Tín ngưỡng sản xuất của người Dao vùng Tây Bắc

29/04/2020 15:45

Người Dao vùng Tây Bắc – Bắc Trường Sơn có biệt tài về sản xuất và thâm canh cây trồng trên đất dốc. Bà con rất chú trọng khâu chọn đất, rừng, chọn giống, chọn mùa vụ để cư trú và canh tác. Tập quán này đã hình thành những nét độc đáo bản địa về tín ngưỡng sản xuất của người Dao.

Nông lịch truyền thống gắn liền với lễ tết hàng năm

Di cư tới Việt Nam từ nhiều vùng khác nhau với nhiều đợt suốt gần 7 thế kỷ, người Dao đã trở thành cư dân văn hóa bản địa ở miền núi Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trường Sơn. Dù đến cư trú sớm hay muộn ở vùng cao hay vùng thấp, người Dao vẫn giữ được tập quán nông lịch truyền thống sản xuất gắn với nghi lễ tín ngưỡng. 

Người Dao Quần Chẹt tái hiện trích đoạn điệu múa Xuất peng pịa chủng trong lễ cúng tạ ơn Bàn Vương tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam năm 2017

Lịch tháng Chạp là thu dọn nương rẫy, chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Tháng Giêng ăn Tết, thăm họ hàng cùng với trỉa ngô gieo lúa. Tháng Hai trồng rau quả, trồng chàm nhuộm vải. Tháng Ba, tháng Tư chăm sóc cây trồng, mở ruộng nương rẫy canh tác. Tháng Năm thu hoạch vụ xuân hè, gieo trồng vụ hè thu, mùa thu hái thuốc nam. Tháng Sáu thu hoạch chàm, nhuộm vải, chăm sóc cây trồng.

Tháng Bảy chăm sóc nương vườn, thu hái lâm sản, đan lát đồ gia dụng. Tháng Tám trồng rau mùa vụ đông. Tháng Chín thu hoạch mùa, tết cơm mới, chuẩn bị cho mùa lễ hội. Tháng Mười thu hái thuốc nam, làm nhà, cưới xin, cấp sắc tạ mả, tết nhảy… tháng Mười Một tiếp tục các nghi lễ, đốt nương, lấy củi, thu hoạch mùa.

Sự vận hành của nông lịch truyền thống người Dao rất phù hợp với điều kiện khí hậu, sinh cảnh cư trú và năng lực sản xuất của người Dao tạo ra sự phát triển bền vững của một nền canh tác trên đất dốc. Người Dao vốn rất có năng lực thâm canh đất rừng, hỏa canh nương rẫy.

Tín ngưỡng sản xuất nét đẹp văn hóa người Dao

Người Dao quan niệm vạn vật đều có linh hồn. Cây cối, con vật trong rừng trên nương, trong nhà ngoài vườn đều có linh hồn chính, biết sống chết, biết bày tỏ thái độ giận và thương đối với con người. Chính vì vậy, con người phải thông qua nghi lễ, phép thuật thờ cúng để duy trì mối quan hệ với cây trồng với con vật để cùng tồn tại. Đó là khát vọng làm ra nhiều bông cơm trái lúa, làm cho vật nuôi đông đàn dài lũ. 

Trước khi phát rẫy mới, bà con làm lễ cúng ma nương ruộng cậy nhờ thần linh coi nương rẫy để cây trồng sai bông trĩu hạt quả to. Đến mùa thu hoạch cúng tạ ơn trời đất. Cộng đồng làng bản cứ bốn năm một lần tổ chức lễ cầu mùa diệt trừ sâu bọ. Ngay việc thu hoạch mùa màng bà con cũng có nghi lễ chọn ngày tốt mở đầu mùa gặt hái. Bà con chọn đám ruộng tốt cắt bông trúc thành mẹ lúa, hồn lúa về treo ở bàn thờ, cột nhà.

Sau thu hoạch là lễ cúng hồn lúa. Hồn lúa mẹ lúa đem để vào nơi cất lúa giống cầu mùa cho vụ sau. Nhiều nơi trong lễ cấp sắc, tết nhảy bà con còn làm nghi thức tế mẹ lúa để cầu may. Người Dao tôn vinh mùa vụ bằng nghi thức cúng cơm mới nơi bàn thờ gia tiên. Họ khấn ma nhà, ma nương, thần nông để tạ ơn, cầu sự phù hộ độ trì để mùa màng bội thu. 

Trước mùa gieo cấy, nhà nào cũng có lễ cúng lúa giống để mở đầu cho mùa vụ mới. Đây là nghi thức cầu mùa phổ biến của nhiều cư dân vùng núi, trong đó có người Dao. Cúng xong cụ lúa, cùng hồn lúa, mẹ lúa vụ trước sẽ được tra hạt những hạt giống trước tiên mở đầu mùa vụ mới, mở ra chu kỳ sản xuất mới.

Ngày nay, tuy đã nhiều đổi thay, các nghi lễ có phần giản tiện hơn nhiều nhưng với người Dao Tây Bắc và Bắc Trường Sơn thì hình tượng mẹ lúa vẫn đậm nét chi phối mọi nghi thức tín ngưỡng sản xuất nông nghiệp. Phải chăng đây là nét đẹp truyền thống của cư dân nương rẫy bản địa ở nước ta./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn