Chùa Tân Thanh: Cột mốc tâm linh nơi biên cương phía Bắc

21/06/2021 18:28

Chùa Tân Thanh không chỉ là nơi đáp ứng đời sống tâm linh, phục vụ nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo của người dân địa phương mà còn có ý nghĩa lớn trong việc khẳng định chủ quyền, lãnh thổ quốc gia.

Trên khắp dải đất Việt Nam từ biên cương đến nơi hải đảo, ở đâu cũng có những ngôi chùa với nét kiến trúc thuần Việt, thể hiện nền văn hóa đất nước và khát vọng hướng thiện, lòng từ bi theo tinh thần Phật giáo, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam. Chùa Tân Thanh được hình thành cũng từ chính nguồn mạch ấy.

Được khởi công năm 2015, chùa Tân Thanh gồm 3 khu: điện thờ chính (cung Tam Bảo), điện thờ Đức Thánh Trần, điện thờ Đức Thánh Mẫu và Tam Quan. Trong khuôn viên chùa có trên 100 pho tượng và khoảng 1.000 cây xanh các loại, trong đó gần một nửa là những cây hoa đào bung cánh rực rỡ mỗi dịp Xuân về.

Tọa hướng Đông Bắc - Tây Nam, chùa Tân Thanh nằm trên thế đất đẹp với bên trái có núi hình rồng chầu, bên phải có núi hình voi phục, phía sau thế núi như ngai rồng... Chùa Tân Thanh được dựng trên vùng đất cao nhìn ra cửa khẩu Tân Thanh và cách đường biên giới chỉ khoảng 300 mét. Đây được coi là ngôi chùa sát với đường biên giới nhất của nước ta. 

 

Ngôi chùa được thiết kế theo kiến trúc thuần Việt, toàn bộ hệ thống cột là gỗ lim; đầu đao mái ngói... thể hiện bản sắc truyền thống của dân tộc.

Từ xa nhìn lại, cổng chùa Tân Thanh sừng sững với Tam quan chồng diêm lợp ngói mũi hài, mái đao đầu rồng đặc trưng ở các ngôi chùa Việt truyền thống. Đến chiêm bái chùa, du khách đều nhận thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn từ kiến trúc thuần Việt đặc sắc, hài hòa với cảnh quan tổng thể, cách trang trí cảnh quan, cách bố trí các khu thờ tự, bài trí trong các điện thờ... Đặc biệt là tất cả câu đối, hoành phi trong chùa đều hoàn toàn là chữ thư pháp Việt.

Bước vào chùa, phía tay phải của du khách là đền thờ Quan Trấn Ải - nơi tưởng nhớ công lao biết bao anh hùng đã hy sinh xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Trong chùa có bức hoành phi lớn chạm hai câu thơ “Trấn Ải Tân Thanh trung nghĩa lưu sử sách - Non sông Đại Việt trường tồn mãi nghìn thu” như lời nhắc nhở và khẳng định về chủ quyền bờ cõi nước Nam.

Đại đức Thích Bản Chung, người trông nom quản lý chùa Tân Thanh, cho biết: “Khi ở đây chúng tôi thấy cuộc sống rất an yên, là một ngôi chùa nơi địa đầu tổ quốc. Hằng ngày tụng niệm để cầu nguyện cho quốc thái dân an, trong tâm tôi cũng cảm nhận rằng đây là ngôi chùa đem lại sự an lạc cho mình và cho rất nhiều người đến với ngôi chùa này. Ngoài tu hành, chúng tôi cũng tổ chức hướng đạo cho nhân dân và du khách thập phương xa gần đến với chùa để hiểu hơn về ý nghĩa của ngôi chùa này. Cảm giác chung của rất nhiều du khách khi đến đây đó là khi ra về tâm đều được bình an, an lạc”.

Đứng trên hiên chùa nhìn ngược xuống Tam quan, đất trời, núi non và con người dường như hòa làm một. Thoảng trong gió, tiếng chuông chùa vang vọng càng làm cho không gian trong chùa như an yên, mang đến cảm giác thư thái cho Phật tử.

Thượng tọa Thích Quảng Truyền (Uỷ viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Phó Trưởng ban Trị sự Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn), trụ trì chùa Tân Thanh cho biết: Ngôi chùa có một điểm hết sức đặc biệt, đó là mỗi viên gạch xây dựng đều được đúc nổi dòng chữ “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, khẳng định ngôi chùa không chỉ là một địa chỉ tâm linh, văn hoá mà còn là cột mốc chủ quyền vững chãi nơi biên cương của Tổ quốc.

“Khi xây dựng chùa tôi là người thiết kế, và đưa ra ý tưởng tất cả viên gạch xây dựng chùa đều được đúc chữ “Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam - Phật Lịch 2559 khởi tạo chùa Tân Thanh”. Đây là cột mốc văn hóa, cột mốc chủ quyền thể hiện nền văn hóa của người Việt, không gì có thể thay đổi được, thời gian có thể làm mục nát, làm hư hỏng nhiều thứ, nhưng cột mốc văn hóa tâm linh này muôn đời không bao giờ mất đi”, Thượng tọa Thích Quảng Truyền nói.

Dù chỉ mới được xây dựng và khánh thành vài năm trở lại đây nhưng chùa Tân Thanh đã thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái, vãn cảnh. Với vẻ tráng lệ cùng kiến trúc thuần Việt, chùa Tân Thanh khiến du khách luôn muốn được ghé thăm, dâng nén tâm nhang cầu nguyện cho quốc thái dân an và gửi gắm ước nguyện biên cương bình yên, giàu mạnh...

Như chia sẻ của Thượng tọa Thích Quảng Truyền: “Với vị thế, văn hóa của ngôi chùa nhắc nhở tất cả mọi người trong đó có bạn bè quốc tế rằng chúng ta phải yêu chuộng hòa bình. Tôi mong tất cả mọi người có một ngày nào đó đến với Tân Thanh, đến với Lạng Sơn, đến với địa đầu Tổ quốc để chúng ta thấy yêu giang sơn hơn, để quý trọng hơn hòa bình, để chúng ta nhìn nhận lại chính mình, để chúng ta thấy có trách nhiệm hơn với Tổ quốc, với dân tộc, cùng nhau hoàn thiện, xây dựng quê hương đất nước ngày càng ấm no, ngày càng phồn vinh”./.

Nguồn: vov.vn
Cùng chuyên mục
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn