26/11/2020 13:55
Thường vào cuối tháng 9 âm lịch, khi những đồng lúa chín vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Nùng, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) chuẩn bị đón Tết “kin khẩu mấu” (Lễ mừng lúa mới, mừng cơm mới). Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Nùng, vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc, vừa mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.
Anh Sùng Văn Tây, thôn Yểng, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) dâng lễ báo cáo tổ tiên trong Lễ cúng cơm mới
Người Nùng ở huyện Yên Sơn sinh sống chủ yếu ở các xã: Hùng Lợi, Công Đa, Đạo Viện, Tiến Bộ, Trung Sơn… Lễ mừng lúa mới được người Nùng tiến hành trước khi bước vào vụ gặt. Các gia đình thường chọn ngày đẹp, là ngày Tuất để ăn Tết.
Nói về nguồn gốc của Lễ mừng lúa mới, cụ Sùng Thị Son, thôn Khăm Kheo, xã Công Đa kể lại: Ngày xưa, ở một bản nọ, có hai anh em trai trong một gia đình mồ côi nghèo khó. Quanh năm, hai anh em phải vào rừng sâu đào rễ cây, củ mài về ăn sống qua ngày. Không cam chịu sống trong cảnh đói nghèo, hai anh em quyết tâm đi xa tìm kiếm lương thực để cuộc sống no đủ hơn.
Bà Thèn Thị Dẳm, thôn Đèo Trám, xã Tiến Bộ chia sẻ, khi đến lượt các thành viên trong gia đình dùng bữa, mỗi người uống một ngụm nước lúa non với quan niệm tương lai sẽ không bao giờ bị đói khát, con cái được no ấm, tránh được tai họa và đuổi tà ma. Một điều chú ý nữa, trong buổi lễ khi ăn cơm, người Nùng không được chan canh, ngụ ý tránh những đám ruộng sẽ có nước gây khó khăn cho việc gặt hái.
Lễ mừng lúa mới còn là dịp để con cháu nhớ ơn tổ tiên, biết ơn mẹ lúa và giáo dục cho các thế hệ trẻ hiểu về truyền thống văn hóa của dân tộc. Em Dì Thị Khuyên, thôn Yểng, xã Hùng Lợi bày tỏ: “Vào những ngày này, em và mẹ cùng chuẩn bị lễ. Mẹ hướng dẫn cho em cách chọn bông lúa chắc mẩy để phơi trước nhà làm “vía”, cách đồ xôi thơm ngon...”.
Người Nùng quan niệm, thời tiết mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, bội thu là do thần linh phù hộ. Vì vậy, hàng năm bà con vẫn luôn thực hiện nghi lễ mừng lúa mới để cảm tạ trời đất, tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Đây là nét đẹp văn hóa luôn được người Nùng ở Yên Sơn coi trọng và gìn giữ.
Hơn một năm sau, hai anh em trở về với bản làng và mang theo một thứ ngũ cốc ngon hơn ngô. Hai anh em hồ hởi cho biết, được “người trời” ban phát một thứ ngũ cốc, đó là những hạt lúa. Họ bắt đầu gieo những hạt lúa đó xuống đất, rồi hạt nảy mầm, ra bông, kết hạt. Từ đó dân làng được ấm no, hạnh phúc. Để ghi nhớ công lao, hằng năm trước mùa gặt vụ lúa mới (cuối tháng 9 âm lịch), người dân trong bản lại tổ chức Lễ mừng lúa mới để tạ ơn tổ tiên, trời đất.
Nghi thức quan trọng nhất trong Lễ mừng lúa mới của người Nùng là rước hồn lúa mới về nhà. Người Nùng quan niệm cây lúa cũng có linh hồn. Vì vậy, trước khi tổ chức Lễ mừng lúa mới, mỗi gia đình phải đi rước hồn lúa mới từ cánh đồng về nhà. Anh Sùng Văn Tây, Trưởng thôn Yểng, xã Hùng Lợi nói, thực hiện nghi thức này, vào buổi sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình ra ruộng lúa tỉa những bông to trĩu hạt vừa chín, buộc thành những bó nhỏ phơi trước nhà. Sau đó, chọn ra những bông to nhất buộc thành hai túm treo lên vách nhà. Còn lại đem tuốt để làm cốm, nấu xôi dâng lên tổ tiên, trời đất.
Mâm lễ dâng lên tổ tiên trong dịp này khá đơn giản. Ngoài xôi được làm từ lúa mới còn có hoa quả, thịt, cá… Anh Tây cho biết, lễ của người Nùng không cầu kỳ, quan trọng nhất vẫn là thành tâm tưởng nhớ đến tổ tiên. Tuy nhiên nhà nào cũng phải gập 5 - 7 thuyền giấy màu đỏ. Đó là phương tiện kết nối giúp người âm “trở về” và mang theo lễ vật về thế giới bên kia. Khi mâm lễ được đặt lên, người chủ gia đình báo cáo, cảm ơn tổ tiên, trời đất đã ban cho mưa thuận, gió hòa và một vụ mùa bội thu; cầu mong mùa màng năm sau sẽ bội thu hơn nữa.
Sau khi hoàn thành lễ cúng tổ tiên, người Nùng lấy một ít thức ăn mang cho các con gia súc, gia cầm ăn trước. Điều này thể hiện lòng biết ơn tới các con vật nuôi, mong cho chúng luôn khỏe mạnh, bảo vệ gia đình, mùa màng tươi tốt./.
Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...
28/04/2025 17:01
Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...
11/12/2024 16:38
Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...
17/11/2024 17:42
Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...
25/09/2024 17:33
Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...
19/09/2024 10:20
Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...
12/08/2024 17:15
Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...
05/08/2024 17:01
Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...
17/07/2024 17:03
Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...
13/07/2024 17:15
Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...
12/07/2024 17:15
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
06/07/2024 16:42
Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...
04/07/2024 16:16
Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...
24/06/2024 17:30
Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...
18/06/2024 17:15