Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc

09/09/2022 17:01

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh – Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 – 2025 vừa ký Quyết định số 91/QĐ-HĐĐPTDMNPB ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng này.

Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Quy chế này quy định về tổ chức hoạt động và phối hợp của Hội đồng điều phối vùng trung du và miền núi phía Bắc giai đoạn 2021 - 2025 (Hội đồng điều phối vùng) được Thủ tướng Chính phủ thành lập, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển xanh, bền vững và toàn diện vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Nguyên tắc điều phối

Quyết định quy định nguyên tắc điều phối là tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi phía Bắc; thực hiện phối hợp bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với nhau trong vùng.

Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho bộ, ngành, địa phương nào có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đó.

Hoạt động điều phối được thực hiện thông qua Hội nghị Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở nội dung các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, các bộ, ngành, địa phương trong vùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất và triển khai các nội dung thực hiện liên kết, phối hợp.

Những vấn đề không đạt được sự đồng thuận hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành và địa phương trong vùng thì Văn phòng Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến chung, báo cáo Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Phương thức điều phối

Bên cạnh đó, Quyết định cũng quy định rõ phương thức điều phối trong: Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển vùng; phát triển vùng trung du miền núi phía Bắc trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước; giải quyết các vấn đề liên kết vùng…

Cụ thể, phương thức điều phối trong quá trình lập Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau: việc lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Để bảo đảm tính đồng bộ khi xây dựng quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc, cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch vùng lấy ý kiến tham gia của Hội đồng điều phối vùng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lĩnh vực phối hợp trong quá trình lập và tổ chức thực hiện quy hoạch gồm các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, nguồn nước lưu vực sông, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các bộ ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao phối hợp tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng điều phối vùng trong việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc.

Hội đồng điều phối vùng làm việc theo chế độ tập thể

Hội đồng điều phối vùng làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận, trao đổi ý kiến để thỏa thuận thống nhất vì lợi ích chung của vùng, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.

Hội đồng điều phối vùng họp thường kỳ 6 tháng một lần; khi cần thiết, có thể họp đột xuất. Địa điểm, phương thức họp Hội đồng điều phối vùng do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng quyết định. Đại diện các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan có thể được mời dự phiên họp của Hội đồng khi cần thiết.

Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì các hoạt động của Hội đồng, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng. Đối với những vấn đề cấp bách, Chủ tịch Hội đồng lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.

 

Nguồn: Chinhphu.vn
Cùng chuyên mục
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam – Nhật Bản lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới

Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam – Nhật Bản nhân dịp Chủ tịch nước Võ Văn...

Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực
Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản phát triển mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 27/11/2023, tại Phủ Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Phu...

Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Đan Mạch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương
Việt Nam là đối tác quan trọng trong việc triển khai chính sách đối ngoại của Đan Mạch tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương

Nhận lời mời của Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen, ngày 21/11/2023, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Đoàn đại biểu cấp...

Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào

Chiều 22/11/2023, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào...

Quan hệ Việt Nam – Lào tiến triển vững chắc, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực
Quan hệ Việt Nam – Lào tiến triển vững chắc, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực

Thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng,...

Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5

Chiều 22/11, tại Hà Nội, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc...

Củng cố và phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan
Củng cố và phát triển quan hệ truyền thống hữu nghị Việt Nam-Azerbaijan

Chiều 20/11, tại trụ sở Ban Đối ngoại Trung ương, đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung...

Quan hệ song phương Việt Nam-Romania phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt
Quan hệ song phương Việt Nam-Romania phát triển tốt đẹp trên nhiều mặt

Chiều 20/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Doanh nghiệp và Du lịch Romania...

Phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Australia
Phát huy hiệu quả hơn nữa các cơ chế hợp tác giữa Việt Nam và Australia

Sáng ngày 17/11/2023, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, nhân dịp tham dự Hội nghi Cấp cao APEC lần thứ 30, Chủ tịch nước...

Việt Nam kêu gọi thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại
Việt Nam kêu gọi thượng tôn pháp luật, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại

Ngày 16/11, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương đã đề nghị các nước tiếp...

Việt Nam và Brunei còn nhiều tiềm năng và dư địa để đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu
Việt Nam và Brunei còn nhiều tiềm năng và dư địa để đưa quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu

Chiều ngày 16/11/2023, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 30, Chủ tịch nước...

Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia
Tiếp tục thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Malaysia

Ngày 16/11, tại thành phố San Francisco, Hoa Kỳ, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã tiếp Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim nhân dịp tham...

APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển
APEC 2023: Việt Nam luôn luôn mong muốn hòa bình, hợp tác và phát triển

Sáng 15/11 giờ địa phương, phát biểu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR), Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia...

Việt Nam đề cao giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình
Việt Nam đề cao giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

Ngày 15/11/2023, Bộ Ngoại giao phối hợp cùng Tòa trọng tài thường trực (PCA) và Hội Luật quốc tế Việt Nam đồng tổ chức Hội...

Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Bỉ và Nghị viện châu Âu (EP), tối 15/11 (theo giờ địa phương), tại...

Tin đọc nhiều
Lãnh hải là vùng biển được quy định như thế nào theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982?
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 01/11- 08/11/2023
Hội đàm Ban Công tác đặc biệt 2 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet
Hà Lan luôn tuân thủ và ủng hộ luật pháp quốc tế
Khởi công cảng cạn Tân Cảng Mộc Bài gần biên giới Việt Nam-Campuchia
Tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương Việt-Lào
Tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga trong các lĩnh vực truyền thống
Đưa quan hệ Việt Nam – Mông Cổ phát triển lên tầm cao mới
Tàu hải quân Hoàng gia Australia thăm hữu nghị Việt Nam
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Tuân thủ luật pháp quốc tế 'là trách nhiệm của tất cả các quốc gia'
Việt Nam là đối tác quan trọng của EU trong ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương
Hiệu quả từ mô hình “Nông dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới”
Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam - Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ
Những huyện nào là huyện biên giới của tỉnh Sơn La?
Chấm dứt khai thác hải sản bất hợp pháp để bảo đảm sinh kế bền vững
Kiên quyết không để tàu cá Việt Nam khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày nào?
Lít-va mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam
Đắk Lắk và Mondulkiri tăng cường phối hợp bảo đảm an ninh trật tự khu vực biên giới
Đường biên giới Việt Nam – Lào khởi đầu và kết thúc ở vị trí nào?
5 bức tường biên giới nổi tiếng
Hội nghị Tuyên truyền Công tác Biên giới trên Đất liền Việt Nam-Campuchia
Tiến tới đưa quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Thái Lan lên tầm cao mới
Việt Nam và Hà Lan quyết tâm cùng hợp tác, phát triển tự cường và bền vững
Cọc dấu trên đường biên giới Việt Nam – Lào được thể hiện như thế nào?
Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt Nam-Philippines lần thứ 5
Tuyến biên giới Việt Nam – Lào có bao nhiêu cặp cửa khẩu?
Phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sỹ Việt Nam hy sinh tại Campuchia
Bản đồ biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng gồm những bản đồ nào?