28/01/2021 14:09
1. Ngoại trưởng Mỹ ra tuyên bố về bảo vệ và duy trì một Biển Đông tự do và rộng mở
Ngày 14/1/, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ra tuyên bố về bảo vệ và duy trì một Biển Đông tự do và rộng mở. “Tất cả các quốc gia, không phân biệt sức mạnh quân sự và kinh tế, đều nên được thoải mái thực hiện các quyền và tự do của mình mà luật pháp quốc tế quy định, như được phản ánh trong UNCLOS 1982 mà không lo sợ bị cưỡng ép.” Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ áp dụng các hạn chế đối với các cá nhân từ CHND Trung Hoa chịu trách nhiệm hoặc có liên quan tới các hoạt động bồi đắp quy mô lớn, xây dựng, quân sự hóa các tiền đồn tranh chấp tại Biển Đông. Thêm vào đó, Bộ Thương mại Mỹ cũng đã liệt Tổng Công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) vào danh sách đen vì có vai trò trong chiến dịch cưỡng ép của Trung Quốc đối với các nước có yêu sách trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên dầu khí ở Biển Đông. Mỹ ủng hộ Phán quyết của Tòa Trọng tài và phản đối các yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông. Mỹ hoan nghênh việc nhiều nước công khai phản đối các yêu sách này tại Liên hợp quốc.
https://www.state.gov/404?fbclid=IwAR0dRpxB53Ih-kBkpTYyZs2bOFKPJ_33s3xpbTEBMsUd6hBrWfBBJtsnTYo
2. Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
Ngày 21/1, Hội nghị hẹp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM Retreat) đã diễn ra dưới hình thức trực tuyến, với sự tham dự của Ngoại trưởng các nước ASEAN và Tổng thư ký ASEAN. Liên quan đến vấn đề Biển Đông, các nước tham dự đã tái khẳng định cam kết chung đối với việc duy trì và thúc đẩy hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, cũng như việc giải quyết hoà bình các tranh chấp, bao gồm tuân thủ đầy đủ các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được công nhận rộng rãi, bao gồm UNCLOS 1982; bày tỏ quan ngại về hoạt động cải tạo đảo, các hoạt động và các vụ việc nghiêm trọng ở khu vực gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng và có thể gây tổn hại tới hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực; tái khẳng định sự cần thiết của việc tăng cường lòng tin chung, thực hiện tự kiềm chế trong việc thực hiện các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hoà bình và ổn định, tránh các hành động có thể làm phức tạp tình hình.
3. Nhật Bản phản đối lập trường của Trung Quốc tại Liên hợp quốc
Ngày 19/1, Nhật Bản đã gửi Công hàm lên Liên hợp quốc phản đối lập trường của Trung Quốc tại Công hàm CML/63/2020 ngày 18/9/2020 cho rằng việc Trung Quốc vẽ đường cơ sở đối với các đảo và đá tại Biển Đông phù hợp với UNCLOS và luật pháp quốc tế nói chung. Nhật Bản cho rằng tự do hàng hải và hàng không cần được đảm bảo tại vùng biển và vùng trời xung quanh, cũng như phía trên các cấu trúc nửa nổi, nửa chìm - không có lãnh hải và vùng trời của riêng chúng, như Phán quyết của Tòa Trọng tài Biển Đông ngày 12/7/2016 đã nêu. Phán quyết này là chung thẩm đối với các bên trong tranh chấp.
4. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật Bản điện đàm về vấn đề Biển Đông
Ngày 23/1, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản điện đàm về tình hình an ninh khu vực Ấn Độ Dương-Đại Tây Dương. Bộ trưởng Lloyd Austin nêu lại cam kết của Mỹ đối với Liên minh Mỹ-Nhật, đồng thời khẳng định quần đảo Senkaku được bảo vệ bởi Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Mỹ phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Hoa Đông.
5. Philippines phản đối việc sử dụng vũ lực trên biển
Ngày 25/1, Người Phát ngôn Tổng thống Philippines Harry Roque nói rằng luật pháp quốc tế nhìn chung cấm việc sử dụng vũ lực. Ông cũng khẳng định lại cam kết của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte trong việc sớm đạt được một COC hiệu quả, hiệu lực tại Biển Đông.
6. Tàu quân sự Mỹ đi qua Biển Đông
Ngày 23/1, đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Mỹ đi qua Biển Đông để thúc đẩy tự do hàng hải và xây dựng quan hệ đối tác để củng cố an ninh biển.
https://www.reuters.com/article/us-southchinasea-usa-idUSKBN29T05J
7. Đại sứ Philippines tại Mỹ tin tưởng vào chính sách Biển Đông của Chính quyền Mỹ mới
Ngày 21/1, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Manuel Romualdez bày tỏ tin tưởng rằng quan hệ giữa Mỹ và Philippines sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp trong nhiệm kỳ của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden. Theo đó, đối với chính sách về vấn đề Biển Đông, ông kỳ vọng chính quyền của Tổng thống Biden cũng sẽ công nhận Phán quyết Trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016 của Philippines như chính quyền của Tổng thống tiền nhiệm Donald Trump. Tổng thống Biden sẽ có được sự ủng hộ của cả hai Đảng đối với việc đảm bảo rằng không chỉ Trung Quốc mà các quốc gia khác cũng sẽ phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS, ở cả khu vực Biển Đông lẫn Biển Hoa Đông.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05