11/03/2021 15:19
1. Australia và Nhật Bản bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông
Ngày 25/2, Thủ tướng Nhật bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Australia Scott Morrison điện đàm chia sẻ lo ngại về những nỗ lực đơn phương đang thách thức hiện trạng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Hai bên nhất trí rằng Nhật Bản, Australia, Mỹ, Ấn Độ sẽ tăng cường hợp tác vì một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở.
https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/en/news/20210225_40/
2. Tàu chiến Đức đi qua Biển Đông
Ngày 2/3, Đức thông báo về việc sẽ điều một tàu chiến của mình lên đường tới Châu Á và đi qua Biển Đông vào tháng 8/2021. Đây sẽ là lần đầu tiên tàu chiến Đức trở lại Biển Đông kể từ năm 2002.
Liên quan tới việc này, Bộ Ngoại giao Mỹ tỏ thái độ hoan nghênh hành động của Đức góp phần vào đảm bảo trật tự quốc tế, duy trì hòa bình, ổn định tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
https://www.aljazeera.com/news/2021/3/4/german-warship-to-sail-through-south-china-sea
3. Mỹ, Nhật Bản thảo luận về tình hình Biển Đông
Ngày 4/3. Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ, Nhật Bản tổ chức các buổi tham vấn an ninh song phương, trao đổi quan điểm về liên minh Mỹ-Nhật Bản và môi trường an ninh tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương; phản đối các nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Biển Đông và Biển Hoa Đông; bày tỏ quan ngại sâu sắc về Luật Hải cảnh của Trung Quốc.
https://www.mofa.go.jp/press/release/press3e_000180.html
4. Việt Nam, Thái Lan đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế
Ngày 24/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng hội đàm trực tuyến với Bí thư Thường trực Bộ Ngoại giao Thái Lan Thani Thongphakdi để trao đổi về quan hệ song phương, hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao, cũng như về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Về vấn đề Biển Đông, hai bên nhất trí ASEAN cần giữ vững đoàn kết, tiếng nói chung và vai trò trung tâm, kiên trì các nguyên tắc đã nhất trí, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.
http://www.mofa.gov.vn/vi/cs_doingoai/nr111026121159/ns210225095037
5. Phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 11/3
- Về thông tin Trung Quốc tổ chức diễn tập trái phép ở đảo Tri Tôn thuộc quần Hoàng Sa của Việt Nam đầu tháng 3/2021:
Một lần nữa phải khẳng định là Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là mọi hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa mà không được sự cho phép của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này; gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quan hệ, hoà bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải trên Biển Đông.
- Về việc nhiều nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức gửi tàu chiến tới Biển Đông:
Duy trì hoà bình, ổn định, trật tự, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, thượng tôn pháp luật, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ở Biển Đông phù hợp với UNCLOS 1982 là mục tiêu, lợi ích và trách nhiệm, nguyện vọng chung của tất cả các quốc gia và cộng đồng quốc tế. Hoạt động của các quốc gia ở Biển Đông cần phải đóng góp vào mục tiêu chung này.
- Về phát biểu của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị liên quan đến các vấn đề Biển Đông, Đài Loan, Tân Cương, Hong Kong và Tây Tạng trong quan hệ với Mỹ, cho rằng “hầu hết các vấn đề nêu ra là vấn đề nội bộ của Trung Quốc”:
Lập trường về những vấn đề như trên đều đã được nêu rõ nhiều lần. Riêng đối với vấn đề Biển Đông, một lần nữa xin khẳng định, Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng như các quyền hợp pháp đối với các vùng biển của Việt Nam được xác định phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05