Múa nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số

05/10/2020 17:18

Trong những năm qua, môn nghệ thuật múa dân gian các dân tộc đã được đưa vào giảng dạy trong các trường văn hóa nghệ thuật. Nhiều biên đạo múa đã xây dựng những chương trình nghệ thuật đặc sắc về múa dân gian phục vụ các sự kiện văn hóa mang tầm quốc gia và khu vực... Tuy nhiên, có những điệu múa của đồng bào dân tộc thiểu số chỉ xuất hiện trong các nghi lễ truyền thống, gắn với không gian linh thiêng nên ít khi xuất hiện trên các sân khấu biểu diễn. Tiêu biểu như điệu múa chiêu của dân tộc Xơ Đăng và các điệu múa chuông, múa rùa, múa dao, múa kiếm... của dân tộc Dao; múa trong nghi lễ Then của các dân tộc Tày, Nùng...

Đồng bào Tày múa cầu sức khỏe trong một nghi lễ Then

Phương tiện giao tiếp của con người với thế giới thần linh

Già làng Hồ Văn Ruổi, 72 tuổi, nóc Đắk Ta (thôn 4), xã Trà Nam, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho biết, điệu múa chiêu là múa nghi lễ có từ thời xa xưa, biểu hiện sự thành kính của dân làng đối với các vị thần linh. Điệu múa chiêu của người Xơ Đăng chỉ xuất hiện ở những lễ hội có các con vật hiến sinh thần linh như: lễ mừng cơm mới, lễ mừng sức khỏe cộng đồng. Đây được xem như phương tiện giao tiếp của con người với thần linh, tổ tiên, ông bà; phản ánh văn hóa ứng xử và chuyển tải tâm tư, nguyện vọng của con người với thế giới thần linh bằng động tác.

Khi múa chiêu, các thành viên tham gia đội múa phải mang số chẵn, thường mỗi đội có từ 8 - 16 người tham gia. Trong điệu múa chiêu, đàn ông, phụ nữ Xơ Đăng tay nắm chặt tay trong vòng chiêu đối diện nhau, nhún theo nhịp chiêng, thanh la và trống xoay từ từ đến 180 độ, rồi xoay trở lại về vị trí ban đầu. Theo quy trình, vòng múa chiêu di chuyển chậm quanh cây nêu hoặc nơi đặt mâm lễ cúng theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Bàn chân của đàn ông, phụ nữ Xơ Đăng gần như không bước, không rời mặt đất, mà dùng gót chân và mũi bàn chân nhích dần theo hướng dịch chuyển.

Điệu múa chiêu mang tính nghệ thuật rất cao, đậm đặc ngôn ngữ múa. Yếu tố tạo hình được kết hợp với động tác vô cùng uyển chuyển, linh hoạt của đàn ông, phụ nữ Xơ Đăng. Khi hòa cùng với nhịp chiêng, thanh la và trống trong các lễ hội truyền thống thì múa chiêu không dồn dập, rộn rã thúc giục mà luôn chậm rãi khoan thai, đĩnh đạc. Người múa dù xoay về hướng nào thì hai cánh tay đều đưa vòng ra trước ngực, lòng bàn tay hướng vào trong, các đầu ngón tay chạm nhau với vẻ mặt luôn cung kính, mời thần linh nhận những vật hiến tế, đồng thời cầu xin thần linh, tổ tiên phù hộ cho cộng đồng luôn khỏe mạnh, đoàn kết, mùa màng bội thu... thóc lúa đầy kho, trâu bò, gà đầy chuồng. Sự thành kính trong động tác múa chiêu của người múa làm tăng thêm yếu tố tâm linh, huyền bí của lễ hội.

Múa chiêu trong đám tang ma khi gia đình có người chết thì hai tay của đàn ông, phụ nữ Xơ Đăng bao giờ cũng giang rộng tấm choàng, giống như cánh bướm dập dìu, bay lượn. Nửa thân người phía trên chao nhẹ theo nhịp cồng chiêng, thanh la tạo cảm giác lâng lâng, bay bổng.

Thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc

Đối với đồng bào Dao cũng có nhiều điệu múa nghi lễ chỉ dành cho đàn ông biểu diễn như múa dao, múa chuông, múa chạy cờ, múa rùa... Thạc sĩ Lê Công Luận, Phòng Quản lý di sản văn hóa (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ) cho biết, ở Phú Thọ, đồng bào Dao thường biểu diễn các điệu múa chuông, múa rùa, múa kiếm, múa cờ… trong Lễ Tết nhảy và Lễ Cấp sắc. Ở đó, các nghi lễ cúng tổ tiên đều có khấn tụng và nhảy múa được tổ chức liên tục suốt ngày. Nội dung các bài múa như là sự tái diễn quá trình Bàn Vương luyện binh kiếm để bảo vệ dân làng. (Bàn Vương là một nhân vật huyền thoại của người Dao).

Về điệu múa chuông có 2 hình thức múa: thầy cúng múa và mọi người cùng tham gia múa. Đầu tiên, hai ông thầy cúng đứng trước bàn thờ, tay phải cầm chuông lắc đi lắc lại từ trên xuống dưới rồi từ dưới lên trên, tay trái cầm ngửa que chèo chống nhẹ vào bụng, chân nhún nhẹ. Sau khi ông thầy cúng múa xong thì mọi người trong nhà cùng hòa theo nhịp trống, chiêng, kèn, xập xòe... múa theo vòng tròn đi ngược chiều kim đồng hồ. Mỗi người tham gia múa tay phải cầm chuông, tay trái cầm que vừa nhún bước lên, bước xuống vừa lắc chuông. Tốp này múa liên tục hết 2 - 3 bài hát thì lùi xuống nghỉ để tốp sau vào múa cho đến hết 18 bài.

Ngoài múa chuông, đồng bào Dao Quần Chẹt còn có điệu múa chạy rùa (còn gọi là múa bắt ba ba) trong Lễ Tết nhảy. Đội hình múa ba ba xếp lượn vòng nối đuôi nhau như múa chuông, ông thầy đi đầu. Khi múa, mọi người lúc đi, lúc chạy lom khom theo hình lượn vòng tròn quanh đàn cúng. Dưới sự chỉ huy của thầy cúng, đội múa diễn tả động tác bắt ba ba đem về mổ, băm, xào, nấu dâng lên Bàn Vương, thần thánh và tổ tiên. Theo quy định, trong mỗi đám Tết nhảy phải diễn 15 lượt động tác múa ba ba.

Những điệu múa tín ngưỡng trong các nghi lễ của các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Dao, Xơ Đăng nói riêng thể hiện khát vọng của con người mong muốn có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đồng thời thể hiện những quan niệm răn dạy mọi người về đạo đức, tình yêu thương, đoàn kết cộng đồng. Đây là những di sản văn hóa tinh thần quý giá của các dân tộc Việt Nam cần được bảo tồn, phát huy./.

Nguồn: quehuongonline.vn
Cùng chuyên mục
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn
Độc đáo thiên nhiên Xà Phìn

Thôn Xà phìn, xã Phương Tiến (Vị Xuyên, Hà Giang) là một bản nhỏ của người Dao nằm nép mình dưới dải núi Tây Côn...

"Mắt thần" trên đảo Bình Ba

Đóng quân ở độ cao hơn 200m so với mặt nước biển, dù trong bất cứ điều kiện khó khăn nào, những cán bộ, chiến...

Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách
Biển Đà Nẵng 'khoác áo mới' mời gọi du khách

Cuối tháng 3, biển Đà Nẵng trở nên nhộn nhịp, quyến rũ hơn. Các bãi biển Mỹ Khê, Mân Thái, Non Nước, Tiên Sa…cũng đã...

Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn

Hành trình khám phá tuyến du lịch kết nối Công viên địa chất (CVĐC) Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với CVĐC Non nước...

Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)
Đặc sắc lễ hội chọi bò ở huyện vùng cao Bảo Lâm (Cao Bằng)

Lễ hội chọi bò đã trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào các dân tộc thiểu số ở huyện miền...

Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối
Khám phá vẻ đẹp yên bình, hoang sơ của đảo Hòn Chuối

Hòn Chuối thuộc thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau, nằm cách đất liền gần 32 km về phía Tây.

Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ
Sin Suối Hồ mùa hoa dã quỳ

Chúng tôi lên Sin Suối Hồ vào mùa hoa dã quỳ. Màu hoa vàng trên những ngả đường làm cho cảnh làng bản thêm ấm...

Cột mốc nơi
Cột mốc nơi "trời thấp, đất cao"

Có lẽ, trên hành trình tìm đến những cột mốc mang dấu ấn đặc biệt trên bản đồ Tổ quốc, một trong những khoảnh khắc...

Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới
Vịnh Hạ Long lọt danh sách top 51 điểm đến đẹp nhất thế giới

Tạp chí quốc tế nổi tiếng Condé Nast Traveler vừa công bố 51 điểm đến đẹp nhất thế giới trong bình chọn được công bố...

Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc
Già làng hơn 30 năm bảo vệ đường biên, cột mốc

Mặc dù đã ở tuổi xưa nay hiếm, song già làng Thao Văn Sếnh (dân tộc Mông, bản Ché Lầu, xã Na Mèo, huyện Quan...

Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc
Chùa Trúc Lâm Đảo Trần - cột mốc văn hóa, tâm linh vùng biển đảo tiền tiêu Đông Bắc Tổ quốc

Ngày 25/10, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Ninh phối hợp với huyện Cô Tô tổ chức Lễ khánh thành giai đoạn...

Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu
Nét độc đáo trong Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu của người Thái ở Lai Châu

Lễ hội Kin lẩu khẩu mẩu, còn gọi là Lễ hội Cốm mới của đồng bào Thái trắng ở Lai Châu, diễn ra hằng năm...

Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023
Đảo ngọc Phú Quốc lọt top hòn đảo đẹp nhất châu Á năm 2023

Năm 2023 là năm thứ hai liên tiếp Phú Quốc được độc giả Condé Nast Traveler bình chọn trong top những hòn đảo đẹp nhất...

Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới
Những đường biên giới độc đáo nhất thế giới

Biên giới không chỉ là những đường kẻ trên bản đồ, chúng có thể là nguồn gốc của xung đột, chia rẽ, hợp tác và...

5 bức tường biên giới nổi tiếng
5 bức tường biên giới nổi tiếng

Mặc dù các bức tường biên giới có từ thời cổ đại nhưng chúng trở nên đặc biệt đáng chú ý trong thế kỷ 21...

Tin đọc nhiều
Tuyên truyền các quy định về khai thác hải sản cho ngư dân
Phòng tuyến góp phần ngăn chặn tàu cá khai thác hải sản trái phép
Hội đàm giữa Lai Châu và hai tỉnh Phông Sa Lỳ, U Đôm Xay
Dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc
Sẽ nâng cấp nhiều luồng hàng hải, kêu gọi vốn đầu tư các bến cảng biển
Phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu thành Trung tâm kinh tế biển Quốc gia
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban tại Việt Nam
Xuất nhập khẩu chính ngạch giữa Kiên Giang và Kampot đạt 256 triệu đô la Mỹ
Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 khảo sát tại tỉnh Sóc Trăng
Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
Kiều bào tại Hungary hướng về biển đảo quê hương
Cảnh sát biển Việt Nam tham dự Hội nghị Hội đồng điều hành ReCAAP lần thứ 18
Xung lực mới cho quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – New Zealand
Quảng Ninh xây dựng nền biên phòng toàn dân vững chắc
Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp
Việt Nam lên án hành vi bạo lực, vô nhân đạo trên các tuyến hàng hải quốc tế
Xây dựng đường biên giới Việt Nam-Trung Quốc hòa bình, hợp tác và phát triển
Nhận diện, phát triển “mũi nhọn” của Kiên Hải
Lào Cai-Vân Nam: Tuyến biên giới Việt-Trung hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển
Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Việt Nam và Thái Lan nhất trí phối hợp và cùng các thành viên ASEAN duy trì lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông
Khai mạc hội nghị Phát triển bền vững nuôi biển, nhìn từ Quảng Ninh
Khai mạc Triển lãm ảnh “Tổ quốc bên bờ sóng” tại Lào
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Việt Nam kêu gọi các bên liên quan cùng đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông
Sóc Trăng tuần tra kiểm soát chống khai thác IUU
Nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa và hiệu suất thông quan tại các cặp cửa khẩu trên đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc
Chủ tịch Quốc hội Phần Lan ủng hộ lập trường, quan điểm của ASEAN và Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Khám phá tuyến du lịch kết nối Non nước Cao Bằng với Cao nguyên đá Đồng Văn