Phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi tương xứng với tiềm năng, lợi thế

14/09/2023 16:26

Phát triển kinh tế biển, đảo luôn là ưu tiên, nhiệm vụ hàng đầu được các cấp uỷ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi quan tâm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện. Đặc biệt, trong thời gian tới, tỉnh quyết tâm đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế gắn với biển và tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cho kinh tế biển, đảo.

Quảng Ngãi là tỉnh ven biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Đây là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biển; trong đó đáng kể là địa phương có 04 huyện, thị xã, TP ven biển và 01 huyện đảo. Cùng với đó, với tổng chiều dài bờ biển của tỉnh khoảng 130km và có 06 cửa biển; có cảng biển nước sâu Dung Quất; cộng đồng ngư dân địa phương có truyền thống và giàu kinh nghiệm trong nghề khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thuỷ, hải sản…

Với tiềm năng, lợi thế đó, thời gian qua các cấp uỷ đảng, chính quyền, các sở, ngành có liên quan đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, đưa kinh tế biển của Quảng Ngãi không ngừng phát triển. Theo đó, đến nay kim ngạch xuất khẩu các ngành kinh tế biển của địa phương này đã chiếm đến hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Trong khi đó, theo Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi- Đặng Thị Quỳnh Vân thì trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, dịch vụ, hàng hoá thông qua cảng tại Khu kinh tế Dung Quất luôn vượt chỉ tiêu đề ra. Sản lượng khai thác thuỷ sản trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng. Dịch vụ, du lịch ven biển không ngừng tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế- xã hội ở vùng ven biển được quan tâm đầu tư. Công tác quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường biển được chú trọng. Đời sống Nhân dân khu vực ven biển và đảo được cải thiện. Quốc phòng, an ninh khu vực biển, đảo được tăng cường, giữ vững.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng kể đó, nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế biển, đảo tại Quảng Ngãi vẫn còn những hạn chế, khó khăn. Đặc biệt, việc phát triển công nghiệp tại các vùng ven biển, hải đảo của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; một số dự án đăng ký đầu tư nhưng tiến độ triển khai chậm, thậm chí có dự án bị thu hồi làm ảnh hưởng đến tốc độ phát triển công nghiệp; hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được đầu tư hoàn thiện, chưa tạo động lực mạnh mẽ cho thu hút đầu tư.

“Riêng với kinh tế thuỷ sản tuy có phát triển hơn nhưng vẫn chưa đồng bộ, còn yếu trong khâu chế biến và dịch vụ hậu cần nghề cá. Trong khi du lịch tại các địa bàn ven biển, hải đảo phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; sản phẩm, dịch vụ từ du lịch chưa phong phú, thiếu đa dạng”- đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi cho hay.

Trước những khó khăn, hạn chế kể trên, đồng thời để không ngừng phát huy những nỗ lực, kết quả đã đạt được trong phát triển kinh tế biển, đảo và trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của tỉnh, trong thời gian tới Quảng Ngãi tiếp tục đưa ra nhiều chủ trương, giải pháp để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cho nhiệm vụ quan trọng này.

Đặc biệt, Tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã đề ra 05 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tập để phát triển kinh tế biển, đảo. Trong đó, gắn với trực tiếp các ngành kinh tế biển và ven biển, Quảng Ngãi đẩy mạnh quyết tâm và nỗ lực huy động các nguồn lực cho phát triển các ngành: du lịch và dịch vụ biển; kinh tế hàng hải; khai thác tài nguyên, khoáng sản biển; nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp ven biển; năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế biển khác...

Với nhóm nhiệm vụ phát triển hạ tầng và đô thị, địa phương chú trọng phát triển Khu kinh tế Dung Quất, phấn đấu đưa nơi đây trở thành một trong các trung tâm công nghiệp ven biển trọng điểm của vùng Duyên hải Nam Trung bộ với trọng tâm là các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo, công nghiệp có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao. Đồng thời huy động các nguồn lực xây dựng, phát triển trung tâm logistics khu vực Cảng biển Dung Quất; phát triển đồng bộ hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển gắn với kêu gọi các nhà đầu tư tham gia; giải quyết tốt vấn đề môi trường, xã hội và tạo sự hấp dẫn để thu hút đầu tư; sớm triển khai hình thành Trung tâm lọc hoá dầu và năng lượng Quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất; hỗ trợ các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ các dự án tại các địa bàn ven biển, hải đảo; tiếp tục nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nhà máy điện Dung Quất I, III và kêu gọi đầu tư vào các dự án điện khí khác; quy hoạch đầu tư, phát triển các đô thị ven biển và đảo với hạ tầng đồng bộ, hiện đại để hình thành các khu đô thị, du lịch, dịch vụ sinh thái ven biển, thông minh, thích ứng với biển đổi khí hậu…

Cảng nước sâu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã và đang được đầu tư để trở thành một cảng lớn, giữ vị trí quan trọng tại Duyên hải Nam Trung bộ.

Đi cùng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trên, việc quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với thiên nhiên và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm đầu tư phát triển văn hoá- xã hội khu vực ven biển, đảo cũng được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh và các ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi đặt ra. Trong đó yêu cầu hàng đầu là xây dựng và phát triển đồng bộ, toàn diện nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh nơi đây.

Về nhiệm vụ, giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư cho khu vực ven biển, đảo của địa phương, trong phát biểu tại Hội thảo phát triển kinh tế biển, đảo do Tạp Chí Cộng sản và Tỉnh uỷ Quảng Bình phối hợp tổ chức mới đây, Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ngãi Đặng Thị Quỳnh Vân cho biết, tỉnh sẽ tranh thủ các nguồn lực để đầu tư phát triển khu vực này, trong đó bên cạnh nguồn ngân sách Trung ương, địa phương cũng sử dụng ngân sách của tỉnh để ưu tiên đầu tư vào các công trình hạ tầng kết nối, thiết yếu, có tính chất lan toả  nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển, đảo; đồng thời tranh thủ nguồn vốn FDI, ODA và các nguồn vốn khác để đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị, xử lý nước thải, rác thải các khu đô thị, khu công nghiệp ven biển, đảo; quan tâm đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư kết cấu hạ tầng trên một số lĩnh vực như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao, môi trường… và khai thác hợp lý quỹ đất để phát triển các ngành kinh tế biển, phát triển các khu đô thị ven biển, đảo để từng bước đô thị hoá và phát triển kết cấu hạ tầng khu vực ven biển, đảo gắn với tiếp tục nỗ lực cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia phát triển kinh tế biển, đảo tại địa phương./.

Nguồn: Dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển
Điểm tựa để ngư dân vươn khơi bám biển

Trải qua 70 năm xây dựng và phát triển (7/5/1955 - 7/5/2025), Hải quân Việt Nam trong đó có Vùng 4 Hải quân luôn nỗ...

Bàn giao hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Lào
Bàn giao hài cốt liệt sỹ quân tình nguyện, chuyên gia Việt Nam hy sinh ở Lào

Sáng 7/5 tại trụ sở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Champasak, Nam Lào đã diễn ra Lễ bàn giao, tiễn đưa hài cốt các...

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột...

Sát cánh cùng chính quyền, nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo
Sát cánh cùng chính quyền, nhân dân bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển, đảo

Ngày 5/5, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống...

Hợp tác đường sắt: Ưu tiên cao trong hợp tác kinh tế biên giới Việt-Trung
Hợp tác đường sắt: Ưu tiên cao trong hợp tác kinh tế biên giới Việt-Trung

Đường sắt là tuyến giao thương kinh tế-thương mại rất quan trọng và đang được Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt chú trọng thúc...

Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn lên đường đi thăm, giao lưu tại Trung Quốc và Philippines
Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn lên đường đi thăm, giao lưu tại Trung Quốc và Philippines

Sáng 5/5, Tàu buồm 286 - Lê Quý Đôn (Học viện Hải quân) cùng đoàn công tác Hải quân nhân dân Việt Nam, do Đại...

Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm thành phố Đà Nẵng
Tàu Hải quân Hàn Quốc thăm thành phố Đà Nẵng

Ngày 4/5, tàu khu trục Kang Gam Chang của Hải quân Hàn Quốc với 296 sĩ quan, thủy thủ do Đại tá Kwon Yong Gu...

Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới

Ngày 27/4, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu và Chi đội Quản lý biên giới Hồng Hà, Trạm Kiểm tra Biên phòng xuất, nhập...

'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1
'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1

Ngày 26/4, tại Khánh Hòa, trên 60 kiều bào về từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã kết thúc chương...

Xử lý nghiêm các vi phạm về thiết bị VMS trên vùng biển Tây Nam
Xử lý nghiêm các vi phạm về thiết bị VMS trên vùng biển Tây Nam

Thời gian gần đây, tình trạng tàu cá của Việt Nam vượt ranh sang vùng biển nước ngoài và bị lực lượng chức năng nước...

Bình yên trên tuyến biên giới biển
Bình yên trên tuyến biên giới biển

Sau 33 năm tái lập tỉnh Ninh Thuận (1/4/1992 - 1/4/2025), đến nay, ở bất cứ hoàn cảnh nào, cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Bộ...

Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu
Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu

Ngày 22 và 23/4, đoàn công tác do Đại tá Phạm Văn Thắng - Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Kiên...

Tuyên truyền chống khai thác IUU tại TP. Rạch Giá
Tuyên truyền chống khai thác IUU tại TP. Rạch Giá

Sáng 23/4, tại phường Vĩnh Hiệp, TP. Rạch Giá (Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 phối hợp Ban Tuyên giáo và...

Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc bắt đầu thực hiện tuần tra liên hợp
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc bắt đầu thực hiện tuần tra liên hợp

Sáng 22/4, Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam và CSB Trung Quốc bắt đầu thực hiện tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận...

Củng cố niềm tin của nhân dân vào lực lượng chấp pháp trên biển
Củng cố niềm tin của nhân dân vào lực lượng chấp pháp trên biển

Trong bối cảnh tình hình Biển Đông tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, công tác tuần tra, bảo vệ chủ quyền và hỗ trợ...

Tin đọc nhiều
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo phía Tây Nam Tổ quốc
Cảng Quốc tế TIL Cảng Hải Phòng chính thức đi vào khai thác
Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc
Triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Tổ quốc nơi đầu sóng’
Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk thăm và chúc Tết Chol Chnam Thmay lực lượng vũ trang tỉnh Mondulkiri
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
Thăm, làm việc tại Đồn Biên phòng Thổ Châu
Thủ tướng Chính phủ tiếp Đoàn Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ - Trung Quốc của Quốc hội Hoa Kỳ
'Chuyến tàu Đại đoàn kết' - Hải trình đưa kiều bào ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK1
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc: Khai mạc chương trình khám, chữa bệnh cho nhân dân khu vực biên giới tỉnh Lạng Sơn
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev
Hòn Hải - Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa Biển Đông
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru
Tuyên bố chung Việt Nam – Indonesia về việc tăng cường quan hệ song phương
Phát triển thêm các bến cảng khu vực biển Quảng Ngãi
Khai mạc triển lãm ‘Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng’
Campuchia coi trọng thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Việt Nam
Lai Châu: Tuần tra liên hợp chấp pháp trên biên giới
Nâng cao kiến thức pháp luật cho cư dân biên giới
Tuần tra ở Trà Cổ - nơi địa đầu Tổ quốc
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Kazakhstan
Phải xử lý dứt điểm nguyên nhân gốc rễ của các vi phạm IUU
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez
Cảnh sát biển Việt Nam lên đường tuần tra liên hợp với Cảnh sát biển Trung Quốc
Phát động Cuộc thi và Triển lãm ảnh
Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam-Trung Quốc lần thứ 9 chính thức bắt đầu
Việt Nam và Anh tổ chức Đối thoại biển lần thứ sáu
Tuần tra song phương bảo vệ biên giới Việt Nam - Trung Quốc
Thông thương qua cửa khẩu phụ: Cơ hội mới cho vùng biên Nghệ An