Xuất khẩu chính ngạch, hướng đi hiệu quả và bền vững

10/09/2021 16:22

Với khoảng cách vận chuyển ngắn và chi phí thấp, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có ưu thế nổi trội khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Tuy nhiên, với quan niệm đây là thị trường dễ tính khiến giao thương chủ yếu bằng đường tiểu ngạch. Thế nhưng, gần đây quốc gia này đã siết chặt quản lý theo hướng chính ngạch để tăng cường quản lý chính sách bảo hộ cho nền sản xuất trong nước.

Vì vậy, xuất khẩu qua đường tiểu ngạch đang bộc lộ nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam khi đối diện với nguy cơ bị hủy hợp đồng, giá trị xuất khẩu không cao, đối tác đột ngột đóng cửa... Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp Việt phải nâng chất cho sản phẩm và chuyển đổi nhận thức bởi xuất khẩu chính ngạch mới thực sự là hướng đi hiệu quả và bền vững.

 

Phương tiện chuẩn bị xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, Lạng Sơn. Ảnh: Quang Duy/TTXVN

Tồn tại thói quen

Là doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản qua cửa khẩu, bà Vũ Thị Hà (Đồng Đăng-Lạng Sơn) chia sẻ: Tuy mỗi năm xuất khẩu khoảng 3.000 tấn nông sản, trái cây tươi sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch nhưng năm nào doanh nghiệp cũng thiệt hại vài xe với chi phí 20 triệu/xe do quá trình lưu thông hàng hoá bị dập nát, hỏng thối.

Vẫn biết giao dịch qua tiểu ngạch rủi ro cao vì chủ yếu là hợp đồng miệng nên nhiều khi hàng hoá bị ép giá, trả hàng nhưng ngược lại giao dịch lại nhanh, thuận tiện nên không chỉ bà Vũ Thị Hà mà rất nhiều doanh nghiệp khác vẫn lựa chọn xuất khẩu theo hình thức này.

Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp, do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên lượng xe chở nông sản tồn đọng ở cửa khẩu rất lớn. Điều này gây ra nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp Việt vì phải tăng chi phí trong thời gian đợi thông quan.

Hiện lái xe Việt phải đưa hàng sang gần bãi của phía Trung Quốc, giao phương tiện và hàng hóa cho lái xe phía Trung Quốc vận chuyển vào bãi. Chi phí thuê vận chuyển giao động từ 1.000- 1.300 tệ tương đương từ 3,5 - 4,5 triệu đồng. Đó là chi phí đối với các xe hàng thuận lợi khi sang tới nơi và được doanh nghiệp bên kia sang tải bốc xếp ngay.

Tuy nhiên, với các xe chưa được bốc hàng ngay thì phải chạy lạnh để giữ cho nông sản tươi, chờ hôm sau bốc xếp. Khi đó, chi phí đội thêm lên thêm 200 tệ/đêm tương đương khoảng trên 700.000 đồng.

Đáng lưu ý, hầu hết chi phí này được các doanh nghiệp thỏa thuận miệng với nhau, nên khi xảy ra các rủi ro về hỏng hàng, va quệt xe, doanh nghiệp Việt Nam phải chịu và nhiều khi cũng không biết lái xe Trung Quốc đưa hàng đi đâu.

Ông Đoàn Ngọc Lân, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu rau quả thực phẩm Thanh Hóa cũng cho hay, từ trung tuần tháng 4 trở lại đây, các cửa khẩu đường bộ giao thương với Trung Quốc đã thông thương trở lại. Tuy nhiên, năng lực thông quan hàng hóa vẫn còn nhiều hạn chế do thời gian thông quan ngắn dẫn đến tình trạng xe hàng bị ùn ứ tại các cửa khẩu.

Hơn nữa, do xuất khẩu tiểu ngạch, không có cam kết với đối tác về các điều khoản thực thi hợp đồng nên các chi phí lưu xe tại kho bãi, đơn vị đều phải tự gánh chịu. Ngoài ra, công ty còn bị tồn vốn lưu động, làm tăng thêm những khó khăn trong bối cảnh duy trì hoạt động sản xuất trong thời điểm dịch bệnh.

Theo ông Đoàn Ngọc Lân, vẫn biết xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định và bền vững hơn, nhưng do các chi phí logistics nội tỉnh và vận chuyển hàng hóa ra các cửa khẩu phía Bắc hiện khá cao so với phía Nam. Vì thế, nếu cộng thêm các chi phí, thủ tục đủ điều kiện để xuất khẩu chính ngạch thì các mặt hàng không phải là đặc trưng riêng của tỉnh sẽ rất khó cạnh tranh được về giá so với các địa phương khác.

Bên cạnh đó, để có được các hợp đồng xuất khẩu chính ngạch, nông sản phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về sản xuất sạch như VietGAP hay cao hơn là GlobalGAP.

Thế nhưng, đây lại là một trong những điểm hạn chế bởi muốn đáp ứng các tiêu chuẩn này, nông dân cần thông qua các hợp tác xã, các doanh nghiệp liên kết trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tuân thủ nghiêm các quy định về chất lượng và nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa.

Theo phân tích của Bộ Công Thương, thực tế cho thấy hàng hóa xuất khẩu chính ngạch luôn có khả năng thông quan thuận lợi hơn rất nhiều, so với hàng hóa vận chuyển lên biên giới để xuất khẩu theo hình thức tiểu ngạch tại các cặp chợ đường biên.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, trường hợp vì lý do khách quan chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, các thương nhân, doanh nghiệp chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ...

Đối với nông sản, cần phối hợp với bên mua để phân loại, đóng gói, sử dụng bao bì, nhãn mác phù hợp với yêu cầu của thị trường nhập khẩu ngay tại khâu sản xuất. Điều này nhằm đáp ứng các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và mã số vùng trồng để giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan.

Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), mặc dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng xuất khẩu của Việt Nam thực sự thiếu tính bền vững. Nhiều doanh nghiệp, nông dân có tâm lý cho rằng, Trung Quốc có chung đường biên giới nên thường đưa hàng lên các chợ biên giới để chào bán, nhiều trường hợp không bán được phải giảm giá, bán tống bán tháo hoặc bỏ đi.

Hơn nữa, do thói quen xuất khẩu qua đường tiểu ngạch nên nhiều doanh nghiệp không chú ý nhu cầu, tiêu chuẩn, thậm chí đưa hàng lên biên giới rồi mới tìm đối tác, chuẩn bị các khâu đóng gói, bao bì. Đây cũng là lý do vì sao các sản phẩm như: sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc bị ách tắc ngay tại cửa khẩu do phía bạn cấm biên bởi doanh nghiệp không tìm hiểu mặt hàng nào có thể xuất khẩu chính ngạch.

Mặt khác, với quy mô sản xuất nhỏ lẻ, phân tán và hàng hoá thiếu sức cạnh tranh cộng với xuất khẩu chủ yếu qua đường tiểu ngạch đã tiềm ẩn nhiều rủi ro do không có ràng buộc pháp lý giữa người mua và người bán. Vì thế, việc dựa vào thương mại biên giới và giao dịch không ký kết hợp đồng cần phải được xóa bỏ và thay đổi sang thương mại chính quy.

Chuyển đổi phương thức

Nhận định từ các chuyên gia kinh tế cho thấy, đã qua thời kỳ hàng Việt xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường tiểu ngạch, bởi hiện tại Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế đứng trong top đầu thế giới, nên phải siết chặt các điều kiện kinh doanh và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đây cũng là một cơ hội, đồng thời gắn liền với thách thức mà các doanh nghiệp Việt đón bắt một cách nghiêm chỉnh. Từ đó, xuất khẩu sang thị trường này với đầy đủ chứng chỉ, xuất xứ, điều kiện kinh doanh.

Chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch sang chính ngạch là điều mà các ngành chức năng của cả Việt Nam và Trung Quốc đều hướng các doanh nghiệp xuất- nhập khẩu thực hiện.

Chính vì vậy, vừa qua Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu sớm thực hiện chuyển nhanh, chuyển mạnh từ hình thức xuất khẩu tiểu ngạch sang hình thức xuất khẩu chính ngạch.

Theo đó, Bộ Công Thương đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa đi thị trường Trung Quốc sang hình thức chính ngạch. Điều này thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa, phương tiện tại cửa khẩu của các tỉnh biên giới phía Bắc.

Trường hợp vì lý do khách quan nên chưa thể chuyển ngay sang xuất khẩu chính ngạch, đề nghị chỉ vận chuyển hàng lên biên giới khi đã có thỏa thuận với khách mua hàng về địa chỉ tiêu thụ.

Để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, bà Lê Hoàng Oanh- Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á-châu Phi cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao nhận thức và tìm hiểu kỹ về nhu cầu thị trường để từ đó xác định mặt hàng và khu vực thị trường trọng điểm.

Ngoài ra, doanh nghiệp phải thay đổi tư duy, nâng chất cho sản phẩm và tuân thủ các quy định nhập khẩu của quốc gia này. Đây cũng là bước đệm để hình thành thị trường xuất khẩu hàng hóa chính ngạch thuận lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, hiện nay, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang hình thức chính ngạch đang được Bộ Công Thương chỉ đạo các địa phương, doanh nghiệp rốt ráo thực hiện. Từ đó, hướng đến hoạt động xuất khẩu bền vững, tạo thuận lợi cho việc thông quan, tránh tình trạng ùn tắc, tồn đọng hàng hóa và phương tiện, đặc biệt tại cửa khẩu khu vực biên giới.

Do đó, Bộ trưởng yêu cầu các địa phương khu vực biên giới chủ động đề xuất nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu để đáp ứng nhu cầu giao thương của người dân, doanh nghiệp các nước chung biên giới. Đồng thời, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, hạn chế tới mức thấp nhất, tiến tới xóa bỏ tiểu ngạch trong thương mại khu vực biên giới./.

Nguồn: TTXVN
Cùng chuyên mục
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ

Ngày 25/3, UBND tỉnh Kiên Giang và Tòa thị chính tỉnh Kampot đồng tổ chức hội nghị sơ kết hai năm (2022-2023) và đề ra...

Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Sơn La – Hủa Phăn
Liên kết, hợp tác phát triển du lịch Sơn La – Hủa Phăn

Tỉnh Sơn La và tỉnh Hủa Phăn (nước CHDCND Lào) có mối quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác phát triển toàn diện trên...

Hội nghị hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp
Hội nghị hiệp đồng trong quản lý, bảo vệ biên giới khu vực tiếp giáp

Ngày 26/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Cao Bằng, BĐBP 3 tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang tổ chức...

Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

10 năm qua, với chức năng, nhiệm vụ tuần tra kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành...

Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn

Sáng 25/3, tại xã Hải An, huyện Hải Lăng thuộc Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị và Công ty cổ phần...

Tổ chức thi và triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương' lần III
Tổ chức thi và triển lãm ảnh 'Tự hào một dải biên cương' lần III

Cuộc thi và Triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia "Tự hào một dải biên cương" lần thứ III năm 2024 nhằm tiếp tục...

Quảng Ninh: Phát triển bền vững nuôi biển
Quảng Ninh: Phát triển bền vững nuôi biển

Tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa phương đầu tiên quyết liệt phát triển nghề nuôi biển bền vững. Quảng Ninh đã có quy...

Đổi thay trên vùng biên giới Lạng Sơn
Đổi thay trên vùng biên giới Lạng Sơn

Với nguồn lực đầu tư của Nhà nước và sự chung tay, góp sức của người dân, việc triển khai xây dựng nông thôn mới...

Cô Tô hướng tới là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo cấp quốc gia
Cô Tô hướng tới là Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng biển, đảo cấp quốc gia

Huyện đảo Cô Tô vừa công bố danh sách chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày thành lập huyện (23/3/1994-22/3/2024), nhằm...

Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8
Rà soát công tác chuẩn bị tổ chức Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 8

Ngày 18/3, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc họp rà soát công tác...

Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển
Giám sát truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác biển

Tỉnh Kiên Giang lập danh sách cảng cá, bến cá tư nhân, truyền thống, giám sát chặt chẽ sản lượng thuỷ sản khai thác trên...

Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa

Chiều 15/3, tại thành phố Vinh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa tổ chức hội...

Lấy ý kiến về Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan
Lấy ý kiến về Khu Kinh tế thương mại xuyên biên giới Lao Bảo - Densavan

Chiều 15/3, tại thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thảo “Khu Kinh tế thương mại xuyên biên...

Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18

Từ ngày 13-15/3, đoàn đại biểu Việt Nam do thiếu tướng Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển làm Trưởng đoàn,...

Hải quân Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng
Hải quân Việt Nam hoàn thành tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng

Chiều 14/3, Tàu 20 thuộc Hải đội 132, Lữ đoàn 172, Vùng 3 Hải quân cùng đoàn công tác do Đại tá Đoàn Bảo Anh,...

Tin đọc nhiều
Thắt chặt tình hữu nghị truyền thống và hợp tác giữa tỉnh Champasak và Gia Lai
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Tuyên bố Báo chí chung Việt Nam-Philippines
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Tiếp tục củng cố đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục quản lý tốt biên giới trên đất liền, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Công bố quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050
Triển khai thi công Dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đón tàu 100 nghìn tấn
Quy hoạch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Kinh tế biển xanh
Hiệp đồng trong quản lý bảo vệ biên giới tiếp giáp Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa
Thống nhất quản lý, khai thác hiệu quả các dự án lấn biển
Kiểm ngư đồng hành cùng ngư dân vươn khơi, bám biển
Dấu ấn hợp tác Đắk Nông - Mondulkiri
Khánh thành thêm một Đài Hữu nghị Việt Nam-Campuchia
Việt Nam sẽ tiếp tục cùng Hoa Kỳ triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện ngày càng hiệu quả, thực chất, ổn định
Nơi 'neo đậu' nghĩa tình quân-dân giữa biển khơi mênh mông
Tiếp tục tích cực trao đổi, đàm phán phân giới cắm mốc đường biên giới đất liền còn lại giữa Việt Nam và Campuchia
Sơn La ra quân khởi động Tháng Thanh niên, Tháng Ba biên giới