Say đắm những vũ điệu của người Khơ Mú

16/11/2020 14:30

Từ cuộc sống lao động và môi trường sống với những nét văn hóa đặc trưng, người Khơ Mú đã có những điệu múa điển hình như: Múa Cá lượn (Viêng ver guông), múa Ong eo (Tẹ Viêr Guông), Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim); múa cầu mùa (Te grơ); múa mừng nhà mới; múa dũ ống (tăng bu); múa tra hạt.

Múa Ong eo (Vũ điệu Tẹ Viêr Guông)

Người Khơ Mú thường múa Ong eo hình trong những dịp lễ hội, lễ mừng cơm mới được tổ chức ngay sau khi vừa kết thúc vụ gặt. Ong eo của đồng bào Khơ Mú là điệu múa lắc hông, uốn lượn eo, được mô phỏng theo các động tác, cử chỉ lao động hàng ngày của người dân nơi đây như: Gặt lúa, bẻ ngô, hái rau, nhổ cỏ, đơm tép, giặt giũ. Điệu múa biểu tượng cho mối cộng cảm giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, từng nhịp điệu đều liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng về tình yêu đôi lứa.

Khi múa Ong eo, người nam thường đeo chiếc khoong khăn vừa là nhạc khí, vừa là đạo cụ, trong khi các cô gái với bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, nụ cười duyên dáng, nhịp gót nhún rộn ràng, uốn lượn lưng eo khiến người xem ngẩn ngơ say đắm.

Múa mừng nhà mới

Khi dựng nhà xong, đồng bào Khơ Mú tiến hành nghi lễ lên nhà mới, sau khi làm xong các thủ tục lên nhà mới, mọi người ăn uống, chúc tụng là đến các điệu múa mừng nhà mới. Đám thanh niên trong thôn bản treo bộ chiêng lên một góc nhà, mang chập cheng (chreng) ra, một tốp các cô gái ăn mặc lộng lẫy, tay cầm ống nứa to, dài tới ngang ngực bước vào vòng múa. Một người hô to: “Một hai ba Đánh!”. Lập tức tiếng chiêng vang rền núi rừng.

Tiếng chập cheng vang rộn thôn bản, lôi cuốn các cô gái múa theo nhịp chiêng, vừa múa, vừa dỗ dỗ đầu gậy xuống sàn nhà bịch bịch bịch. Chiêng đánh càng khỏe, chập cheng càng nhanh, nhịp múa càng hối hả, nhịp dỗ dỗ xuống sàn càng tăng, người càng rạo rực. Mọi người vỗ tay, trẻ con reo hò theo điệu múa không ngớt. Rồi tất cả mọi người đều bị lôi cuốn vào vòng múa, vừa múa, vừa hát. Họ vừa múa hát mừng nhà mới, vừa mời rượu nhau.

Múa cá lượn (Viêng ver guông)

Múa cá lượn thường được múa trong lễ sửa nhà của người Khơ Mú. Đây là điệu múa rất đặc trưng của người Khơ Mú. Ngày xưa, khi đi bắt cá, ngồi ngắm nhìn những con cá bơi đi bơi lại, người Khơ Mú về hình dung ra những động tác đuôi cá, vây cá chuyển động và sáng tác ra điệu múa, đặt tên là cá lượn. Múa cá lượn tạo nên không khí vui tươi cho người múa.

Các động tác múa cá lượn nồng nàn, thân mật và ấm áp tình cảm gắn bó cộng đồng. Múa cá lượn gồm sáu động tác chính giống như vẫy đuôi, xòe vòng, ghẹ đầu quấn quýt bên nhau của những con cá trắng dưới lòng khe. Trong mùa tìm nhau kết đôi hoặc trong các lễ hội, ngày vui của dân tộc mình, người Khơ Mú thường múa cá lượn.

Múa chọc lỗ tra hạt (Tẹ chư moi)

Hàng năm, cứ vào dịp tháng 3, tháng 4 là thời điểm người dân tiến hành cày cấy, để có mùa màng bội thu, người dân Khơ Mú thường tổ chức lễ hội tra hạt, lễ cầu mùa. Trong lễ hội cầu mùa này, vũ điệu chọc lỗ tra hạt với chiếc gậy độc đáo gắn với nhạc cụ bao giờ cũng được thể hiện tưng bừng rộn rã như sự giao hòa âm dương, thức dậy những khát vọng về một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Đàn ông khỏe mạnh dàn hàng ngang đi trước, vừa nhún nhẩy, vừa vung gậy chọc lỗ tra hạt, những âm thanh như đánh thức đất trời, khích lệ những người tham gia lao động. Phía nữ cũng dàn hàng, đối diện. Nam vừa húng lỗ vừa lùi. Nữ vừa tra hạt giống vừa tiến, chân gạt nhẹ lấp đất. Cả tốp người, bên nam, bên nữ, cùng làm cùng nhịp nhàng uyển chuyển, hài hòa nhảy múa trong tiếng nhạc rộn ràng và trong khúc dân ca của chính người Khơ Mú.

Múa mừng măng mọc

“Mừng mùa măng mọc” là mỹ tục của người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, thể hiện thái độ sống tôn trọng môi trường sinh thái và trách nhiệm với rừng, đồng thời chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Múa tăng bu, tăng bẳng - múa ống là điệu múa chủ đạo của hội mừng mùa măng mọc, có nguồn gốc từ chiếc gậy chọc lỗ tra hạt trỉa lúa trên nương cùng dụng cụ bằng ống tre lấy nước suối. Trai gái tay trong tay quanh cây quấn hoa múa những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, sôi động theo nhịp của ống tre trỗ mạnh xuống đất, đánh thức những khát vọng và những hạt mầm… Điệu “Tăng bu” sôi nổi bao nhiêu thì điệu “Hưn mạy” - Đàn tre lại mềm mại uyển chuyển và trữ tình bấy nhiêu: âm thanh của nhạc cụ bằng tre gõ vào tay như tiếng thầm thì của núi ngàn.

Múa đuổi chim (Tẹ Kam Đặt Sim)

Múa đuổi chim cũng thường được múa trong lễ cầu mùa. Điệu múa này phần nhiều là những vũ điệu và tiết tấu nhanh, mạnh mẽ, sôi động, nhưng không kém phần hồn nhiên của các chàng trai, cô gái. Mục đích của điệu múa đuổi chim là để xua đuổi các con vật không đến phá nương rẫy làm hại mùa màng nữa. Điệu múa này gắn liền với đời sống lao động của người Khơ Mú.

Thông qua các điệu dân vũ, người dân Khơ Mú mong muốn con người luôn luôn được khỏe mạnh, họ cầu cho mùa màng bội thu, cầu cho mưa thuận gió hòa; đồng thời cũng thể hiện mối cộng cảm giữa con người với con người, con người với thiên nhiên. Các điệu múa liên quan mật thiết với tín ngưỡng cầu mùa và khát vọng tình yêu đôi lứa, sự cố gắng nỗ lực của người dân khi vượt qua mọi khó khăn để tồn tại phát triển cùng cộng đồng. Do đó, nét đặc biệt của múa dân gian Khơ Mú là các động tác thường rất khỏe mạnh, sôi động nhưng không kém phần duyên dáng./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào
Đặc sắc Tết Khẩu Hó ở Pa Xa Lào

Pa Xa Lào là bản vùng biên giới thuộc xã Pa Thơm, huyện Điện Biên, là nơi sinh sống, quần cư của đồng bào dân...

Những hiểu biết để thêm yêu đại dương
Những hiểu biết để thêm yêu đại dương

Tảo và thực vật phù du trong lòng đại dương chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 70% tổng lượng oxy cho bầu khí quyển.

Tin đọc nhiều
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Mọi yêu sách và hoạt động ở Biển Đông phải phù hợp với luật pháp quốc tế
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Quảng Trị ra quân khai thác vụ cá nam và khởi động mùa du lịch biển 2024