Tỉnh Kon Tum và Salavan (Lào) ký kết hợp tác giai đoạn 2022-2027

27/09/2022 16:56

 Sáng 27/9, tại thành phố Kon Tum, UBND tỉnh Kon Tum và Uỷ ban Chính quyền tỉnh Salavan (CHDCND Lào) ký kết bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022-2027.

 

UBND tỉnh Kon Tum và Uỷ ban Chính quyền tỉnh Salavan (Lào) ký kết bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022 – 2027 - Ảnh: VGP/Dương Nương

Mặc dù tỉnh Kon Tum và tỉnh Salavan không có chung đường biên giới nhưng từ tháng 4/2016, hai tỉnh đã ký bản ghi nhớ chính thức thiết lập quan hệ hợp tác phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, các cấp, ngành hai bên đã tích cực triển khai các nội dung hợp tác và đạt được những kết quả tích cực.

Đến nay, tỉnh Kon Tum đã cử 16 đoàn với 156 lượt cán bộ sang thăm, làm việc với tỉnh Salavan; tổ chức đón tiếp và làm việc với 5 đoàn, 66 lượt cán bộ tỉnh Salavan.

Nội dung chủ yếu của các đoàn công tác nhằm tham dự các sự kiện quan trọng của mỗi tỉnh, trao đổi thông tin, hợp tác về nông nghiệp, du lịch... Qua đó góp phần tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai tỉnh và cùng vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào.

Hiện tỉnh Kon Tum có một công ty xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn tại tỉnh Salavan với công suất 200 tấn thành phẩm/ngày.

Tỉnh Kon Tum cũng đã hỗ trợ đào tạo 18 lưu học sinh tỉnh Salavan theo diện học bổng học Tiếng Việt tại Trường Cao đẳng Cộng đồng và chuyên ngành tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum. Đến nay, đã có 13 em tốt nghiệp về nước làm việc.

Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum hỗ trợ tỉnh Salavan xây dựng một vườn ươm giống cà phê quy mô 1.000 m2 với kinh phí trên 410 triệu đồng; hỗ trợ tỉnh Salavan hơn 2 tỷ đồng trong phòng chống thiên tai, dịch COVID-19 và hỗ trợ người nghèo tỉnh bạn vào dịp Tết…

Nhằm tiếp tục tăng cường, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện giữa 2 tỉnh, UBND tỉnh Kon Tum và Ủy ban Chính quyền tỉnh Salavan đã thống nhất ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giai đoạn 2022 – 2027 trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch, nông nghiệp, phát triển nông thôn, giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Theo đó, hai tỉnh tăng cường quan hệ về hợp tác chính trị, ngoại giao đi vào chiều sâu, gắn bó, tin cậy, đạt hiệu quả cao hơn nữa, giữ vai trò nòng cốt, định hướng trong quan hệ giữa hai tỉnh; duy trì và nâng cao hiệu quả của các cơ chế hợp tác giữa hai bên; tạo điều kiện thuận lợi và thúc đẩy các sở, ngành, địa phương giữa hai bên thiết lập quan hệ hữu nghị và triển khai hợp tác, trọng tâm là các ngành kinh tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, giao lưu nhân dân, giữa các huyện có điều kiện tự nhiên tương đồng; đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến, giáo dục về mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào tới người dân, nhất là thế hệ trẻ…

Về hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội, du lịch và nông nghiệp, phát triển nông thôn:  Hai tỉnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và thực hiện hiệu quả các hiệp định, nghị định thư, biên bản hội nghị về thương mại và đầu tư giữa hai nước và các cơ chế ưu đãi trong thương mại giữa hai nước, hai tỉnh; tạo thuận lợi hơn nữa và khuyến khích nhà đầu tư của mỗi tỉnh tìm kiếm cơ hội đầu tư và triển khai dự án tại mỗi bên; đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đẩy mạnh kết nối du lịch giữa hai tỉnh, tích cực triển khai Kế hoạch phát triển du lịch khu vực Tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030…

Về hợp tác về giáo dục – đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tỉnh Kon Tum tiếp tục hỗ trợ 10 suất học bổng trình độ đại học giai đoạn 2024 – 2029 cho cán bộ, học sinh tỉnh Salavan sang học tập tại các cơ sở đào tạo tại Kon Tum và 5 suất học bổng đào tạo trung cấp lý luận chính trị cho cán bộ Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tại Trường Chính trị tỉnh.

Tỉnh Salavan dành 2 suất học bổng học tiếng Lào cho cán bộ, học sinh tỉnh Kon Tum sang học tập tại các cơ sở đào tạo tại Lào./.

Nguồn: baochinhphu.vn
Cùng chuyên mục
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền
Giải phóng Trường Sa, chiến công khẳng định chủ quyền

Giải phóng kịp thời các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là chiến công đặc biệt xuất sắc, có ý nghĩa chiến lược của lực...

Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa: Bằng chứng khẳng định chủ quyền Việt Nam

Không chỉ nhằm tri ân những người lính trong đội hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa năm xưa đã hy sinh để bảo...

Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương
Chúa Sãi mở cửa biển để giao thương

Nước Việt Nam sở hữu cả chiều dài phần phía Đông đất liền là biển cả. Người Việt đã làm chủ và khai thác Biển...

Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay
Từ trấn Hải Thành năm xưa đến đồn Biên phòng hôm nay

Ở Thừa Thiên Huế có một đồn Biên phòng “độc nhất vô nhị” được xây dựng cách đây 206 năm và tới giờ này vẫn...

Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ
Nghệ thuật quân sự độc đáo dưới thời Lê sơ

Nhà Lê sơ được sử cũ nhắc đến như thời kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam, dưới thời vua Lê Thái...

Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ
Chiến lược biên cương của Vua Lê Thái Tổ

Thư tịch cổ chữ Hán nước ta xưa nói nhiều đến câu thơ nổi tiếng về chiến lược biên cương của vua Lê Thái Tổ...

Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam
Nơi khẳng định chủ quyền biển đảo của Tổ quốc Việt Nam

Đình An Vĩnh trên đảo Lý Sơn là một trong những ngôi đình có từ lâu đời nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.

Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn
Những chiến thuyền bảo vệ biển, đảo thời Nguyễn

Minh Mạng là Hoàng đế của Vương triều Nguyễn có công đầu mở mang bờ cõi nước Việt.

Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải
Chúa Trịnh đòi lại được một vùng biên ải

Trong lịch sử hào hùng của Đại Việt, vùng biên ải phía Bắc là nơi chứng kiến nhiều biến động.

Những điều ít biết về Lũy Thầy
Những điều ít biết về Lũy Thầy

Trong lịch sử quân sự Việt Nam có một hệ thống thành lũy khá lợi hại. Dân gian vẫn gọi là Lũy Thầy.

Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn
Tìm lại dấu xưa thương cảng Vân Đồn

Vùng biển Vân Đồn nằm ở phía Đông Nam tỉnh Quảng Ninh, không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng trên vùng biển Đông...

Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?
Triều Nguyễn quản lý Sơn Trà như thế nào?

Ngày nay ai cũng biết Sơn Trà là “con mắt Đông Dương”, “khu xung yếu”. Trước đây, vào thời nhà Nguyễn, việc quản lý Sơn...

Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng" (nghĩa là sông Đằng từ xưa máu còn đỏ) là câu đối đáp của sứ thần nước ta...

Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm
Trần Khánh Dư - Vị tướng thủy quân tài ba chống giặc ngoại xâm

Trần Khánh Dư là một danh tướng đời nhà Trần, triều đại tồn tại từ năm 1226 đến năm 1400 tại Việt Nam. Ông không...

Thân Công Tài -
Thân Công Tài - "Lưỡng quốc khách nhân" trên biên giới Việt - Trung

Sinh năm 1620, tại xã Như Thiết, huyện Yên Dũng, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc (nay là xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, tỉnh...

Tin đọc nhiều
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 28/3 – 3/4/2023
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 25/4-6/5/2023
Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới của Bộ Ngoại giao
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác với Thụy Sĩ
Việt Nam-Ấn Độ chia sẻ nhiều lợi ích chiến lược tương đồng
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và các vấn đề Châu Âu Slovenia Tanja Fajon
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Cường
Đối thoại chiến lược lần thứ 7 cấp Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam-Đức
Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Trung Quốc
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 11-17/4/2023
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Đoàn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ
Việt Nam luôn kiên định với lập trường giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình
Nuôi trồng thủy sản kết hợp các tour du lịch
Quan hệ thương mại Việt Nam-Trung Quốc hướng tới ổn định, cân bằng
IMO sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cấp công nghệ về tìm kiếm cứu nạn trên biển
Hội nghị Quan chức Cao cấp ASEAN – Trung Quốc lần thứ 20 về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông
Ra mắt Chương trình “Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển”
Thông tin liên quan Biển Đông từ ngày 7-15/5/2023
Đồng bào các dân tộc xã Krông Na chung tay giữ gìn bình yên biên giới
Hải quân Việt Nam – Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra chung
Tháng Tư có hẹn với Trường Sa
Hội nghị cấp cao Uỷ hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 4
Hội nghị Ấn Độ Dương lần thứ 6
Cuộc họp Quan chức cao cấp ASEAN trù bị cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và Cuộc họp Nhóm Công tác Hội đồng Điều phối ASEAN về Timor Leste xin gia nhập ASEAN
Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa
Đặc sắc Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Việt Nam luôn coi trọng và dành ưu tiên cao nhất cho mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án bến số 7, số 8 cảng Lạch Huyện
Khẳng định cam kết của Việt Nam đối với Quan hệ đối tác Á – Âu
Hơn 200 đại biểu sinh viên ưu tú đến với Trường Sa