Xây dựng chiến lược bảo đảm sinh kế cho người dân vùng biển

21/09/2021 17:56

Xây dựng chiến lược bảo đảm sinh kế cho người dân vùng biển; nâng cao năng lực cho cán bộ, người dân khu vực ven biển thông qua tập huấn và đánh giá rủi ro thiên tai…là những giải pháp hữu ích được các chuyên gia đề xuất nhằm giúp người dân các tỉnh ven biển giảm thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra hiện nay.

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Biến đổi khí hậu ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống người dân ven biển

Việt Nam được đánh giá là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu (BĐKH). Những năm qua, dưới tác động của BĐKH, tần suất và cường độ các thiên tai ngày càng gia tăng, gây nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, văn hoá, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt khi nước biển dâng (NBD) trong bão kèm theo sóng lớn bất ngờ có thể gây ra ngập lụt khu vực ven biển, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người dân nơi đây.

Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố mới đây, nếu mực nước biển dâng 100cm, khoảng 16,8% diện tích đồng bằng sông Hồng, 1,47% diện tích các tỉnh ven biển miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, 17,8% diện tích Tp. Hồ Chí Minh, 38,9% diện tích đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ngập; Cụm đảo Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc có nguy cơ ngập cao.

Đối với khu vực vùng bờ, BĐKH, nước biển dâng gây ra nhiều tác động đến mọi mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, sức khỏe, đời sống nhân dân và an ninh, trật tự xã hội.

Báo cáo cũng chỉ rõ, các đối tượng dễ bị tổn thương nhất là ngành nông-lâm-thủy sản, hệ sinh thái (HST) tự nhiên, đa dạng sinh học (ĐDSH), tài nguyên nước, sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về cơ sở hạ tầng…Và các khu vực dễ bị tổn thương nhất là đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, vùng duyên hải miền Trung.

Đặc biệt, Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương và dễ bị ảnh hưởng nhất khi NBD; trong đó các đối tượng dễ bị tổn thương nhất là người nghèo, dân tộc thiểu số, người già, phụ nữ, trẻ em và người khuyết tật.

Báo cáo cũng phân tích rõ, BĐKH tác động tới các HST theo nhiều cách khác nhau. Bởi khi nhiệt độ tăng sẽ tác động tới các loài động, thực vật nhạy cảm với nhiệt độ; lượng mưa giảm sẽ thu hẹp diện tích đất ngập nước ven biển, làm tăng phát thải khí nhà kính vào khí quyển do sự phân hủy của các chất hữu cơ, than bùn. BĐKH, nước biển dâng dẫn tới sự thu hẹp diện tích phân bố địa lý của vùng ven biển.

Nguy hiểm hơn, nước biển dâng sẽ làm gia tăng quá trình xâm nhập mặn ở khu vực ven biển dẫn đến thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, hệ số sử dụng đất có thể giảm từ 3-4 lần/năm xuống còn 1-1,5 lần/năm. Ngập mặn sẽ nghiêm trọng với vùng Đồng bằng Sông Hồng và đặc biệt với vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu nước biển dâng 100cm thì 45% diện tích đất ở Đồng bằng Sông Cửu Long bị nhiễm mặn (1,77 triệu ha), 85% dân số bị ảnh hưởng.

Hơn thế nữa, mực nước biển dâng, các công trình bảo vệ bờ biển (kè, đê biển...), cảng sẽ phải chịu tác động gia tăng của sóng do chiều sâu nước trước công trình tăng lên và mất bãi do xói lở hoặc biến mất của dải rừng phòng hộ. Mực NBD kèm mưa bão lớn hơn có thể sẽ gây ngập lụt, phá hủy cơ sở hạ tầng ở các vùng duyên hải như đường giao thông, sân bay, cầu cống và hệ thống ống dẫn.         

Theo Bộ TN&MT, những năm gần đây tình trạng sạt lở bờ đê, bờ biển có diễn biến ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng mất ổn định bờ biển, diễn ra ở ven bờ cả ba miền. Mức độ, quy mô xói lở kéo dài nhiều năm, nhưng cũng có những khu vực xói lở xảy ra bất thường gần đây với tốc độ lớn, có những khu vực xói lở xen lẫn bồi tụ.

Xói lở bờ biển đã uy hiếp trực tiếp đến tính mạng và tài sản của nhân dân tại các khu ven biển, đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long và dải ven biển một số tỉnh miền Trung như Quảng Nam, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Cà Mau là khu vực tập trung đông dân cư và nhiều hoạt động kinh tế - xã hội đang có tốc độ phát triển nhanh.

Có thể thấy, đợt triều cường vào những ngày đầu tháng 8/2019 tại ven biển Tây Cà Mau đã làm sạt lở nghiêm trọng khoảng 356 m tuyến đê Hòn Đá Bạc - Kinh Mới (thuộc đoạn đê biển phía bờ Bắc Vàm Kênh Mới). Trước tình hình trên, tỉnh Cà Mau ban bố tình trạng khẩn cấp bảo vệ đê biển Tây. Đây cũng là năm thứ tư liên tục, tỉnh Cà Mau ban bố tình trạng nêu trên trong mùa mưa bão.

Ngoài triều cường, sóng trong bão cũng tác động mạnh đến bờ biển, điển hình bão số 5 (năm 2019), tạo sóng cao 4-5m phá hủy và cuốn trôi nhiều nhà tại ven biển Bình Định…

Cần có chiến lược sinh kế cho người dân vùng biển

Theo các chuyên gia môi trường, là một nước có 28 tỉnh, thành phố ven biển, Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với thiên tai đang ngày càng gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu. Ở một số địa phương, bờ biển đã lấn vào đất liền tới vài trăm mét, buộc hàng trăm hộ gia đình phải di dời và thay đổi sinh kế.

Do đó, cần có giải pháp tổng hợp để giúp người dân vùng biển tăng cường khả năng thích ứng BĐKH. Điều quan trọng là phải tăng cường năng lực ngay từ cấp cộng đồng, chú trọng vào việc tăng khả năng chống chịu ở tất cả các cấp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của lốc, bão, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn đối với các cộng đồng ven biển dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, việc khôi phục và trồng rừng ngập mặn đang làm giảm bớt tác động của triều cường và bão, đồng thời giúp hấp thụ carbon, góp phần giảm phát thải khí nhà kính.

Đưa ra giải pháp thích ứng BĐKH, Tổng cục Trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam Tạ Đình Thi cũng cho rằng, các vùng ven biển và biển Việt Nam đang ngày càng bị đe dọa trước sự gia tăng của các hiện tượng biến đổi khí hậu cực đoan như mực nước biển dâng, bão… và đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động sản xuất và sinh kế của người dân, nhất là ngành thủy sản, nông nghiệp, du lịch và vận tải biển.

Bởi vậy, cần có những chiến lược bảo đảm sinh kế biển cụ thể cho ngư dân trong tương lai. Đồng thời, đi đôi với khai thác kinh tế, phải quản lý và phát triển kinh tế biển gắn chặt với bảo vệ môi trường. Lấy việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, là những yếu tố nền tảng cho phát triển kinh tế biển hiệu quả và bền vững dựa trên việc bảo toàn nguồn vốn tự nhiên biển; bảo vệ và đầu tư cho các hệ sinh thái biển, ven biển, hải đảo.

Còn theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai Nguyễn Văn Tiến, việc nâng cao năng lực cho cán bộ và người dân khu vực ven biển thông qua tập huấn và đánh giá rủi ro thiên tai, rủi ro biến đổi khí hậu là rất quan trọng. Đây là nền tảng chính để hỗ trợ ổn định cuộc sống và điều kiện an toàn cho các hộ dân duyên hải thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai.

Hiện, Tổng cục Phòng, chống thiên tai đã phối hợp với một số đơn vị thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Chính phủ phát động vào năm 2009. Đến cuối năm 2021, dự án sẽ tiếp cận 520 cộng đồng ở 7 tỉnh ven biển để giúp họ đánh giá rủi ro và hỗ trợ các cộng đồng này xây dựng kế hoạch giảm nhẹ rủi ro thiên tai và khí hậu của riêng họ. Dự kiến, sẽ có hơn 10.000 người sẽ được tiếp cận thêm các thông tin về rủi ro khí hậu và thiên tai cũng như các hoạt động tăng cường khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

Cũng theo ông Nguyễn Văn Tiến, thông qua các khóa tập huấn này, chính quyền xã và người dân các tỉnh ven biển đã cùng nhau xác định các giải pháp phòng chống thiên tai và xây dựng kế hoạch hành động để tăng cường khả năng sẵn sàng phòng ngừa và ứng phó thiên tai và thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu./.

Nguồn: dangcongsan.vn
Cùng chuyên mục
Điện Biên - Phên giậu Tây Bắc vững vàng thời hội nhập
Điện Biên - Phên giậu Tây Bắc vững vàng thời hội nhập

Điện Biên - Phên giậu Tây Bắc vững vàng thời hội nhập

  “Thành lũy” thép nơi địa đầu Quảng Ninh
“Thành lũy” thép nơi địa đầu Quảng Ninh

Nằm ở vị trí chiến lược then chốt vùng Đông Bắc, Quảng Ninh không chỉ là cực tăng trưởng kinh tế phía Bắc mà còn...

  Bộ đội Biên phòng Lào Cai: Vững vàng nơi biên cương, gắn bó với lòng dân
Bộ đội Biên phòng Lào Cai: Vững vàng nơi biên cương, gắn bó với lòng dân

Với tinh thần trách nhiệm cao và sự gắn bó máu thịt với nhân dân, Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai không chỉ giữ...

Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình

Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Côn Minh, Vân Nam (Trung Quốc) Hoàng Minh Sơn khẳng định, với đường biên giới dài, giáp với 4...

Công trình biểu tượng của tình hữu nghị thiêng liêng Campuchia-Việt Nam
Công trình biểu tượng của tình hữu nghị thiêng liêng Campuchia-Việt Nam

Chiều 12/6, tại thủ đô Phnom Penh, Quốc hội Campuchia trang trọng tổ chức lễ bàn giao công trình tòa nhà hành chính mới do...

Điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển
Điều phối liên ngành về phát triển bền vững kinh tế biển

Ngày 04/6/2025, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 279/TB-VPCP về Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại...

Cảnh sát biển Việt Nam và JICA tăng cường hợp tác vì một vùng biển hòa bình
Cảnh sát biển Việt Nam và JICA tăng cường hợp tác vì một vùng biển hòa bình

Chiều 5/6, tại Hà Nội, Trung tướng Lê Quang Đạo - Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam đã có buổi tiếp xã giao Ngài...

Lai Châu: Hội đàm với Văn phòng hợp tác cửa khẩu tỉnh Vân Nam
Lai Châu: Hội đàm với Văn phòng hợp tác cửa khẩu tỉnh Vân Nam

Lai Châu: Hội đàm với Văn phòng hợp tác cửa khẩu tỉnh Vân Nam

Các đơn vị của Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Bộ CHQS tỉnh Phongsaly tổ chức kết nghĩa
Các đơn vị của Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên và Bộ CHQS tỉnh Phongsaly tổ chức kết nghĩa

Ngày 26/5, tại bản Pa Thơm, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã diễn ra Lễ kết nghĩa giữa các Đồn Biên...

Sôi động hợp tác biên giới Việt Nam – Quảng Tây (Trung Quốc)
Sôi động hợp tác biên giới Việt Nam – Quảng Tây (Trung Quốc)

Trả lời phỏng vấn của phóng viên, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Nam Ninh, Quảng Tây (Trung Quốc) Nguyễn Thị Hường nhấn mạnh Việt...

Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển

Vùng biển Tây Nam từ lâu được ví như một “kho vàng xanh” với tiềm năng to lớn về phát triển kinh tế biển. Khu...

Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)
Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)

Khánh thành công trình tôn tạo, nâng cấp điểm cơ sở A6 tại đảo Hòn Hải (Bình Thuận)

Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập
Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập

Tổ hợp tác khai thác hải sản giúp ngư dân tăng thu nhập

Kiên trì, không nóng vội trên từng mét đất thiêng liêng
Kiên trì, không nóng vội trên từng mét đất thiêng liêng

Kiên trì, không nóng vội trên từng mét đất thiêng liêng

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025

Ngày 15/5, tại vạch phân định đường biên giới lối mở A Pa Chải – Long Phú, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Điện Biên và...

Tin đọc nhiều
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Lãnh đạo EU nhân dịp dự Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3
Kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ đường biên, mốc giới tại các tỉnh An Giang và Kiên Giang
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen
Việt Nam luôn theo sát những diễn biến trên Biển Đông
Xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, thống nhất tiếp tục là dòng chảy chính của hợp tác khu vực
Thượng tướng Võ Minh Lương tiếp Cục trưởng Cục Thanh tra, Bộ Quốc phòng Campuchia
Việt Nam đề xuất ASEAN giữ vững đoàn kết và vai trò trung tâm
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách và lập luận vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông
Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên khởi động tuần tra song phương năm 2025
ASEAN cần kiên định con đường đối thoại, hợp tác, đoàn kết và tự cường
Ký kết hợp tác mở tuyến hàng hải trực tiếp Chu Lai-Ấn Độ
  ASEAN tiếp tục là ngọn hải đăng hòa bình giữa bối cảnh đầy biến động
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường
Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam, Trung Quốc Vương Dư Ba,
Lào Cai – Vân Nam: Tuyến biên giới Việt – Trung điển hình
Cuộc họp lần thứ nhất Nhóm Chuyên gia Việt Nam - Campuchia về dự thảo Hiệp định giữa hai Chính phủ về quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền
Cuộc chiến giữ màu xanh của biển
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Litva Gitanas Nauseda
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Bồ Đào Nha Luis Montenegro
  Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn gặp Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn
Thủ tướng: ASEAN và GCC cùng kiến tạo mô hình hợp tác liên khu vực thế hệ mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Tuvalu Feleti Penitala Teo
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristerson
Đối thoại biển Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 4
Thúc đẩy vai trò của Tòa án quốc tế về Luật Biển trong giữ gìn hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững