Thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ

08/05/2023 18:33

Chiều 6/5, tại TP Đông Hưng (Trung Quốc), Bộ NN-PTNT Việt Nam phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc tổ chức lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ.

 

Lễ thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ diễn ra tại TP Đông Hưng (Trung Quốc). Ảnh: VPĐB.

Từ năm 2017 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã tổ chức thành công 5 lần hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đây là hoạt động thường niên dựa trên cơ sở Biên bản ghi nhớ về “Hợp tác thả giống tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ” giữa Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc. Biên bản ghi nhớ được ký kết dưới sự chứng kiến của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình.

Sau khi dịch bệnh Covid-19 đã được kiểm soát, Bộ NN-PTNT Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc cùng Chính quyền Khu tự trị dân tộc Choang (Quảng Tây) đã phối hợp tổ chức buổi lễ liên hợp thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ. Theo đó, đã có 30 giống thủy sản với hàng trăm triệu con giống thủy sản được thả tại khu vực biển của TP Đông Hưng (Trung Quốc), nhằm tái tạo nguồn lợi này.

"Đây là hoạt động thiết thực, có ý nghĩa quan trọng nhằm phục hồi, nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản, góp phần tăng thu nhập cho ngư dân. Từ đó giúp phát triển bền vững kinh tế thủy sản, bảo vệ môi trường biển của hai nước Việt - Trung", ông Mã Hữu Tường, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Nông thôn Trung Quốc nhấn mạnh.

Hiện nay, công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam đã và đang được quan tâm và đầu tư kinh phí cho việc nghiên cứu, phát triển. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, nhiều chương trình, đề án, dự án quan trọng trong lĩnh vực bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản đã và đang xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để tổ chức triển khai thực hiện.

Điển hình như Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản; Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản; Chương trình quốc gia về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; Đề án chuyển đổi nghề khai thác thủy sản; Đề án mở rộng và thành lập mới các khu bảo tồn biển Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư, nhấn mạnh, Chiến lược phát triển thủy sản của Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định rõ hoạt động thả giống bổ sung, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản phải được coi trọng, thực hiện thường xuyên trên cả nước và được xã hội hóa sâu rộng.

Tại Việt Nam, thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản là hoạt động được các địa phương trên cả nước quan tâm và tổ chức thực hiện hiện hàng năm, tập trung vào Ngày truyền thống ngành Thủy sản, Ngày môi trường thế giới, dịp lễ Vu Lan, Phật Đản, góp phần quan trọng khôi phục nguồn lợi thủy sản đã và đang bị khai thác quá mức.

Trong năm 2022, Việt Nam tổ chức thả hơn 53 triệu con và 150.000 kg giống thủy sản các loại vào thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, cá thát lát cườm, cá he vàng, cá lăng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh…

Hoạt động này luôn nhận được sự quan tâm, tham gia, hỗ trợ và hưởng ứng tích cực của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, các tổ chức, cá nhân, tín đồ tăng ni, phật tử và cộng đồng ngư dân.

Trên cơ sở quan hệ đối tác, hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc, việc đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành thủy sản trong khu vực Vịnh Bắc Bộ không chỉ là trách nhiệm của nhà nước và ngư dân của mỗi nước, mà còn cần có sự phối hợp chặt chẽ của cả hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc.

“Dựa trên việc thống nhất về các chủ trương, chính sách để phát triển và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cơ quan chức năng của mỗi nước cần nghiên cứu, áp dụng các giải pháp về bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong Vịnh Bắc Bộ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tình hình thực tiễn về quản lý nghề cá của mỗi nước”, ông Hùng cho biết.

Ông Nguyễn Quang Hùng bày tỏ mong muốn thông qua buổi lễ thả giống, hai nước Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục có những hợp tác cụ thể, tích cực, hiệu quả trong lĩnh vực thủy sản; tiếp tục phối hợp triển khai hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản tại Vịnh Bắc Bộ trong những năm tiếp theo./.

Nguồn: nongnghiep.vn
Cùng chuyên mục
Cà Mau: Quản lý chặt chẽ khai thác hải sản
Cà Mau: Quản lý chặt chẽ khai thác hải sản

Nhằm góp phần cùng cả nước đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ thẻ vàng của Ủy ban châu Âu (EC), tỉnh Cà Mau triển khai...

Quân y đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị kịp thời cho ngư dân
Quân y đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị kịp thời cho ngư dân

Ngày 20/9, Tàu 466, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã đưa ngư dân Nguyễn Hóa lên đảo Trường Sa và bàn giao cho...

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải tiếp nhận cẩu bờ thứ 7
Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải tiếp nhận cẩu bờ thứ 7

Cảng Tân Cảng - Cái Mép Thị Vải (TCTT) vừa tiếp nhận cẩu bờ QC15, nâng tổng số thiết bị lên 7 cẩu bờ, gồm:...

Gỡ thẻ vàng IUU giúp phát triển ngành nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững
Gỡ thẻ vàng IUU giúp phát triển ngành nuôi trồng, khai thác hải sản bền vững

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã dẫn đầu đoàn công tác làm việc với các cơ quan của Ủy ban Châu Âu tại Brussel (Vương quốc...

Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo

Quảng Ninh có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh. Quán triệt sâu sắc đường lối,...

Kiên Giang: Quy hoạch, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển
Kiên Giang: Quy hoạch, khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển

Kiên Giang tập trung phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo và đang trên đà trở thành tỉnh phát...

Khơi dậy tình yêu biển, đảo trong thế hệ trẻ
Khơi dậy tình yêu biển, đảo trong thế hệ trẻ

Ngày 17/9, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam phối hợp với UBND thành phố Lạng Sơn tổ chức Cuộc thi "Em yêu biển...

Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà được UNESCO ghi danh Di sản thiên nhiên thế giới

Tại Kỳ họp lần thứ 45, UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận quần thể Vịnh Hạ Long - Quần...

Vận hành thí điểm qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)
Vận hành thí điểm qua lại Khu cảnh quan thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)

Ngày 15/9, tại Trạm kiểm soát hai bên Việt Nam - Trung Quốc trong Khu cảnh quan (Khu vực Mốc 834/1), Văn phòng Thường trực,...

Kịp thời hỗ trợ, lai kéo tàu cá gặp sự cố
Kịp thời hỗ trợ, lai kéo tàu cá gặp sự cố

Ngày 14/9, theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Tàu Hải quân 408 đã hoàn thành việc hỗ trợ lai kéo...

Quảng Nam-Sê Kông tăng cường hợp tác phát triển toàn diện
Quảng Nam-Sê Kông tăng cường hợp tác phát triển toàn diện

Ngày 14/9, Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Sê Kông (Lào) do đồng chí Lếch-lay Sỉ-vi-lay, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân...

Phát triển Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững
Phát triển Cà Mau trở thành trung tâm kinh tế biển bền vững

Theo Tỉnh ủy Cà Mau, tỉnh phấn đấu đến năm 2025 có 15/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch Nghị quyết đề ra, có...

Phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi tương xứng với tiềm năng, lợi thế
Phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi tương xứng với tiềm năng, lợi thế

Phát triển kinh tế biển, đảo luôn là ưu tiên, nhiệm vụ hàng đầu được các cấp uỷ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi quan tâm...

Các cửa khẩu Lạng Sơn thông quan ổn định hơn 1.000 xe mỗi ngày
Các cửa khẩu Lạng Sơn thông quan ổn định hơn 1.000 xe mỗi ngày

Hoạt động thông quan tại cửa khẩu Lạng Sơn vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng ách tắc hàng hóa. Lực lượng chức...

Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Kỹ thuật đảo Trường Sa sửa chữa hệ thống tời lưới cho tàu cá
Trung tâm Dịch vụ Hậu cần Kỹ thuật đảo Trường Sa sửa chữa hệ thống tời lưới cho tàu cá

"Nếu không có các anh chắc tôi phải cho tàu quay về bờ để sửa chữa mới tiếp tục vươn khơi được", đó là tâm...

Tin đọc nhiều
Kỳ vọng vào cảng biển nước sâu lớn nhất miền Tây
Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia đi qua những tỉnh nào?
Việt Nam kêu gọi sớm đạt được COC thực chất và hiệu quả
Tiến trình giải quyết biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia từ 2005-2008
Việt Nam mong muốn Sáng kiến “Vành đai và Con đường” tiếp tục góp phần thúc đẩy liên kết kinh tế và kết nối khu vực
Chủ động ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép
Trả lời của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao tại họp báo thường kỳ
Triển lãm ảnh về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Ngãi
Quân - dân đồng lòng giữ vững biên cương
Tiến trình đàm phán biên giới trên đất liền Việt Nam – Campuchia từ 1954-1985
Phân công Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam
Khánh Hòa liên tục đón các chuyến tàu biển quốc tế
Nhân dân tham gia bảo vệ đường biên, mốc giới
10 điểm du lịch nổi bật nhất của Việt Nam
Tự nguyện góp sức bảo vệ đường biên, cột mốc
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ hội kiến Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc
Bệnh xá đảo Phan Vinh cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển
Doanh nhân Thành phố Hồ Chí Minh vì biển đảo quê hương
Khai thác thủy sản bất hợp pháp gồm những trường hợp nào?
Nhiều cơ hội phát triển điện gió ngoài khơi
Giúp nhân dân biên giới nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật
Những mô hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật hiệu quả ở xã biên giới Thanh Thủy
Việt Nam-Trung Quốc tổ chức Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới
Các phụ lục đính kèm “Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân” có giá trị pháp lý như thế nào?
Tập trung gỡ
Cặp cửa khẩu Đăk Peur - Bu Sara thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt Nam và Campuchia?
Giám sát chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền ngay từ cảng cá
TP.HCM: Hơn 34,2 tỷ đồng ủng hộ quỹ vì biên giới, biển đảo của Tổ quốc
Cặp cửa khẩu Khánh Bình - Chrây Thum thuộc cặp tỉnh biên giới nào của Việt Nam và Campuchia?
Bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển đảo