Sách “Các cường quốc và những chiến lược vĩ mô: Trò chơi mới ở Biển Đông”

08/04/2020 17:35

Cuốn sách “Các cường quốc và những chiến lược vĩ mô: Trò chơi mới ở Biển Đông” (Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea) biên tập bởi Anders Corr, dày 234 trang, được nhà xuất bản The Naval Institute Press phát hành năm 2018.

Bìa sách

Cuốn sách là kết quả nghiên cứu, phân tích của nhiều chuyên gia về “bức tranh toàn cảnh” của xung đột Biển Đông. Bằng cách tiếp cận quốc tế đa chiều vấn đề nóng bỏng của khu vực, Gordon Chang, Bernard Cole, James Fanell, Bill Hayton, và nhiều chuyên gia khác đã cố gắng tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng từ các chiến lược quân sự, ngoại giao, kinh tế của các cường quốc chủ chốt đối với các giải pháp cũng như nguy cơ làm gia tăng căng thẳng khu vực. Là người biên tập cuốn sách, Anders Corr muốn đặt các chiến lược vĩ mô của các cường quốc song song nhau để so sánh, tìm ra kết cục khả thi nhất của xung đột Biển Đông, cũng như đánh giá các giải pháp có thể làm dịu căng thẳng tại khu vực.

Khác với nhiều cuốn sách hay đi sâu vào yêu sách pháp lý chủ quyền và các hành vi trên Biển Đông của các nước trong khu vực, cuốn sách này sẽ tập trung vào ảnh hưởng của các chiến lược vĩ mô của các cường quốc. Do vậy, “chiến lược vĩ mô” sẽ được hiểu là một tập hợp các chiến lược, kế hoạch nhằm đạt được một số mục đích quốc gia quan trọng thông qua việc tận dụng toàn bộ tài nguyên của nước đó, bao gồm kinh tế, ngoại giao, các lực lượng và phối hợp quân sự.

Các cường quốc có ảnh hưởng tới tranh chấp Biển Đông sẽ là năm nước có ngân sách quân sự cao nhất và có hoạt động quân sự đáng kể tại khu vực. Các tác giả sẽ làm rõ vấn đề rằng cạnh tranh giữa các nước lớn chính là cốt lõi của xung đột và lợi ích của các nước có yêu sách chủ quyền cũng phải tùy thuộc vào các chiến lược vĩ mô của các nước lớn, bao gồm cả Trung Quốc. Các tác giả sẽ dùng từ “xung đột” thay vì “tranh chấp” vì Biển Đông đã có mức độ quân sự hóa và số lượng thương vong khá cao.

Cuốn sách này là cuốn sách đầu tiên tập trung vào các nước lớn và chiến lược vĩ mô của họ không có nghĩa là các nước có yêu sách chủ quyền như Việt Nam, Philippines, Đài Loan và một số nước khác bị bỏ lơ. Các tác giả mong muốn độc giả hãy nhìn nhận theo hướng rằng các nước có yêu sách chủ quyền trên Biển Đông là thành viên của ASEAN và đang nỗ lực giải quyết xung đột thông qua việc thay đổi chiến lược vĩ mô của các cường quốc.

Cuốn sách này góp phần nâng cao nhận thức về tính chất toàn cầu của xung đột Biển Đông và cách mà các nước trên thế giới tương tác, phối hợp cùng giải quyết cũng như tạo ra xung đột. Không phải các tác giả đều hoàn toàn đồng ý với nhau nhưng họ đưa ra đủ lập luận và bằng chứng thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình.

Tài liệu hiện đang lưu tại Thư viện của Ủy ban Biên giới quốc gia. Quý độc giả có nhu cầu nghiên cứu xin liên hệ theo số điện thoại 080.43883 hoặc địa chỉ email tailieut5l@gmail.com./.

Tải file

Cùng chuyên mục
New Zealand gửi Công hàm (số 08/21/02) lên Liên hợp quốc bác yêu sách “quyền lịch sử” liên quan đến các vùng biển ở Biển Đông
New Zealand gửi Công hàm (số 08/21/02) lên Liên hợp quốc bác yêu sách “quyền lịch sử” liên quan đến các vùng biển ở Biển Đông

Phái đoàn Thường trực New Zealand tại Liên hợp quốc gửi lời chào trân trọng tới Tổng Thư ký Liên hợp quốc, trân trọng đề...

Sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình”
Sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình”

Cuốn sách “Quyết định liên minh ở Biển Đông: Liên minh hay Một mình” (Alliance Decision-Making in the South China Sea: Between Allied and Alone),...

Sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông”
Sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông”

Cuốn sách “Chiến lược của Ấn Độ tại Biển Đông” (India’s Strategy in the South China Sea), dày 61 trang, của tác giả Tridib Chakraborti...

Sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý”
Sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý”

Cuốn sách “Phân định ranh giới trên biển: những vụ việc pháp lý” (Maritime Boundary Delimitation: The Case Law), dày 449 trang, của tác giả...

Sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến”
Sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến”

Cuốn sách “Những đường biên và phía bên kia: Vùng biển đông nam của Trung Quốc thời cuối phong kiến” (Boundaries and Beyond: China’s Maritime...

Sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng”
Sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng”

Cuốn sách “Biển Đông: Các xung đột an ninh và năng lượng” (South China Sea: Energy and Security Conflicts), dày 128 trang, của tác giả...

Sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng”
Sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng”

Cuốn sách “Tranh chấp trên Biển Đông: Các điểm sáng, bước ngoặt và phương hướng” (The South China Sea Disputes: Flashpoints, Turning Points and Trajectories),...

Sách “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai”
Sách “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai”

Cuốn sach “Tranh chấp trên Biển Đông – Quá khứ, hiện tại, và tương lai,” (The South China Sea Disputes: Past, Present and Future) dày...

Sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng  biển tranh chấp và tài nguyên dưới đáy biển ở Châu Á và Châu Âu”
Sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng biển tranh chấp và tài nguyên dưới đáy biển ở Châu Á và Châu Âu”

Ủy ban Biên giới quốc gia xin giới thiệu cuốn sách “Tranh chấp trên biển và luật pháp quốc tế: Vùng biển tranh chấp và...

Sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc”
Sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc”

Cuốn sách “Vùng biển Châu Á: Cuộc tranh giành Biển Đông và chiến lược bành trướng của Trung Quốc” (Asian Waters: The Struggle over the...

Sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương”
Sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương”

Cuốn sách “Phán quyết Biển Đông: Hướng tới một trật tự luật pháp quốc tế ở các đại dương” (The South China Sea Arbitration: Toward...

Sách “Hướng dẫn phân định ranh giới trên biển”
Sách “Hướng dẫn phân định ranh giới trên biển”

Ủy ban Biên giới quốc gia xin giới thiệu cuốn sách “Hướng dẫn về phân định ranh giới trên biển” (Practitioner's Guide to Maritime Boundary...

Sách “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”
Sách “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”

Việt Nam có hơn 3000 hòn đảo ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa......

Sách “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển  Đông”
Sách “Những yêu sách đối kháng của Việt Nam và Trung Quốc ở khu vực bãi ngầm Tư Chính và Thanh Long trong Biển Đông”

Ngày 12/5/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền...

Sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia”
Sách “Biên giới trên đất liền Việt Nam-Campuchia”

Với mục đích cung cấp thông tin nhằm nâng cao nhận thức, góp phần giúp những người làm công tác biên giới và nhân dân...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn