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Trên cơ sở đó, Quy hoạch không gian biển quốc gia sẽ phân bổ, sắp xếp hợp lý không gian biển cho các ngành, lĩnh vực theo hướng bền vững, kết hợp hài hòa giữa các lợi ích và giảm thiểu các mâu thuẫn trong việc khai thác, sử dụng tài nguyên không gian biển tại từng khu vực cụ thể.

Để hoàn thành mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển mà Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị Trung ương khóa XII về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã đề ra, Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đưa ra định hướng phát triển cho các ngành kinh tế biển, nhất là các ngành kinh tế biển mới.

Nghị quyết cũng đặt ra 5 vấn đề trọng tâm và 4 khâu đột phá có tính then chốt, sức lan tỏa lớn và tạo động lực cho phát triển. Cụ thể:

Trọng tâm thứ nhất là hoàn thiện thể chế, chính sách, trong đó xây dựng các tiêu chí, quy chế xử lý những vấn đề phát sinh đối với những vùng chồng lấn, mâu thuẫn sử dụng trong khai thác, sử dụng không gian biển; hoàn thiện các chính sách phát triển năng lượng sạch, tái tạo và kinh tế biển mới; ban hành hướng dẫn, quy định triển khai phân vùng sử dụng không gian biển cấp địa phương.

Trọng tâm thứ hai là xây dựng hạ tầng biển; trong đó chú trọng những lĩnh vực trọng điểm như cảng biển và giao thông kết nối cảng biển với nội địa, thông tin liên lạc biển, hạ tầng kinh tế số...

Trọng tâm thứ ba là xây dựng các thiết chế văn hóa biển, đảo; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa biển, nâng cao đời sống văn hóa, xã hội của cư dân vùng biển, đảo; tổ chức tuyên truyền và nâng cao nhận thức, trách nhiệm về xây dựng quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Trọng tâm thứ tư là kiểm soát và quản lý các nguồn thải và giải quyết các điểm nóng ô nhiễm môi trường; phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái để tăng diện tích bảo tồn, bảo vệ biển.

Trọng tâm thứ năm là đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thiết lập bộ cơ sở dữ liệu số hóa về biển, đảo; tăng cường đào tạo nhân lực biển và nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ những ngành kinh tế biển mới.

Bốn khâu đột phá bao gồm:

Một là, tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ logistics gắn với phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và vận tải biển, kết cấu hạ tầng ven biển, hải đảo đa mục tiêu, lưỡng dụng, đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thu hút nguồn lực, thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế biển, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hợp tác quốc tế, đáp ứng yêu cầu ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và sự cố môi trường biển.

Hai là, phát triển du lịch biển, đảo bền vững, có trách nhiệm, sáng tạo gắn với phát triển đô thị đảo xanh, thông minh.

Ba là, đẩy mạnh phát triển kinh tế thủy sản theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp, chống chịu cao, ưu tiên phát triển nuôi biển và đánh bắt xa bờ, gắn với bảo tồn biển và văn hóa biển.

Bốn là, phát triển nhanh và bền vững các loại năng lượng sạch, xanh từ biển, ưu tiên phát triển điện gió ngoài khơi, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu, đánh giá tổng thể về tiềm năng và phát triển ngành dầu khí, khoáng sản rắn, vật liệu xây dựng ở đáy biển.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai thực hiện Quy hoạch, Nghị quyết cũng đề ra các giải pháp cho từng lĩnh vực.

Cụ thể, về cơ chế, chính sách quản lý không gian biển: rà soát các quy định pháp luật và các quy hoạch có liên quan để đảm bảo đồng bộ; xây dựng bộ tiêu chí, chính sách phát triển quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển.

Về khoa học, công nghệ và môi trường: phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ biển; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và giải pháp nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường biển.

Về huy động vốn đầu tư: khuyến khích các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển các ngành kinh tế biển, đồng thời tiếp tục cải thiện, nâng cao hơn nữa môi trường đầu tư.

Về phát triển nguồn nhân lực: phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, chuyên môn sâu về biển và đại dương.

Về giám sát thực hiện quy hoạch: đẩy mạnh việc giám sát và xử lý nghiêm các hành vi sử dụng, khai thác trái quy định, gây ô nhiễm môi trường hoặc làm suy thoái tài nguyên.

Về hợp tác quốc tế: thúc đẩy hợp tác quốc tế trong nhiều lĩnh vực như điều tra cơ bản, phát triển năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển mới; cứu hộ cứu nạn; nghiên cứu khoa học biển; bảo vệ môi trường...; đồng thời đẩy mạnh các hoạt động đàm phán, ký kết phân định ranh giới trên biển, tham gia các điều ước, thỏa thuận quốc tế về biển.

Về tuyên truyền, nâng cao nhận thức: tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về quy hoạch không gian biển.

Ngoài ra, Nghị quyết cũng đưa ra lộ trình cơ bản để triển khai các dự án quan trọng quốc gia trong giai đoạn tới. Việc triển khai các dự án này phải tuân thủ quy định pháp luật về đầu tư công, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của đất nước và mục tiêu, định hướng đã được xác định tại Nghị quyết này.

Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết là bước quan trọng, cung cấp cơ sở pháp lý và định hướng chỉ đạo cho việc triển khai Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 trong thời gian tới.

Nghị quyết trên là cơ sở, căn cứ để lập Kế hoạch thực hiện Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và lập, điều chỉnh các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành có liên quan một cách phù hợp theo quy định của Luật Quy hoạch./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới

Chiều 4/9, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân...

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển
Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập....

  Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU
Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 5 vào tháng 10/2024.

Những
Những "cánh bồ câu" nối tình quân dân nơi đầu sóng

10 năm qua, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" đã đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với huyện Trường Sa (tỉnh Khánh...

Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển
Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven...

Tầm vóc cảng container nước sâu lớn nhất nước
Tầm vóc cảng container nước sâu lớn nhất nước

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) phát triển mạnh mẽ, khẳng định tầm vóc...

Giữ vững biên cương Má Lé
Giữ vững biên cương Má Lé

Má Lé là xã biên giới của huyện Đồng Văn (Hà Giang), những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã đã tích...

Lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
Lực lượng bảo vệ biên giới của nước bạn Lào chúc mừng Quốc khánh Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2024), ngày 2/9, lực lượng bảo vệ biên giới của các tỉnh Xiêng Khoảng, BôlyKhămxây (Lào)...

Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ

Nhằm tăng cường công tác phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển, ngày 29/8, lực lượng Cảnh sát...

Cảnh sát biển Việt Nam và Trung tâm chỉ huy hàng hải Thái Lan ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về thực thi pháp luật trên biển
Cảnh sát biển Việt Nam và Trung tâm chỉ huy hàng hải Thái Lan ký kết Bản ghi nhớ hợp tác về thực thi pháp luật trên biển

Ngày 29/8, tại Hà Nội, Cảnh sát biển Việt Nam và Trung tâm chỉ huy hàng hải Thái Lan tổ chức Hội nghị ký kết...

Triển vọng mới trong quan hệ hữu nghị Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc
Triển vọng mới trong quan hệ hữu nghị Cao Bằng và tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc

Ngày 29/8, Bí thư Tỉnh ủy Cao Bằng Trần Hồng Minh đã tiếp Đoàn công tác của thành phố Bách Sắc, Khu tự trị dân...

Hải quân Việt Nam – Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển
Hải quân Việt Nam – Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Ngày 28/8, tại Vùng 4 Hải quân và Vùng 2 Hải quân đã tổ chức các hoạt động thực hiện Chương trình Hải quân Việt...

Hải quân Việt Nam luôn trụ vững nơi đầu sóng giữ vững bình yên trên đảo
Hải quân Việt Nam luôn trụ vững nơi đầu sóng giữ vững bình yên trên đảo

Trước diễn biến căng thẳng, phức tạp của tình hình trên biển, cán bộ, chiến sĩ Hải quân luôn trụ vững nơi đầu sóng, bám...

Lào Cai phối hợp tuần tra kiểm soát biên giới, cửa khẩu với tỉnh Vân Nam
Lào Cai phối hợp tuần tra kiểm soát biên giới, cửa khẩu với tỉnh Vân Nam

Ngày 28/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Lào Cai (Việt Nam) và Chi đội quản lý biên giới Hồng Hà, Trạm kiểm...

Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới

Ngày 28/8, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu (Việt Nam) phối hợp với Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà,...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Khám phá các làng chài ở Kiên Giang
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Tăng cường hợp tác quản lý cửa khẩu giữa Lai Châu và Vân Nam của Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Bến Tre tập trung cao độ chống khai thác IUU
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Xanh ngắt một dải biên cương
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta
Việt Nam nộp Đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý ở Khu vực Giữa Biển Đông
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển