26/11/2020 13:57
Cà Mau là tỉnh duy nhất của Việt Nam có cả bờ biển Đông và bờ biển Tây với tổng chiều dài bờ biển lên đến 254 km; diện tích ngư trường gần 80.000 km2; tiếp giáp với vùng biển Thái Lan, Malaysia; trên biển có cụm đảo Hòn Khoai (diện tích 577 ha); cụm đảo Hòn Chuối (diện tích 14,5 ha) và Hòn Đá Bạc (diện tích 6,3 ha). Hòn Đá Lẻ thuộc cụm đảo Hòn Khoai (diện tích 2,5 ha) là điểm mốc A2 để xác định đường cơ sở. Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Tây Nam của Tổ quốc; vùng biển của tỉnh có đường giao thông hàng hải quốc tế đi qua, là một trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, có trữ lượng thuỷ sản lớn, đa dạng và phong phú, có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng - an ninh (QP-AN) và phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH).
Trong những năm qua, tình hình chủ quyền, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên vùng biển, đảo thuộc tỉnh Cà Mau nói riêng, vùng biển Tây Nam nói chung cơ bản ổn định; các cấp, các ngành, các lực lượng trong tỉnh đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, quản lý chặt chẽ người, phương tiện ra vào làm ăn trên biển và các hoạt động khai thác đánh bắt hải sản. Tích cực triển khai thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả khai thác hải sản, ưu tiên phát triển đội tàu khai thác hải sản, củng cố ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động tại các địa phương ven biển, thúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh và dịch vụ hậu cần nghề cá. Hoạt động giao thương hàng hóa trên khu vực Vịnh Thái Lan tương đối thuận lợi. Toàn tỉnh hiện có 4.508 tàu cá với tổng công suất gần 571.467KW, trong đó, số tàu cá tham gia đánh bắt hải sản xa bờ (15m trở lên) là 1.620 phương tiện, sản lượng khai thác bình quân hàng năm gần 200 nghìn tấn. Nhân dân chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo, tài nguyên, môi trường biển và giữ gìn an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Tuy nhiên, tình hình tranh chấp trên Biển Đông diễn ra ngày càng quyết liệt và có chiều hướng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia trên biển, quản lý hoạt động đánh bắt cá và giao thương tại Vịnh Thái Lan. Hoạt động của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại trên biển; tình trạng trộm cắp ngư lưới cụ, vi phạm pháp luật về khai thác thủy sản và bảo vệ tài nguyên môi trường biển, tranh chấp ngư trường diễn biến phức tạp; thiên tai, tai nạn rủi ro trên biển vẫn thường xuyên xảy ra.
Tỉnh Cà Mau đã quán triệt và triển khai thực hiện khá tốt các nội dung Chỉ thị số 689/CT-TTg, ngày 18/5/2010 của Chính phủ về một số biện pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ; Chỉ thị số 45/CT-TTg, ngày 13/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; Công điện số 732/CĐ-TTg ngày 28/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn, giảm thiểu và chấm dứt tàu cá và ngư dân Việt Nam khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài. Thời gian qua, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở, ban, ngành chức năng của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện ven biển xây dựng quy chế, kế hoạch phối hợp chặt chẽ với lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân, Cảnh sát biển, Kiểm ngư và các lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn tỉnh, triển khai thực hiện nhiều biện pháp tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện, hoạt động xuất, nhập cảnh và quản lý hoạt động khai thác hải sản, tập trung tuyên truyền và vận động các chủ tàu cá đánh bắt xa bờ lập tổ, đội đoàn kết để đánh bắt trên biển, ký cam kết khai thác hải sản không vi phạm vùng biển nước ngoài, đưa vào diện bắt buộc lắp đặt thiết bị giám sát hành trìnhtàu cá, tổ chức cấp phát hải đồ cho thuyền trưởng trước khi xuất bến, hỗ trợ, bảo vệ ngư dân trong hoạt động khai thác hải sản trên biển, hướng dẫn công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn,... Qua đó, nhận thức và trách nhiệm của bà con ngư dân trong việc tham gia đánh bắt hải sản gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc từng bước được nâng lên.
Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác hải sản trong phát triển kinh tế gắn với quản lý, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo mở rộng hợp tác quốc tế và quan hệ đối ngoại với các nước có vùng biển tiếp giáp, tỉnh Cà Mau sẽ tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Thứ nhất: Tăng cường, đổi mới về nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về quản lý, khai thác hải sản gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, tuyên truyền về biển đảo; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đến các tầng lớp nhân dântrong các hoạt động kinh tế biển kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó ưu tiên tuyên truyền tới thế hệ trẻ, lao động khai thác thủy sản trên biển, các chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân, chủ cơ sở dịch vụ hậu cần khai thác thủy sản trên biển.
Thứ hai: Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; cụ thể hóa một số văn bản pháp luật về khai thác hải sản trong phát triển kinh tế gắn với bảo đảm quốc phòng an ninh, chủ quyền biển, đảo. Phân cấp quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ phương tiện đánh bắt xa bờ, quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương, đơn vị không ngăn chặn, kiểm soát hiệu quả tình trạng tàu cá đi khai thác bất hợp pháp ở nước ngoài.
Thứ ba: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có trách nhiệm các giải pháp đã được chỉ đạo thống nhất trong thời gian qua (các giải pháp bắt buộc lắp đặt, kiểm tra, kiểm soát có liên quan đến giám sát tàu cá, có tín hiệu, có đóng phí, niêm phong,... mới tiến hành đăng ký, đăng kiểm, ra biển hoạt động khai thác thủy sản; kiểm soát chặt chẽ về niêm phong, tín hiệu kết nối khi xuất, nhập Trạm Kiểm soát Biên phòng, cập rời cảng cá chỉ định,...).
Thứ tư: Tăng cường công tác phối hợp trong nắm bắt, trao đổi, chia sẽ thông tin, năng lực thực thi pháp luật giữa các lực lượng chức năng; hỗ trợ và hướng dẫn ngư dân tham gia khai thác ở các vùng biển nước ngoài một cách hợp pháp, có trách nhiệm; Nâng cấp hệ thống thông tin quản lý tàu cá để cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời phục vụ công tác tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động khai thác hải sản trên vùng biểnVịnh Thái Lan.
Thứ năm: Xúc tiến thương mại, hợp tác giao thương buôn bán các mặt hàng thủy sản khai thác, kêu gọi hỗ trợ đầu ra và đầu tư công nghệ nuôi một số loài hải sản có giá trị kinh tế mà các doanh nghiệp của tỉnh Cà Mau và các tỉnh của Thái Lan đang có thế mạnh như: Cá Bớp, Cá Chẽm, Sò Huyết, Nghêu, Hào, Sò Điệp, Móng Tay Chúa, Cua Biển, Tôm… hoặc Cá Hồng Mỹ, Cá Mú, Tôm Hùm có thể được nuôi trong thời gian tới.Hỗ trợ tổ chức tham quan học hỏi kinh nhiệm về công tác quản lý nghề cá, khai thác và bảo tồn biển kết hợp phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, kỹ thuật bảo quản sản phẩm thủy sản sau khai thác và các hình thức tiêu thụ sản phẩm tại Thái Lan. Hỗ trợ triển khai các mô hình đang thực hiện có hiệu quả như: Mô hình quản lý nguồn lợi hải sản dựa vào cộng đồng; công tác bảo tồn rừng và hệ sinh thái tại các khu vực ven biển; thả rạn nhân tạo để phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; thúc đẩy hợp tác khai thác du lịch dọc tuyến đường R10 đi qua 03 nước: từ tỉnh Cà Mau - Việt Nam đến tỉnh Campot, tỉnh Sihanoukville, tỉnh Koh Kong - Vương quốc Campuchia và tỉnh Trat -Vương quốc Thái Lan; tăng cường các giải pháp tạo sinh kế bền vữngcho người dân sinh sống tại các khu vực ven biển./.
Thượng tá Phạm Minh Giang
Chính ủy BĐBP tỉnh Cà Mau
Chánh án Toà án quốc tế về Luật biển (ITLOS) Tomas Heidar trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo khu vực về Vai trò...
16/05/2025 16:23
TS. Tara Davenport, Giám đốc chương trình luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore trả lời...
15/05/2025 16:26
Phòng, chống xuất nhập cảnh (XNC) trái phép là một nội dung quan trọng trong bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG), bảo đảm trật...
24/04/2025 16:37
Ngày 17/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Đại sứ quán Canada, Australia, New Zealand và Liên minh châu Âu (EU) tổ...
19/03/2025 16:40
Việc thông tuyến càng nhanh, càng sớm, thì càng thúc đẩy hợp tác kinh tế-thương mại và giao lưu nhân văn giữa hai nước.
10/03/2025 16:48
Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm khẳng định khi có đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác giữa hai bên...
17/12/2024 18:26
Công ước Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982 đang phát huy giá trị trong thực tiễn, giúp Việt Nam, các nước ven...
13/12/2024 17:03
Dọc tuyến biên giới dài khoảng 2.340 km giữa Việt Nam và Lào, đâu chỉ là những dãy núi hùng vĩ và bạt ngàn rừng...
10/12/2024 15:09
Trong 30 năm qua, UNCLOS đã được cộng đồng quốc tế nhất trí ghi nhận và nhấn mạnh nhiều lần như là “Hiến pháp của...
28/11/2024 17:17
Năm 2024 đánh dấu 30 năm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) chính thức có hiệu lực (từ ngày 16/11/1994), khuôn khổ...
25/11/2024 17:23
Trả lời phỏng vấn trong khuôn khổ Đối thoại Biển lần thứ 13 (ngày 14/11) tại Cần Thơ do Học viện Ngoại giao phối hợp...
21/11/2024 16:27
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Ngày 14/11/2024, Đối thoại Biển lần thứ 13 với chủ đề “Khám phá ranh giới mới của vùng biển quốc tế” do Học viện Ngoại...
15/11/2024 16:17
Sáng 06/11, Đại hội biển Đông Á 2024 với chủ đề: “Hợp lực xanh vì một tương lai chung: Một đại dương bền vững và...
07/11/2024 17:21
Trả lời phỏng vấn bên lề Hội thảo quốc tế Biển Đông lần thứ 16 diễn ra từ ngày 23-24/10 tại Quảng Ninh, ông Niclas...
29/10/2024 16:05