02/07/2020 15:42
Lễ mừng cơm mới (ồ ứng khẹ ê) là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Si La (xã Kan Hồ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), được cộng đồng người Si La trân trọng gìn giữ từ đời này sang đời khác, với mong muốn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, bản làng ấm no, sung túc.
Các điệu múa mô phỏng sinh hoạt hàng ngày của đồng bào Si La như giã gao, sàng gạo....
Nét đẹp văn hóa
Theo truyền thống của người Si La, lễ mừng cơm mới được tổ chức đầu vụ thu hoạch vào ngày Hợi, Ngọ, Tỵ, Thân hoặc Thìn tháng 8 âm lịch hàng năm và diễn ra trong một ngày tại gia đình trưởng mỗi dòng họ. Gia đình trưởng dòng họ có bàn thờ và trưởng họ thường là người thay mặt cho cả dòng họ làm các thủ tục trong các nghi lễ cúng. Tuy nhiên, vì lễ mừng cơm mới là một trong những nghi lễ đặc trưng tiêu biểu của đồng bào Si La nên không chỉ tổ chức tại mỗi gia đình trưởng dòng họ riêng, mà tại tất cả các dòng họ khác trong bản cũng đều tổ chức lễ mừng cơm mới và sau các nghi lễ cúng mời tổ tiên, các gia đình trong họ sẽ đến dự bữa cơm mừng cơm mới tại nhà trưởng dòng họ.
Sáng sớm ngày làm lễ, tất cả các gia đình trong bản phải quét dọn nhà cửa, rửa bát đũa, lau chùi các đồ dùng sinh hoạt trong nhà và sửa sang nơi thờ cúng. Sau khi mọi thứ được chuẩn bị xong, chiều tối trưởng dòng họ bắt đầu nấu cơm mới và chế biến các đồ lễ bày lên mâm cúng. Khi mặt trời lặn hẳn, gia chủ tiến hành lễ cúng mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất về hưởng đồ lễ cơm mới, bởi theo quan niệm của người Si La khi mặt trời lặn ông bà mới có thể về bên con cháu..
Lễ vật là những đồ ăn thức uống quen thuộc trong đời sống hàng ngày, được bà con chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Mỗi gia đình phải tự đồ cơm bằng gạo mới của nhà mình, gói cẩn thận trong lá chuối, 1 số loại củ như khoai sọ, củ gừng cùng với 1 con sóc, 1 con cua, 1 con cá đã được chế biến, gói vào lá chuối, hấp chín đem đến nhà trưởng họ.
Để chuẩn bị cho lễ cúng chính thức, trưởng họ sẽ lấy từ gói cơm của mỗi gia đình 1 nắm cơm cho vào giỏ cơm chung để dâng lên tổ tiên. Ngoài ra trưởng họ sẽ dâng lên tổ tiên 1 con sóc, 1 con cua, 1 con cá được chế biến, gói vào lá chuối và được hấp chín, vài củ khoai sọ do chính gia đình mình chuẩn bị.
Đây là những lễ vật bắt buộc phải có trong lễ mừng cơm mới của người dân tộc Si La. Có thể thấy đồ cúng có đủ thực phẩm dưới nước, trên cạn, dưới sông suối và trên nương, trên rừng và điều đặc biệt không thể thiếu là cơm.
Nghi lễ quan trọng
Khi lễ vật đã được chuẩn bị xong gia chủ sẽ mang vào trong buồng đặt cạnh bếp chính bên giường của gia chủ. Với người dân tộc Si La chỉ có gia đình trưởng họ mới được làm bếp này, bếp được làm trong nhà, cạnh cột chính của nhà, là nơi giữ lửa ấm cho cả họ, bảo vệ che chở cho mọi người, là nơi chủ họ sưởi ấm và hút thuốc. Mâm cúng có đặt thêm bát nước trắng và một ống tre cao 15 cm, có đường kính miệng khoảng 8 cm, bên trong ống có men rượu, trên miệng phủ lá chuối và cắm 3 que tre, tượng trưng cho bình rượu cần.
Bên ngoài, mâm lễ chung được đặt thêm 1 bình rượu cần bằng ống tre và cắm 3 chiếc cần vào bình rượu. Con cháu sẽ quây tròn quanh mâm cúng. Khi mọi người đã ổn định, chỉnh tề trang phục, tại mâm lễ trong nhà gia chủ bắt đầu làm lễ cúng.
“Ba tháng tìm con sóc có rồi/ Ba tháng tìm con cua có rồi/ Một giáp mười ba ngày cũng đến rồi/ Một năm 12 tháng cũng đến rồi/ Anh em xa gần cũng về đây đông đủ/ Kính mời tổ tiên, cụ, kỵ cùng nhau về hưởng thụ và ban cho con cháu sức khỏe, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu”. (Lời cúng sẽ được lặp đi lặp lại 9 lần).
Cách thức tổ chức và những lễ vật của các dòng họ đều giống nhau. Sau khi nghi lễ cúng mời tổ tiên về hưởng thụ cơm mới xong, gia chủ (trưởng họ) và con cháu trong nhà cũng bắt đầu bầy mâm mời anh em họ hàng, khách khứa trong bản đến dự bữa cơm mới.
Khi cúng xong các gia đình sẽ cùng nhau ăn mừng lúa mới. Người Si La rất coi trọng lễ mừng cơm mới nên các dòng họ thường tổ chức rất chu đáo. Đồng bào cùng nhau tưng bừng nhảy múa các bài hát dân ca truyền thống, trò chơi dân gian của dân tộc mình. Các điệu hát và tiếng sáo, tiếng đàn vang lên khắp núi rừng mỗi mùa lễ báo hiệu một mùa bội thu, an lành, no ấm, là nét đẹp văn hóa, góp phần tạo sự quyến rũ bí ẩn, vẻ đẹp hùng vĩ nguyên sơ của miền Tây Bắc./.
Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...
28/04/2025 17:01
Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...
11/12/2024 16:38
Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...
17/11/2024 17:42
Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...
25/09/2024 17:33
Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...
19/09/2024 10:20
Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...
12/08/2024 17:15
Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...
05/08/2024 17:01
Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...
17/07/2024 17:03
Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...
13/07/2024 17:15
Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...
12/07/2024 17:15
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
06/07/2024 16:42
Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...
04/07/2024 16:16
Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...
24/06/2024 17:30
Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...
18/06/2024 17:15