28/02/2020 10:49
Với phương châm 4 cùng: “Cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc”, những cán bộ, chiến sĩ biên phòng trên khắp rẻo biên cương của Tổ quốc đã và đang cùng nhau khắc họa hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ, ở dân thương, địa phương tín nhiệm”.
Lên với các thôn, bản biên giới, đặc biệt là ở những địa bàn xa xôi, khó khăn… ở đâu đồng bào cũng nhắc đến những cán bộ, chiến sĩ biên phòng với rất nhiều tình cảm yêu mến, kính trọng. Không chỉ thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở biên giới, các chiến sĩ biên phòng còn tham gia tích cực vào việc giúp đồng bào xóa đói, giảm nghèo, từng bước loại bỏ các hủ tục lạc hậu…
Cán bộ Đồn biên phòng Phiêng Pằn vui đùa cùng bé Hoàng và bé Khoa - 2 em bé người dân tộc Xinh Mun được đồn nhận làm con nuôi
Những năm tháng thôn, bản chưa có giáo viên, người chiến sĩ biên phòng trở thành những thầy giáo quân hàm xanh, mang “con chữ” đến với bản làng, góp phần tích cực vào việc xóa mù chữ cho đồng bào. Tại những địa bàn mà trạm xá, bác sĩ còn chưa lên tới… các cán bộ biên phòng chính là những người ngược núi lên thăm khám, chữa bệnh, hướng dẫn bà con ăn ở vệ sinh, giữ gìn sức khỏe.
Trong lúc nhiều hộ đồng bào loay hoay với việc thoát nghèo, cán bộ biên phòng là những người sớm tối “cầm tay chỉ việc” giúp đồng bào biết cách chăm cây tốt hơn, chọn vật nuôi nào để phù hợp và cho hiệu quả kinh tế cao. Mỗi chuyến công tác lên với địa bàn, cán bộ chiến sĩ biên phòng cũng chính là những người gần gũi, giúp đồng bào hiểu ra rằng: Trẻ em phải được chăm sóc, được tới trường; thanh niên phải lo lao động, không kết hôn sớm; người già phải được yêu thương, kính trọng… Đảng và Nhà nước có rất nhiều chính sách chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), bà con phải chịu khó lao động sản xuất để cuộc sống ngày càng no ấm.
Bằng tình cảm thân thương và tấm lòng nhiệt huyết với biên giới, với đồng bào… những người chiến sĩ biên phòng và các đồn biên phòng đã và đang trở thành điểm sáng nơi biên giới; chiếm trọn niềm tin yêu của đồng bào./.
Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam, đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy...
28/04/2025 17:01
Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký ban hành Quyết định số 3944/QĐ-BVHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa...
11/12/2024 16:38
Ngày 16/11, UBND huyện Kiên Hải (Kiên Giang) tổ chức lễ Nghinh Thần tại Đình thần Nam Hải Đại Tướng quân, xã Lại Sơn, huyện...
17/11/2024 17:42
Được nghe nhiều về đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhưng chưa một lần đến, bởi vậy chúng tôi rất háo hức khi lần đầu có...
25/09/2024 17:33
Đối với người dân đảo Phú Quý (Bình Thuận), sam hương đã trở thành loại cây thân thuộc, có ý nghĩa vật chất, tinh thần...
19/09/2024 10:20
Ngoài các hang động nổi tiếng đã quen thuộc, Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) còn vô vàn hang Karst, bãi cát, áng, hồ tuyệt đẹp...
12/08/2024 17:15
Xanh biển, xanh rừng với cảnh quan hoang sơ, tươi đẹp và các giá trị đa dạng sinh học cao khiến cho bất cứ ai...
05/08/2024 17:01
Đến Kiên Giang, ngoài trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí đẳng cấp, du khách có thể khám phá vẻ đẹp của các...
17/07/2024 17:03
Ngày 11/7, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang Bùi Quốc Thái cho biết, tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) công bố...
13/07/2024 17:15
Nhắc đến du lịch biển Quảng Ninh thường chúng ta nghĩ ngay đến Hạ Long, Bãi Cháy, những điểm du lịch đã quá nổi tiếng...
12/07/2024 17:15
Lễ hội đình Trà Cổ: 'Cột mốc văn hóa' vùng biên của tỉnh Quảng Ninh
06/07/2024 16:42
Cảnh đẹp hoang sơ, vùng biển xanh ngắt và bãi cát mịn, xã đảo Nghi Sơn (thuộc thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá) đã...
04/07/2024 16:16
Lặn ngắm san hô được nhiều du khách lựa chọn khi nghỉ hè ở các vùng biển, với đa dạng dịch vụ. Dọc bờ biển...
24/06/2024 17:30
Ngày 17/6, phần lễ Nghinh Ông Nam Hải của lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ,...
18/06/2024 17:15