Khoa học, công nghệ đóng góp lớn cho kinh tế biển

04/09/2024 17:11

Việt Nam là quốc gia biển với hơn 3.200 km đường bờ biển, mức độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế biển và ven biển có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế nói chung. Để thúc đẩy kinh tế biển, trong những năm qua, kết quả nghiên cứu từ các Chương trình khoa học, công nghệ biển cấp quốc gia và cấp bộ trong quản lý biển, hải đảo có nhiều đóng góp quan trọng, là nhân tố trực tiếp thúc đẩy phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.

Dự án Nhà máy điện gió Bạc Liêu. (Ảnh LÊ NGUYỄN)

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, những năm qua, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu cho những kết quả tích cực, góp phần vào phục vụ kinh tế biển. Điển hình như chương trình Khoa học và công nghệ về quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo giai đoạn 2016-2020 đã dự thảo các quy định về cơ chế, chính sách để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

Đề tài đã góp phần đưa ra các nguyên tắc, phương pháp, bộ tiêu chí lồng ghép các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; xác lập hành lang bảo vệ bờ biển; phân loại tài nguyên hải đảo… Kết quả nghiên cứu của chương trình đã đề xuất các công nghệ, phương pháp, mô hình tính toán ứng dụng trong điều tra cơ bản, kiểm soát tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; khắc phục các sự cố môi trường và thiên tai trên biển…

Ngoài ra, chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 về nghiên cứu khoa học và công nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển đã xây dựng bộ cơ sở dữ liệu cũng như các mô hình và giải pháp công nghệ phát triển kinh tế biển. Nổi bật như: Mô hình phát triển bền vững các vùng cửa sông, hệ thống đảo; Công nghệ khai thác, nuôi trồng, chế biến nguồn lợi sinh vật; Giải pháp công trình giảm thiểu xói lở bờ biển; Công nghệ dự báo khí tượng thủy văn, môi trường và thiên tai biển…

Đánh giá của các chuyên gia về kinh tế biển cho thấy, các nghiên cứu khoa học, công nghệ đã phát hiện và làm rõ các đặc trưng cơ bản về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, môi trường biển; đánh giá tiềm năng, dự báo triển vọng cho phát triển bền vững biển, kinh tế biển.

Đáng chú ý, một số kết quả của các hướng nghiên cứu mới đã cung cấp luận cứ và cơ sở khoa học cho quy hoạch biển và thiết lập các khu bảo vệ biển, góp phần thực hiện một số Công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Khoa học và công nghệ cũng đóng góp tích cực cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, bảo tồn thiên nhiên biển và ngăn ngừa, phòng tránh thiên tai; bảo vệ các quyền và lợi ích biển.

Một loạt lĩnh vực công nghệ biển được triển khai ứng dụng, tập trung các ngành, lĩnh vực như: dầu khí, hải sản, hàng hải, xây dựng công trình biển, kỹ thuật bờ biển, trắc địa-bản đồ biển và địa chất biển góp phần thúc đẩy sản xuất, khai thác tài nguyên, giữ vững an ninh, quốc phòng trên biển.

Đáng chú ý, các nghiên cứu góp phần tích cực cho kinh tế-dân sinh biển, vùng ven biển và đảo; nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ; góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nuôi trồng thủy sản; góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo sản phẩm tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Các nghiên cứu khoa học và công nghệ cũng góp phần quan trọng giúp các địa phương quy hoạch sử dụng hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội, giảm đói nghèo và phát triển bền vững liên quan kinh tế biển.

Cục trưởng Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Đức Toàn cho biết, mặc dù đạt nhiều kết quả tích cực nhưng thực tế cho thấy chất lượng nghiên cứu chưa đồng đều và hiệu quả ứng dụng chưa cao; hoạt động nghiên cứu còn thiếu tính chuyên nghiệp, nội dung nghiên cứu còn thiếu chiều sâu và dàn trải. Đáng chú ý, các nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ có không gian và chủ đề nghiên cứu tập trung ở ven bờ, rất hạn chế ở vùng biển sâu, biển xa…

Vì vậy, khoa học công nghệ biển cần thực hiện hiệu quả các yêu cầu, mục tiêu Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã nêu. Các nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ cần góp phần đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chủ trương lớn, khâu đột phá và giải pháp chủ yếu về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam mà các nghị quyết của Đảng, các chương trình, kế hoạch của Chính phủ đã nêu ra.

Ngành khoa học và công nghệ cũng như ngành tài nguyên và môi trường cần mở thêm các nhiệm vụ khoa học công nghệ về lĩnh vực biển, hải đảo... nhằm thúc đẩy khoa học và công nghệ đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế biển bền vững…

Nguồn: Nhandan.vn
Cùng chuyên mục
Tập huấn công tác quản lý biên giới cho Bộ đội Biên phòng Lào
Tập huấn công tác quản lý biên giới cho Bộ đội Biên phòng Lào

Sáng 16/9, tại thành phố Vinh, Nghệ An, được sự nhất trí của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Bộ Quốc phòng Việt...

Bộ đội Biên phòng Nghệ An hăng say chiến dịch “Ánh sáng vùng biên”
Bộ đội Biên phòng Nghệ An hăng say chiến dịch “Ánh sáng vùng biên”

Thời gian qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng Nghệ An đã thực hiện các công trình dân sinh mang tên “Ánh sáng vùng...

Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ

Phối hợp đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, trong đó đặc biệt là tội phạm ma túy… sẽ góp phần xây...

Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào
Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam-Lào

Ngày 12/9, Đồn Biên phòng Hướng Lập (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) đã phối hợp cùng chính quyền địa phương, mạnh thường quân tổ...

Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào
Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Hợp tác quản lý đường biên: Điểm sáng trong quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào

Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia
Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia

Đại biện Việt Nam tại Lào: Một biên giới hòa bình, phát triển là mơ ước của tất cả các quốc gia

Quảng Ninh: Hoạt động qua các cửa khẩu tại Móng Cái đã trở lại bình thường
Quảng Ninh: Hoạt động qua các cửa khẩu tại Móng Cái đã trở lại bình thường

Từ sáng đến 12 giờ trưa 8/9, tại Cửa khẩu quốc tế Móng Cái có 2.500 người xuất nhập cảnh, còn tại cửa khẩu cầu...

Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc

Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, công tác bảo đảm Quân y cho khu vực quần đảo Trường Sa -...

  Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển nhanh, bền vững của ngành dầu khí
Tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho sự phát triển nhanh, bền vững của ngành dầu khí

Nghị quyết số 41-NQ/TW và Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị là định hướng hết sức quan trọng, mang tính chiến lược dài...

  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn

Dự kiến trong tháng 10/2024, Đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) sẽ lần thứ 5 đến Việt Nam kiểm tra việc khắc...

Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới
Việt Nam-Lào thúc đẩy hợp tác bảo đảm quốc phòng an ninh, bảo vệ biên giới

Chiều 4/9, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân...

Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển
Thúc đẩy kinh tế cửa khẩu phía bắc phát triển

Các tỉnh biên giới phía bắc hiện có 8 khu kinh tế cửa khẩu được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập....

  Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU
Việt Nam đạt kết quả tương đối tích cực trong nỗ lực gỡ “thẻ vàng” IUU

Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 5 vào tháng 10/2024.

Những
Những "cánh bồ câu" nối tình quân dân nơi đầu sóng

10 năm qua, Hành trình "Sinh viên với biển, đảo Tổ quốc" đã đưa hàng nghìn bạn trẻ đến với huyện Trường Sa (tỉnh Khánh...

Tầm vóc cảng container nước sâu lớn nhất nước
Tầm vóc cảng container nước sâu lớn nhất nước

Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Cảng Quốc tế Tân Cảng - Cái Mép (TCIT) phát triển mạnh mẽ, khẳng định tầm vóc...

Tin đọc nhiều
Giám sát rác thải đại dương và thu gom xa bờ cho vùng biển Côn Đảo
Thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Hoàn thiện hệ thống giám sát hành trình tàu cá trước ngày 20/8 tới
Việt Nam và Campuchia tổ chức Đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 7
Trang trọng Lễ kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9 tại Campuchia
Tăng cường hợp tác quản lý cửa khẩu giữa Lai Châu và Vân Nam của Trung Quốc
Góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu
Nâng cao kiến thức pháp luật cho ngư dân Bạch Long Vĩ
Lạng Sơn: Thực hiện phương thức giao nhận hàng hóa xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị
Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ 13
Tuổi trẻ đảo Cồn Cỏ tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc
Tàu Hải quân Hoàng gia Canada thăm xã giao TP Hồ Chí Minh
Cảnh sát biển hai nước Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung lần thứ 3 trên vùng biển phía Bắc Vịnh Bắc Bộ
  Gỡ 'thẻ vàng' IUU: Địa phương phải quyết liệt hơn
Chuyển biến tích cực trong phòng chống khai thác IUU
Tàu CSB 8002 lên đường thăm, giao lưu với Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines
Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc: Thành công được xây đắp bằng quyết tâm và trí tuệ
Xanh ngắt một dải biên cương
Kinh nghiệm xử lý, giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ trong tổng thể quan hệ giữa Việt Nam và các nước liên quan
Tăng cường và làm sâu sắc hơn hơn quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa Việt Nam và Ấn Độ
Đảo Ba Mùn xanh
Hợp tác Mê Công – Lan Thương góp phần xây dựng khu vực Mê Công hoà bình, ổn định và phát triển bền vững
Tiếp tục bảo đảm cung cấp điện phục vụ quân và dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1
Phòng, chống tội phạm ma túy tuyến biên giới Việt-Lào: Nỗ lực không ngơi nghỉ
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ Hải quân và quân, dân huyện đảo Trường Sa
Đưa quan hệ Việt Nam – Thái Lan phát triển ngày càng mạnh mẽ
Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Timor-Leste Jose Ramos-Horta
Hiểu luật để vững tâm vươn khơi bám biển